Khảo sát địa hình

Một phần của tài liệu Cầu dân sinh Phần 1: Chỉ dẫn thiết kế (Trang 159 - 165)

ĐƠN VỊ TRỊ SỐ

6. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

6.4 Khảo sát địa hình

- Thủy chuẩn kỹ thuật: .... km;

- Thiết lập hệ thống mốc tim dự án (tim cầu) theo hệ giả định;

- Lập mốc cao độ: 2 mốc;

- Lập cọc dấu tim cầu: 4 mốc;

- Thiết lập mỗi bờ 1 cọc mốc tim cầu;

- Lập bình đồ khu vực cầu và khu vực tuyến đầu cầu để kết nối với đường dân sinh gần nhất, phạm vi:

 Đối với cầu có chiều dài ≤ 100m, lập bình đồ tỷ lệ 1/200, các cầu chiều dài lớn hơn lập bình đồ tỷ lệ 1/500.

+ Đo về mỗi phía thượng, hạ lưu cầu 50m;

+ Đo từ bờ sông về mỗi phía 150m;

Khối lượng (Ví dụ cầu dài 100m)

 Bình đồ cầu tỷ lệ: 1/200.

+ Trên cạn: 300m x 100m = 30.000m2 = 3,00ha;

+ Dưới nước: 100m x 100m = 10.000m2 = 1,00ha;

- Đường kết nối dự kiến tạm tính 200m mỗi phía bờ sông cho tất cả các cầu;

- Đo trắc dọc tim cầu, trắc dọc tuyến hai đầu cầu trong phạm vi lập bình đồ cầu:

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 6

L=400m = 0,40km

- Đo trắc ngang tuyến đầu cầu và hệ thống đường kết nối:

38TN x 40m/TN = 1520m = 1,52km

Với các cầu trên đường xã hoặc thôn có thể thực hiện khảo sát địa hình theo phương án sau:

6.4.1 Lập hệ thống cọc mốc tim cầu

Căn cứ thỏa thuận với từng địa phương, sử dụng GPS cầm tay đặt theo hệ VN2000 và kinh tuyến quy định (từng địa phương) đánh dấu vị trí cầu, xây dựng mỗi bờ 01 cọc lấy tọa độ giả định và cao độ tương đối theo khu vực để có căn cứ gắn vào bản đồ theo dõi tổng thể sau này.

Trình tự (ví dụ) như sau:

- Giả sử + Cọc dự kiến số 1 đo được tọa độ: X = 1980922 Y = 480392 H = 125m + Cọc dự kiến số 2 đo được tọa độ: X= 1980813

Y= 480560

+ So sánh thêm giá trị độ cao vùng khảo sát trên bản đồ để lấy giả định độ cao tương đối của khu vực kết hợp giá trị đọc được trên GPS sơ bộ;

+ Phương vị tính từ tọa độ GPS là: 122d58’33”;

+ Khoảng cách giữa 2 cọc đã xây dựng đo được chính xác bằng máy toàn đạc điện tử (độ chính xác của đường chuyền cấp 2) là: 200,123;

+ Chênh cao giữa 2 cọc đo bằng thủy chuẩn chính xác (độ chính xác thủy chuẩn kỹ thuật) là: +2,135m.

- Cách giả định như sau:

+ Điểm số 1 sẽ là điểm giả định gốc (X = 1980922,000; Y = 480392,000);

+ Phương vị từ điểm 1 sang điểm 2 sẽ là phương vị giả định gốc (=122d58’22”);

+ Cao độ tại điểm số 1 sẽ là cao độ giả định gốc (H = 125,000m).

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 7

- Căn cứ từ điểm giả định gốc tính cho điểm số 2 thông qua giá trị đo đạc cạnh và chênh cao chính xác, cụ thể như sau:

X2 = 1980922,000 + (200,123 x cos 122d58’22”) = 1980813,085 Y2 = 1980922,000 + (200,123 x sin 122d58’22”) = 480559,889

(Ghi chú: giá trị cạnh tính trên mặt phẳng, không tính hiệu chỉnh theo VN2000 để thuận tiện cho các công tác định vị và khảo sát sau này)

- Kết quả giả định + Cọc số 1 tọa độ: X = 1980922,000 Y = 480392,000 H = 125,000m + Cọc số 2 tọa độ: X = 1980813,085

Y = 480559,889 H = 127,135m

- Kết quả giá trị giả định cho hệ thống mốc khống chế tim cầu sẽ là căn cứ cho toàn bộ dự án;

- Xây dựng cọc mốc tim cầu bằng bê tông tim gắn sử chữ thập, mốc lựa chọn đặt trên nền đất ổn định để sử dụng trong suốt quá trình định vị thi công sau này và làm căn cứ cho toàn bộ quá trình khảo sát cho dự án.

- Mốc tim cầu xây dựng với độ chính xác tương đương đường chuyền cấp 2, cao độ tương đương cấp kỹ thuật:

+ Mặt mốc 20cm x 20cm + Đáy mốc: 25cm x 25cm;

+ Chiều sâu: 40cm + Bê tông: M200

- Tên trên mặt mốc ghi tên cầu (viết tắt), số hiệu mốc, ngày tháng năm lập mốc, đơn vị lập;

- Ngoài hệ mốc tim cầu tại vị trí thỏa thuận mỗi cầu nên xây dựng 02 mốc độ cao (mỗi bờ 01 mốc) cùng hệ với mốc tim cầu và dự án ngoài khu vực ổn định để khống chế độ cao thi công cho dự án (có gắn lên bình đồ để thuận tiện kiểm soát, các mốc này cho phép gắn lên các vật chuẩn ổn định lâu dài và phải được ghi chép, sơ họa đánh dấu cẩn thận để tránh nhầm lẫn cho công tác thi công sau này), giá trị độ cao được đo dẫn từ mốc giả định của dự án;

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 8

- Độ cao kỹ thuật ước tính đối với cầu ≤ 100m là: 0,20km/cầu;

- Độ cao kỹ thuật ước tính đối với cầu > 100m là: 0,30km/cầu;

- Độ cao kỹ thuật ước tính đối với cầu > 200m là: 0,40km/cầu.

6.4.2 Lập hệ cọc dấu tim cầu

Để thuận tiện trong công tác khôi phục hệ thống cọc cầu (tim của dự án) sau này khi xây dựng hệ thống cọc mốc tim cầu cần thiết xây dựng hệ thống cọc dấu vuông góc hoặc không vuông góc với tim dự án (tại vị trí mốc cầu cần dấu) và được thể hiện trong hồ sơ (tham khảo hình vẽ mẫu).

6.4.3 Lập bình đồ khu vực dự án

Tiêu chuẩn áp dụng 22 TCN 263-2000 và 96 TCN 43-90

- Trên cơ sở tim dự án (tim cầu) đã xác định trên thực địa tiến hành đo vẽ bình đồ theo các tỷ lệ quy định đối với từng loại cầu;

- Phạm vi đo vẽ theo quy định như đã nêu ở phần trên (cầu ≤100m, cầu >100m) tương ứng với các tỷ lệ 1/200, 1/500;

- Ngoài các yêu cầu kỹ thuật chung theo quy trình quy phạm khảo sát, cần đảm bảo để bình đồ thể hiện đầy đủ các địa hình, địa vật sau đây:

+ Cọc mốc khống chế của dự án, cọc mốc tim cầu, cọc tuyến, mốc độ cao…;

+ Địa giới hành chính phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố)…;

+ Vị trí các đường giao cắt với tuyến đường khảo sát;

+ Các công trình nhân tạo quan trọng như: mương máng thuỷ lợi, đường điện cao thế, v.v...;

+ Những địa vật quan trọng như: các di tích lịch sử, đền thờ, miếu, đình chùa, cây cổ thụ, nghĩa trang, nghĩa địa v.v…;

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 9

+ Đối với các loại đường hiện có cần phải ghi đầy đủ chiều rộng nền, mặt đường và loại kết cấu áo đường;

+ Các công trình nổi, ngầm: các đường cấp thoát nước, điện, xăng dầu, thông tin tín hiệu …;

+ Mật độ điểm tuân thủ theo quy trình, quy phạm (tỷ lệ của từng loại bình đồ) và đầy đủ địa hình thay đổi có kết hợp các điểm đo đạc trắc ngang tuyến đầu cầu vào bình đồ.

Bình đồ được khảo sát đo đạc theo 2 phương pháp:

- Phương pháp 1:

+ Trên cạn đo đạc theo phương pháp toàn đạc với máy toàn đạc điện tử và gương sào, ghi nhận dữ liệu vào bộ nhớ thiết bị đo đạc (dạng file mềm);

+ Dưới nước đo đạc theo phương pháp toàn đạc kết hợp giữa máy toàn đạc và máy đo sâu hồi âm, đối với các khe cạn có thể sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp từ máy và gương sào.

- Phương pháp 2:

+ Đối với khu vực quá khó khăn không sử dụng được phương pháp Toàn đạc thì bình đồ được đo đạc theo phương pháp RTK với máy thu vệ tinh 2 tần số (trạm base và rover);

+ Bình đồ trên các bản vẽ máy tính được thể hiện riêng biệt các loại đường nét theo qui định, các màu, lớp… thuận tiện cho công tác lập dự án.

Sai số tham chiếu:

- Độ chính xác của bản đồ địa hình được đặc trưng bởi sai số trung phương tổng hợp của vị trí mặt bằng và độ cao của điểm địa vật và địa hình và được quy định là:

+ mp = 0,3mm x M (đối với khu vực xây dựng); ~ 0,30m;

+ mp = 0,4mm x M (đối với khu vực ít xây dựng); ~ 0,40m;

+ mH trong khoảng từ

3

1 h đến

4

1 h (h là khoảng cao đều đường đồng mức 1m).

trong đó: h là khoảng cao đều của đường đồng mức;

- Độ chi tiết của bản đồ địa hình được đặc trưng bơi mức độ đồng dạng của các yếu tố biểu diễn trên bản đồ so với hiện trạng của chúng ở trên mặt đất;

- Độ đầy đủ của bản đồ được đặc trưng bơi mức độ dầy đặc của các đối tượng cần đo và có thể biểu diễn được trên bản đồ, nó được biểu thị bằng kích thước nhỏ nhất của đối tượng và khoảng cách nhỏ nhất giữa các đối tượng ở thực địa cần được biểu diễn trên bản đồ.

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 10

(Khối lượng thực hiện xem bảng tổng hợp)

6.4.4 Đo mặt cắt dọc tim cầu, tim tuyến 2 đầu cầu treo

- Trên cơ sở cọc mốc tim cầu đã xây dựng và hệ thống cọc tim tuyến đã định trắc trên thực địa, tiến hành đo đạc mặt cắt dọc tim cầu có kết hợp trên cung mặt cắt với trắc dọc tuyến 2 đầu cầu thành 1 mặt cắt thống nhất của toàn dự án.

- Mặt cắt tim cầu được quy định đo theo tỷ lệ cho tất cả các loại chiều dài như sau:

+ Tỷ lệ cao: 1/50; Tỷ lệ dài: 1/500;

- Chiều dài mặt cắt tim cầu đo hết phạm vi lập bình đồ cầu và tuyến 2 đầu cầu.

6.4.5 Đo đạc trắc dọc, trắc ngang tuyến đầu cầu a. Đo đạc trắc dọc tuyến

- Trắc dọc tuyến đo kết hợp cùng hệ thống mặt cắt dọc tim cầu và được đo theo tỷ lệ như sau: Tỷ lệ cao: 1/50; Tỷ lệ dài: 1/500;

- Trắc dọc tuyến thể hiện sự thay đổi của địa hình, bao gồm cọc tại lý trình chẵn 25m, cọc chủ yếu của đường cong, cọc công trình dọc tuyến, cọc giao cắt và cọc thay đổi địa hình (toàn bộ các cọc đã được định nghĩa ở trên);

- Độ cao các cọc tim tuyến xác định bằng phương pháp thủy chuẩn hình học, cao độ được dẫn từ các mốc khống chế bố trí dọc tuyến.

Sai số tham chiếu trắc dọc:

- Độ chính xác đo chiều dài trắc dọc theo tuyến với độ chính xác tương hỗ giữa 2 cọc liền kề L/L ≤ 1/2000, độ chính xác đo góc cực m ≤ ± 30”;

- Độ chính xác đo chênh cao fh ≤ ± 50mm L ; (Khối lượng thực hiện xem bảng tổng hợp) b. Khảo sát trắc ngang tuyến đầu cầu

- Trắc ngang đo vẽ với tỷ lệ 1/200 và được đo vẽ tại tất cả các cọc tim tuyến;

- Phạm vi đo vẽ trắc ngang từ tim tuyến sang mỗi 30m;

- Căn cứ vào các cọc tim tuyến đã được định trắc ngoài thực địa tiến hành đo trắc ngang tuyến theo các phương pháp như sau:

Phương pháp 1:

- Từ các cọc định trắc, đặt máy tại tim tuyến và hướng máy tới cọc tim tuyến tiếp theo mở vuông góc với hướng tuyến, sử dụng máy toàn đạc điện tử và gương sào đo trắc ngang từ tim tuyến về hai phía cho đến hết phạm vi yêu cầu đo trắc ngang;

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 11

- Số liệu đo trắc ngang có thể lưu bằng 2 phương pháp (bằng ghi chép, sơ họa vào sổ sách hiện trường hoặc lưu trực tiếp trên bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử).

Phương pháp 2:

- Tại hai đầu giới hạn của trắc ngang sẽ được tính tọa độ (định vị 2 cọc có tọa độ để cắm cọc tạm dóng hướng) đo đạc trực tiếp với máy toàn đạc điện tử và gương sào, nhưng máy không đặt trực tiếp tại tim tuyến. Người cầm gương tự dóng hướng theo cọc định sẵn vuông góc và đi về hai phía của trắc ngang cho đến hết phạm vi yêu cầu đo trắc ngang;

- Số liệu đo trắc ngang tương tự như đã nêu ở trên là có thể lưu bằng 2 phương pháp (bằng ghi chép sổ sách hiện trường hoặc lưu trực tiếp trên bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử);

- Mật độ điểm chi tiết trên trắc ngang đảm bảo phản ánh đầy đủ địa hình đặc trưng nhất hai bên tuyến (đảm bảo cho công tác tính toán khối lượng sau này) và với yêu cầu điểm <10m, tốt nhất là khoảng 5m hoặc nhỏ hơn nếu địa hình thay đổi liên tục.

Sai số tham chiếu trắc ngang:

- Độ chính xác đo khoảng cách đo giữa 2 điểm chi tiết liền kề D/D ≤ 1/200;

- Độ chính xác đo chênh cao fh ≤ ± 100mm D , D chiều dài tuyến đo tính theo đơn vị 100m;

- Dưới ruộng lúa bùn lầy, ao hồ và đồi cây rậm rạp, mấp mô sai số kiến nghị nhân 2 đến 3 lần.

Một phần của tài liệu Cầu dân sinh Phần 1: Chỉ dẫn thiết kế (Trang 159 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(328 trang)