Kết cấu khối - chuỗi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong nước mỹ và vụ án (Trang 75 - 89)

Chương 3. Lối kết cấu cốt truyện

3.2. Kết cấu khối - chuỗi

Kết cấu Khối - Chuỗi là khái niệm khá xa lạ trong các công trình nghiên cứu về Kafka tại Việt Nam. Đây là khái niệm mới chỉ được đưa ra và diễn giải trong công trình Kafka - Vì một nền văn học thiểu số của Gilles Deleuze và Guattari, được nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Huy dịch. Theo Deleuze và Guattari thì Khối là vật và là từ thường xuyên xuất hiện trong nhật ký của Kafka, khi thì để chỉ những đơn vị biểu đạt, khi thì để chỉ những kết hợp về nội dung, khi thì để làm nổi bật những khuyết điểm, khi thì để làm nổi bật một đức hạnh” [24;216,217]. Còn kết cấu chuỗi là khái niệm kết hợp hai phương diện: “nó là kết chuỗi phát ngôn tập thể, nó là kết chuỗi máy móc của ham muốn” [24;241]. Kafka là người đầu tiên tháo dỡ hai phương diện này và kết hợp chúng.

Một trong những Khối của Nước MỹVụ án là đơn vị biểu đạt cho đức hạnh “tạo ra một khối b ng tất cả sức lực, nhưng khuyết điểm, đó cũng là thứ giả tạo, sáo mòn” [24;217]. Ở trong Nước Mỹ Vụ án, ta có thể thấy điều này qua những tình tiết liên quan đến Karl, đầu tiên là việc Karl muốn bảo vệ người thợ đốt lò, ban đầu Karl rất mạnh mẽ, kiên quyết đấu tranh giúp người thợ. Nhưng khi gặp được người bác và bị ông bác giục xuống tàu “Karl bật khóc trong lúc hôn bàn tay người thợ đốt lò và áp bàn tay nứt nẻ, gần như bất động ấy lên hai má mình như một bảo vật mà cậu phải từ bỏ” [21; 39].

Karl bỏ lại một mình người thợ đốt lọ ở đó với tên trưởng cơ khí Schubal - một tên vô lại luôn bạc đãi người Đức cùng đồng bọn của hắn. Tình cảm của Karl đối với người thợ đốt lò tưởng gắn bó thân thiết chẳng thể rời nhưng hóa ra lại nhạt nhẽo đến vô vị. Theo Kundera “Những cử chỉ của nhân vật không chỉ quá đáng, chúng còn không đúng chỗ. Karl mới biết người lái xe chưa đến một tiếng và chẳng có lý do gì để gắn bó với anh ta tha thiết thế. Và nếu cuối cùng ta tin r ng anh chàng trẻ tuổi mềm lòng vì lời hứa của một tình bạn trai, ta vẫn ngạc nhiên là một giây sau anh ta đã để người ta kéo mình đi xe anh bạn mới dễ dàng đến thế, chẳng chút kháng cự” [34;260].

Sự giả tạo, sáo mòn trong Nước Mỹ còn biểu hiện qua tình cảm của Pollunder đối với Karl. Khi mới gặp Karl thì ông ta rất quý Karl, mời Karl đến nhà chơi. Ngay ngày hôm sau ông ta đã đến đón Karl rồi, trên đường về nhà ông luôn có những cử chỉ quá mức thân mật đối với Karl “Ông Pollunder cầm tay Karl trong khi nói”, “Karl vui sướng tựa vào cánh tay ông Pollunder đang quàng quanh cậu”, “ông quàng tay quanh Karl, kéo cậu lại giữa hai chân ông” rồi thì “ông thường ôm siết Karl vào mình” [21;61,62,87,90]. Có thể nói ông ta chính là nguyên nhân gián tiếp khiến cho Karl bị đuổi khỏi nhà, và ông ta cũng đã biết r ng ông Green mang lá thư của ông bác đến thông báo về việc Karl bị đuổi khỏi nhà, vậy nhưng suốt cả bữa ăn và sau đó ông ta thản nhiên như không có việc gì xảy ra. Khi Karl ngỏ ý muốn về nhà sớm thì ông ta viện lý do không biết ô tô cùng người tài xế ở đâu nên không thể giúp Karl, còn bến xe lửa thì quá xa…Cuối cùng khi ông Green gợi ý Karl lên chào Klara thì Pollunder tán thành “phải đấy” với giọng “nghe là biết ngay những lời không xuất phát từ đáy lòng ông, ông yếu ớt để hai bàn tay chạm vào đường chỉ dọc ống quần, luôn tay cài và cởi cúc áo vét” [21;94]. Rõ ràng Pollunder chẳng đoái hoài hay tỏ ra thương cảm gì Karl, vậy mà trước đó ông ta lại tỏ ra quý mến Karl như tri kỉ. Bởi vậy mà Kundera đã nhận định r ng

“Ở Châu Mỹ (Nước Mỹ) của Kafka, ta ở trong một thế giới của những tình cảm không đúng chỗ, đặt sai chỗ, quá đáng, không thể hiểu được hay, ngược lại, thiếu vắng tình cảm một cách kỳ quặc” [34;260]. Những sự kết hợp giữa các khối như vậy đã xuất hiện trước đó ở Dickens và Kafka khâm phục sự kết hợp đó nhưng vẫn có sự dè dặt, ông cho r ng khối của Dickens là “Một thể thống nhất vô nghĩa tạo ra một ấn tượng dã man…Một sự vô tình đ ng sau phong cách tràn đầy cảm giác. Đó là khối biểu lộ đặc tính còn thô được gán ghép giả tạo vào từng nhân vật và nếu không có chúng thì có lẽ Dickens không đủ sức, dù chỉ một lần, leo nhanh lên công trình của mình” [22; 867]. Bởi vậy mà trong tác phẩm của Kafka, các khối được được thay đổi bản chất và chức năng “hướng tới sự sử dụng ngày càng giản dị và tinh tế” [24;217], với hai khối là khối vòng cung và khối mảng. Cả hai khối đều là có sự đứt đoạn, đây là lối viết đứt mảnh của Kafka, nó gắn liền với sự đứt đoạn và biểu đạt theo từng mảnh của ông “Sự đứt quãng cần thiết hơn đối với Kafka khi có sự biểu thị của một bộ máy siêu việt, trừu tượng và bị vật hóa. Chính trong nghĩa này mà cái vô hạn, cái giới hạn và đứt đoạn cùng thuộc về một phía”

[24;226], khối biểu thị cho sự vô tận - bị giới hạn - bị đứt đoạn - gần và xa, khối còn biểu thị cho cái hữu hạn - cận kề - liên tục - vô tận [24;216]

Bộ máy siêu việt chính là bộ máy luật pháp, bộ máy quyền lực của xã hội trong Nước MỹVụ án. Bộ máy quyền lực ấy đưa sự áp đặt từ một chủ thể thành sự phân chia đứt quãng tạo ra các khối đứt đoạn, với khoảng trống giữa hai khối, đó chính là công thức tha bổng trong Vụ án. Gọi là tha bổng nhưng “Tội trạng vẫn treo lơ lửng trên đầu ông anh với tất cả các hậu quả của nó có thể kéo dài nếu cấp trên can thiệp vào”, đó là kiểu tha tạm thời vì

“các quan tòa cấp dưới không có quyền tuyên bố tha hẳn, cái quyền ấy thuộc về tòa án tối cao mà cả ông anh, cả tôi, cả những người khác nữa, không ai với tới được” [22;247]. Sự tha bổng ấy chỉ là khoảng dừng giữa tha tạm và

hoãn vô thời hạn, cuối cùng thì kẻ phạm tội vẫn không thoát khỏi tội.

Deleuze và Guattari gọi đó là “Một cấu trúc thiên văn học” mà “truyện Vạn lý trường thành đã giải thích rõ điều này: kiểu phân mảng của trường thành là do hội đồng lãnh đạo yêu cầu, và các mảnh gợi dẫn tới sự siêu việt đế vương của một sự thống nhất bị che giấu, tới mức mà một số người nghĩ r ng trường thành bị đứt đoạn tìm thấy mục đích duy nhất của nó trong một cái Tháp” [24;226].

Khối mảng của bộ máy siêu việt càng được thể hiện rõ hơn khi K. nhận ra bản chất của nó, việc tha bổng chỉ là sự giả vờ thay thế cho việc hoãn lại vô thời hạn, còn bản chất thì vụ án vẫn diễn ra liên tục đến vô hạn. Luật pháp không có thật, có thể gọi là luật pháp hoang tưởng được thay thế b ng luật pháp phân liệt. Cách thức đó chính là biểu hiện của khối với sự hữu hạn - cận kề - liên tục - vô tận. Đó cũng chính là kết quả của sự liên tục đối với Kafka, sự liên tục mà đối với ông “dường như luôn luôn là điều kiện để viết, không chỉ là viết ra cuốn tiểu thuyết mà cả các truyện ngắn, chẳng hạn như truyện Bản án. Cái dở dang không còn là cái bị phân mảng nữa, mà là cái vô hạn” [14;227]. Sự liên tục ấy dường như cũng chính là khối biểu hiện cho bộ máy quyền lực, khối đó được thay đổi từ hình dạng này sang hình dạng khác. Nếu sự tha bổng của tòa là kết quả - là khoảng trống giữa tạm tha và hoãn vô thời giạn thì không gian trong Vụ án hay Nước Mỹ luôn có sự kề cận của các khối, chúng chỉ thay đổi dạng thức bên ngoài. Ban đầu chúng là các khối n m quanh vòng tròn (như kiểu tha bổng), sau đó chúng được xếp thẳng hàng cùng nhau.

Trong Nước Mỹ ta có thể thấy sự thay đổi như vậy từ ngôi làng có ngôi nhà của ông Pollunder tới không gian bên ngoài: ngôi nhà của ông Pollunder với kết cấu gồm nhiều phòng và những dãy hành lang dài hun hút, cùng với

đó là những cánh cửa kế cận nhau hoặc có những cánh cửa thông từ không gian này sang không gian khác “Karl đi qua một đoạn tường dài không có chiếc cửa nào, cậu không thể hình dung được đ ng sau nó là gì. Rồi cửa lại san sát nhau, cậu thử mở nhiều cái, thấy chúng đều khóa…Karl ngờ r ng mình đang không ngừng đi lòng vòng trong cùng cái hành lang hình tròn”.

Các khối đã thay đổi bởi điểm nhìn thay đổi “Mỗi một khối mảng có một cái lỗ hay một cái cửa mở ra trên đường hành lang, thường là rất xa cửa hoặc lỗ mở của khối tiếp theo thì tất cả các khối đều có cửa sau, những cửa này kề cận nhau. Đó chính là cái nghệ thuật vẽ địa hình đáng kinh ngạc nhất ở Kafka, và đó không chỉ là một môn địa hình học trong tinh thần: hai điểm hoàn toàn đối lập nhau lại tỏ ra có quan hệ với nhau, một cách kỳ dị ” [24;228].

Sự gặp gỡ của những cánh cửa tiếp tục được mô tả trong Vụ án với khoảng cách xa hơn nhưng cùng chung một sự gặp gỡ, đó là khi mở những cánh cửa của căn phòng của anh ở ngân hàng thì K. bắt gặp một căn phòng của tòa - nơi có một tên đao phủ (chương V - Tên đao phủ) đang trừng phạt hai tên thanh tra vì K. than phiền với tòa về thái độ của chúng. Vẫn là một mảng của khối với “dãy hành lang ngăn cách văn phòng của anh với cầu thang chính”, K. đi qua và “nghe thấy những tiếng thở dài thốt lên sau cánh cửa buồng lâu nay anh cứ tưởng đó chỉ là buồng để xếp các đồ vật cồng kềnh” [22;213,214]. Tiếp đó khi đến gặp họa sĩ tại “vùng ngoại ô ngược chiều với ngoại ô của các văn phòng tòa án” [22;229], vậy mà khi ra về, họa sĩ mở cánh cửa ra thì K. lại thấy “văn phòng tư pháp”, và chính xưởng vẽ của họa sĩ cũng n m trong khu vực của tòa. Lại là những hành lang dài, và cánh cửa của căn phòng họa sĩ lại n m cùng với trụ sở của tòa. Điều này rõ ràng có sự mâu thuẫn với câu “vùng ngoại ô ngược chiều với ngoại ô của

các văn phòng tòa án” ở trên, nhưng đặt vào trong tác phẩm của Kafka thì không có gì lạ khi “hai khối được đặt trên cùng một đường liên tục và vô tận có những cánh cửa sau kề cận nhau, và những cánh cửa này khiến cho chúng thành ra kề cận”. Đơn giản hơn đó là những dãy hành lang gấp khúc, cánh cửa có thể bị hạ thấp hơn hành lang như trong ngôi nhà của Pollunder (Nước Mỹ), cách bố trí đó làm cho nhân vật ngạc nhiên “và tiếp theo, đường hành lang, cái đường thẳng vô tận dành cho những sự ngạc nhiên khác, bởi vì, trong một chừng mực nào đó, nó có thể kết hợp với nguyên tắc của đường tròn đứt quãng và cái tháp (tương tự như ngôi làng trong Nước Mỹ, hoặc Lâu đài gồm có một cái tháp, cùng với một tập hợp những ngôi nhà nhỏ liền hề nhau)”

[24;229]. Đây chính là cấu trúc phân mảng của những khối theo hình vòng cung - các khối bị chia cách được bố trí thành hình vòng cung của một vòng tròn đứt đoạn và các khối được phân mảng rõ, xếp thẳng hàng với nhau trên một đường thẳng vô tận. Kiến trúc về hai kiểu khối được Deleuze và Guattari cụ thể hóa b ng hai sơ đồ sau:

Tòa tháp Các khối đứt đoạn

Sơ đồ 1:

Sơ đồ 2:

Trong đó trạng thái của hai khối kiến trúc này là:

Sơ đồ 1 Sơ đồ 2

Nhìn từ trên cao hoặc nhìn từ dưới thấp Nhìn từ trước mặt, từ hanh lang

Những cầu thang Trần thấp

Chụp từ trên xuống hoặc hất từ dưới lên Góc lớn và góc sâu của trường Sự đứt quãng của các khối vòng cung Sự vô tận của hành lang bên trong

Mô hình thiên văn Mô hình đường bộ hoặc đường hầm

Xa và gần Cách xa và kề cận

Hai kiểu kiến trúc của hai khối này chính là hai kiểu “quan liêu” (theo cách dùng từ của Deleuze và Guattari), kiểu quan liêu cũ và mới, trong đó

Các cửa kế cận

Các khối các mảng các

Hành lang

Các cửa cách xa nhau

“kiểu quan liêu cũ là của đế quốc Trung Hoa chuyên chế, kiểu quan liêu mới là của của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội” [24;221]. Nói cách khác hai khối này chính là hai bộ máy chuyên chế xã hội qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử xã hội loài người. Một bộ máy thì tập trung quyền lực xung quanh vòng tròn là bộ máy quan lại của triều đình phong kiến xưa, còn một bộ máy thì trải đều quyền lực khắp các tổ chức, cơ quan là kiểu bộ máy chính trị của xã hội hiện đại. Nhưng dù là kiểu quan liêu nào thì giữa chúng cũng có sự giao thoa quyền lực bởi kiểu quan liêu mới được sinh ra từ kiểu quan liêu cũ “nó khôi phục lại chúng, làm biến đổi chúng b ng cách mang lại cho chúng một chức năng hoàn toàn thời sự. Đấy là lý do tại sao cả hai trạng thái kiến trúc cơ bản là cùng tồn tại, Kafka miêu tả sự tồn tại này trong phần lớn các văn bản của ông: trạng thái này hoạt động ở trong trạng thái kia, và ở trong thế giới hiện đại. Sự chồng chất của các tầng trời xếp theo thứ bậc, và sự kề cận của văn phòng gần như là ngầm dưới đất” [24;221]. Song các bộ máy luật pháp này khi xa khi gần bởi những thông điệp mà nó gửi đến, như trong Nước Mỹ thì đó là bức thư mà ông bác Jakcob gửi cho Karl vào lúc mười hai giờ đêm, như một lời phán xét đối với Karl, còn trong Vụ án là những thông điệp mà họa sĩ cho K. biết về sự tha bổng giả vờ. Bên cạnh đó là khoảng cách“cách xa và cận kề” của các văn phòng. Các gian phòng trong Nước MỹVụ án đều cách xa nhau, phòng này cách xa phòng kia bởi hành lang ngăn cách chúng nhưng lại cận kề nhau bởi những cánh cửa phía sau kết nối chúng với nhau trên cùng một trục đường. Vấn đề này được làm nổi bật hơn qua một truyện ngắn là tác phẩm ngắn nhất của Kafka là truyện Làng gần nhất: đó là ngôi làng kề cận mà lại cách xa đến mức chàng trai dành cả cuộc đời cũng chưa chắc đã đi được tới đó. Sự việc ấy như sự lặp lại câu chuyện K. đi tìm tòa án tối cao và người có chức vụ cao nhất của tòa, nhưng K đi tìm mãi cũng không thể chạm tới hai đối tượng này.

Trong Nước MỹVụ án ta còn gặp một dạng khối khác đó là khối tuổi thơ, khối tuổi thơ là khối được vận hành theo nghĩa “là đời sống thực duy nhất của đứa trẻ; nó tạo ra sự giải lãnh thổ hóa; nó chuyển động trong thời gian”

[24;221]. Sự vận động của khối này trong hai tác phẩm của Kafka đó là việc xây dựng các mảng kề cận: một sự trở thành trẻ con của người lớn diễn ra trong người lớn và một sự trở thành người lớn của trẻ con diễn ra trong đứa trẻ. Ta bắt gặp điều đó ở trong Nước Mỹ khi Karl bị Klara đè lên người và đe dọa, lúc này Karl chỉ biết n m im chịu trận “Karl hoàn toàn không có khả năng làm gì khác hơn là đớp đớp không khí, trong khi nàng đưa tay kia lên má cậu, vuốt như để thử nghiệm, rồi rút tay về, cứ tiếp tục như thế và bất cứ lúc nào cũng có thể giáng xuống một bạt tai”. Lúc này Karl và Klara hệt như những đứa trẻ trong thân thể của người lớn với cách cư xử và phản ứng như trẻ con, hoạt động của Klara - như chúng tôi đã trình bày - còn có phần quái gở, ám ảnh. Khối tuổi thơ bộc lộ rõ hơn trong Vụ án với những tình tiết như những tên thanh tra bị tên đao phủ trừng phạt trong căn phòng ở ngân hàng, chúng kêu la như những đứa trẻ bị đánh đòn; Còn những viên chức cũng được nhận định là “đôi lúc về nhiều mặt xử sự như trẻ con” [22;211]. Ngược lại, những đứa trẻ ở nhà họa sĩ Titoreli lại biến thành những người của tòa, như những người lớn tham gia vào vụ án, có quyền hành luật pháp trong tay. Khối tuổi thơ lặp đi lặp lại trong sáng tác của Kafka tạo thành thứ trò hề phân liệt, biến nhân vật thành những con rối trong trò hề ấy.

Cùng với kết cấu lắp ghép, kết cấu khối, kết cấu chuỗi cũng là một trong thành công của Kafka trong nghệ thuật xây dựng đổi mới kết cấu truyện. Kết cấu chuỗi như chúng tôi đã trình bày ở trên đó là hai phương diện: kết chuỗi phát ngôn tập thể và kết chuỗi máy móc ham muốn (Ham muốn ở đây theo Deleuze và Guattari đó là ham muốn về tình dục, ham muốn quyền lực và ham muốn vật chất). Kafka đã kết hợp hai phương diện đó “giống như là

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong nước mỹ và vụ án (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)