Khảo sát địa chất công trình

Một phần của tài liệu Cầu dân sinh Phần 1: Chỉ dẫn thiết kế (Trang 166 - 169)

ĐƠN VỊ TRỊ SỐ

6. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

6.6 Khảo sát địa chất công trình

Công tác khảo sát địa chất công trình được tiến hành với các nội dung sau:

6.6.1 Vị trí lỗ khoan, hố đào

- Vị trí lỗ khoan/ hố đào được thống nhất giữa đơn vị thiết kế và đơn vị khảo sát tại hiện trường;

- Sau khi xác định, vị trí lỗ khoan/ hố đào được đánh dấu lại bằng cọc gỗ và xác định trên bình đồ (tọa độ, cao độ).

6.6.2 Công tác khoan

- Công tác khoan nhằm mục đích xác định địa tầng, đặc điểm địa chất của khu vực

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 13

khảo sát và lấy các loại mẫu đất, đá thí nghiệm;

- Sử dụng thiết bị khoan tay hoặc máy UKБ12-25, năng lực thiết bị đảm bảo phù hợp với yêu cầu chiều sâu khoan, lấy mẫu…;

- Quá trình khoan được thực hiện đến độ sâu để thực hiện công tác lấy mẫu theo yêu cầu kỹ thuật của nhiệm vụ khảo sát;

- Trước khi lấy mẫu, làm sạch đáy lỗ khoan rồi xác định chiều sâu lỗ khoan;

- Quá trình khoan khảo sát được ghi chép vào nhật ký khoan. Trong nhật ký khoan khảo sát ghi tên lỗ khoan, chiều sâu gặp và kết thúc lớp đất, chiều dày lớp đất, chiều sâu lấy mẫu, trạng thái, mầu sắc của đất; cao độ, toạ độ lỗ khoan, tên người theo dõi, ngày tháng bắt đầu và kết thúc lỗ khoan;

- Sau khi nghiệm thu, các lỗ khoan được lấp lại theo quy định trong quy trình khoan thăm dò địa chất TCVN9437-2012;

- Xác định mực nước ngầm ổn định trong các lỗ khoan (nếu có);

- Điều kiện kết thúc lỗ khoan: khoan hết chiều sâu dự kiến hoặc gặp đá.

6.6.3 Điều kiện kết thúc lỗ khoan

- Trong trường hợp khoan chưa hết chiều sâu dự kiến mà gặp các lớp đất dính có số SPT N 30; đất rời có N50 thì chiều sâu khoan sẽ kết thúc khi khoan vào địa tầng này từ 10÷12m;

- Trong trường hợp khoan vào đá gốc (không phải đá vôi) lỗ khoan được phép kết thúc khi khoan vào đá liền khối 5m;

- Trong trường hợp khoan vào đá vôi lỗ khoan được phép kết thúc khi khoan vào đá 8m.

Tất cả các lỗ khoan khi khoan hết chiều sâu dự kiến mà không đạt yêu cầu trên thì báo cáo Chủ nhiệm thiết kế và Chủ đầu tư để quyết định chiều sâu dừng khoan.

6.6.4 Công tác đào

- Công tác đào nhằm mục đích xác định địa tầng, đặc điểm địa chất của khu vực khảo sát và lấy các loại mẫu đất thí nghiệm;

- Sử dụng nhân lực với các công cụ như: cuốc, xẻng, xà beng …;

- Phát quang khu vực dự kiến đào hố, đào hố với vách dựng đứng, giật cấp khi độ sâu hố đào từ 1,5m trở đi;

- Mô tả các lớp đất gặp trong hố đào, nếu gặp đá, mô tả loại đá, tình trạng nứt nẻ

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 14

phong hóa của đá;

- Điều kiện kết thúc hố đào: đào hết chiều sâu dự kiến hoặc gặp đá.

6.6.5 Lấy mẫu đất

- Công tác lấy mẫu được thực hiện để thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu vật lý và cơ học của các lớp đất nền;

- Sử dụng thiết bị: Ống mẫu mở đôi đường kính 91mm (lấy trong lỗ khoan), ống nhựa đường kính 91mm (lấy mẫu nguyên dạng trong hố đào);

- Đối với công tác khoan: Trước khi lấy mẫu lỗ khoan được làm sạch và đảm bảo không ảnh hưởng đến tầng đất định lấy mẫu, tránh làm mất tính nguyên trạng của mẫu;

- Đối với công tác đào: Đào tới độ sâu lấy mẫu, làm phẳng bề mặt đất, đặt ống nhựa lên và tiến hành đóng mẫu theo phương thẳng đứng;

- Tất cả các mẫu nguyên trạng được dán kín ngay sau khi lấy để giữ ẩm. Đầu của ống mẫu được dậy nắp và cố định bằng băng dính;

- Các mẫu có etiket dán vào hộp mẫu, trên etiket có ghi ký hiệu mẫu, tên lỗ khoan, ngày lấy, người lấy, độ sâu và ghi trạng thái, màu sắc đất;

- Mẫu đất nguyên trạng và không nguyên trạng được lấy theo đúng Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình TCVN9437-2012;

- Công tác bảo quản và vận chuyển mẫu đất đá tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 2683- 2012.

6.6.6 Điều tra vật liệu xây dựng

- Điều tra thông tin về nguồn vật liệu xây dựng tại địa phương (cát, đá, sỏi) phục vụ công tác thi công xây dựng công trình: loại vật liệu, nơi khai thác/ bãi tập kết của nhà cung cấp, chất lượng vật liệu, khoảng cách từ bãi tập kết vật liệu tới công trình;

- Làm việc với chính quyền địa phương để có sự xác nhận về các thông tin điều tra về nguồn vật liệu xây dựng.

6.6.7 Thí nghiệm trong phòng

- Tất cả các mẫu được thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;

- Các chỉ tiêu thí nghiệm sẽ do Chủ trì khảo sát địa chất đề xuất và Chủ nhiệm thiết kế chấp thuận;

- Phân loại đất theo tiêu chuẩn TCVN 5747:1993.

Nhiệm vụ Khảo sát thiết kế - Bước thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) Trang 15

Mẫu nguyên dạng:

- Xác định: thành phần hạt P(%), độ ẩm tự nhiên (W), dung trọng tự nhiên (), khối lượng riêng (), giới hạn chảy (WL), giới hạn dẻo (WP), hệ số nén lún (a), cường độ kháng cắt (C,  - theo phương pháp cắt nhanh trực tiếp).

Mẫu không nguyên dạng:

- Đối với đất dính: P(%), , W, WL, WP;

- Đối với đất rời: P(%), , góc nghỉ khô (d), góc nghỉ ướt (w), hệ số rỗng lớn nhất (max), hệ số rỗng nhỏ nhất (min).

6.6.8 Yêu cầu thí nghiệm đối với mẫu lấy trong lỗ khoan

Tất cả các mẫu được thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, các chỉ tiêu không có tiêu chuẩn Việt Nam thì thí nghiệm theo tiêu chuẩn nước ngoài.

Số mẫu thí nghiệm sẽ được lựa chọn và các chỉ tiêu thí nghiệm sẽ do Chủ nhiệm khảo sát địa chất đề xuất và Chủ nhiệm thiết kế chấp thuận.

- Mẫu nguyên dạng: Xác định: thành phần hạt (P%), độ ẩm thiên nhiên (W), dung trọng thiên nhiên (), khối lượng riêng (), giới hạn chảy (WL), giới hạn dẻo (WP), hệ số nén lún (a), cường độ kháng cắt (C,  - theo phương pháp cắt nhanh trực tiếp); nén cố kết (tối thiểu đến cấp áp lực 8kG/cm2), nén 3 trục sơ đồ UU+CU, hàm lượng hữu cơ – đối với đất yếu; nén 1 trục nở hông - đối với lỗ khoan cầu;

- Mẫu phá huỷ:

+ Đối với đất dính: P(%), , WL, WP, W;

+ Đối với đất rời: P(%), , góc nghỉ khô (k), góc nghỉ bão hoà (bh), hệ số rỗng lớn nhất (max), hệ số rỗng nhỏ nhất (min);

- Mẫu đá: Xác định: , , cường độ kháng nén ở hai trạng thái khô và bão hoà;

- Mẫu nước: Phân tích thành phần hoá học theo phương pháp rút gọn (K+ Na+);

Ca2+; Mg2+; Fe3+; S2O4-

Một phần của tài liệu Cầu dân sinh Phần 1: Chỉ dẫn thiết kế (Trang 166 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(328 trang)