Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu định tính
- Năng lực quản lý, điều hành của BQLDA.
Năng lực quản lý, điều hành của BQLDA là chỉ tiêu nghiên cứu liên quan đến trình độ, năng lực công tác của ban lãnh đạo BQLDA cũng như cán bộ, công - nhân viên công tác tại Ban. Chỉ tiêu này cho biết trình độ, năng lực của nhân sự BQLDA có đáp ứng được các yêu cầu công việc của dự án hay không. Trong luận văn, tác giả sử dụng các kết quả điều tra khảo sát để mô tả giá trị của chỉ tiêu, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về năng lực quản lý, điều hành của BQLDA.
Các kết quả nghiên cứu hướng đến mô tả các giá trị như: trình độ chuyên môn của
Giám đốc BQLDA; năng lực chuyên môn, khả năng xử lý biến cố của cán bộ, nhân viên BQLDA; phương hướng của BQLDA trong nâng cao năng lực cán bộ.
- Công tác tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu thi công dự án.
Công tác tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu thi công dự án là một bước trong quá trình thực hiện quản lý dự án, ảnh hưởng đến quản lý tiến độ thi công dự án, các công trình thuộc dự án nói riêng. Các kết quả đấu thầu cho ra được các nhà thầu có đủ năng lực, đáp ứng được các yêu cầu của dự án. Khi nghiên cứu về công tác đấu thầu của BQLDA, luận văn tập trung vào tình công khai, minh bạch của công tác đấu thầu. Dựa trên các kết quả điều tra khảo sát để mô tả những điểm đạt và chưa đạt của công tác đấu thầu của BQLDA: ước lượng mức độ hài lòng của các nhà thầu với sự công khai, minh bạch trong đấu thầu; ước lượng tính đúng, đủ của quy trình đấu thầu do BQLDA thực hiện.
- Cơ chế phân cấp quản lý từ cơ quan quản lý nhà nước cấp cao nhất xuống đến chủ đầu tư.
Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa đánh giá mức độ phân quyền của các bên tham gia dự án, trên cơ sở đó đánh giá trách nhiệm, vai trò của từng bên, đặc biệt là BQLDA trong quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của dự án. Giá trị của chỉ tiêu này được lượng hóa thông qua kết quả điều tra khảo sát về các tiêu chí như: mức độ phân quyền trong thực thi, quản lý tiến độ thi công dự án; khả năng can thiệp của BQLDA đối với các biến cố.
- Tính tương tác giữa các chủ thể tham gia dự án trong quá trình quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của dự án.
Là chỉ tiêu đánh giá mức độ phối hợp của các bên tham gia dự án trong quá trình thực thi, quản lý tiến độ dự án. Trong đó, BQLDA đóng vai trò là đơn vị điều phối, phối hợp hoạt động giữa các bên. Các kết quả điều tra khảo sát chỉ tiêu này giúp trả lời các câu hỏi như: các bên tham gia dự án phối hợp với nhau như thế nào để quản lý tiến độ thi công dự án; mức độ giám sát dự án do các chủ thể có chức năng giám sát thực hiện; khả năng phối hợp giữa các bên trong xử lý nguyên nhân gây sai lệch.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu định lượng
Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá tiến độ của một dự án đầu tư xây dựng công trình được lượng hóa cụ thể bao gồm:
- Thời gian: Là một trong các đại lượng đo lường tiến độ thời gian thi công dự án. Kế hoạch tiến độ tổng thể là kế hoạch thời gian tổng thể cần thiết để thực hiện dự án, được đơn vi Tư vấn - giám sát lập dựa trên khối lượng xây dựng dự kiến, phương án thi công và kế hoạch giải ngân vốn thực hiện dự án, và được BQLDA trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch thời gian tổng thể, đơn vị Tư vấn - thiết kế bóc tách các gói thầu thành từng quỹ thời gian nhỏ hơn để thực hiện các công việc theo nội dung các gói thầu, đảm bảo thời gian đầu - cuối thực hiện các gói thầu của dự án trùng khớp với thời gian đầu - cuối thực hiện dự án.
Để đo lường tiến độ thời gian của các công trình xây dựng cũng như tổng thể dự án, ta sử dụng công thức tính như sau:
TKC = Tkhởi công dự án - Tkhởi công gói thầu sớm nhất (ngày) TKT = Tkết thúc dự án - Tkết thúc gói thầu muộn nhất (ngày)
Trong đó, T được thiết lập là ngày tháng thực hiện công việc, ghi theo format trong phần mềm excel, các giá trị tính toán được quy đổi thành số, lấy đơn vị tính là ngày.
+ TKC cho biết độ trễ trong khởi công gói thầu có thời gian thực hiện sớm nhất so với thời gian khởi công dự án. TKC nhận giá trị ≤ 0:
TKC = 0 => Gói thầu sớm nhất được khởi công đúng kế hoạch;
TKC< 0 => Gói thầu sớm nhất được khởi công chậm kế hoạch.
+ TKT cho biết mức độ chậm tiến độ của gói thầu kết thúc muộn nhất so với thời gian kết thúc dự án. TKT nhận giá trị dao động quanh mức Không (0):
TKT> 0 => Dự án kết thúc trước tiến độ;
TKT = 0 => Dự án kết thúc đúng tiến độ;
TKT< 0 => Dự án chậm tiến độ.
- Khối lượng thi công: Là một trong số các đại lượng sử dụng để đo lường tiến độ khối lượng thực hiện dự án. Khối lượng thi công dự kiến là kế hoạch các công việc thi công, xây lắp, lắp đặt cần thực hiện của dự án. Khối lượng thi công được cụ thể hóa bằng các bảng công việc chi tiết do đơn vị Tư vấn - thiết kế lập, chi
phí hóa để thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát. Kế hoạch khối lượng thi công được lập vào đầu kỳ, khối lượng thi công thực tế được nghiệm thu vào cuối kỳ, đây là căn cứ để tính toán tiến độ thực hiện khối lượng công việc của các gói thầu nói riêng cũng như tổng thể dự án.
Tiến độ khối lượng thi công được quan sát trên 02 góc độ, tổng thể và kỳ kế hoạch (hàng năm). Để đo lường tiến độ khối lượng thi công các công trình xây dựng cũng như tiến độ tổng thể dự án, ta sử dụng công thức tính sau:
+ Đối với tiến độ khối lượng thi công tổng thể:
SPI = EV/PV x 100 Trong đó:
SPI là chỉ số thực hiện kế hoạch, thể hiện tiến độ khối lượng thi công toàn bộ dự án;
EV là giá trị thu nhập thực tế, thể hiện tổng khối lượng thực hiện của tất các gói thầu thuộc dự án tính đến thời điểm nghiên cứu;
PV là giá trị hoạch định hay giá trị thực hiện kế hoạch, thể hiện kế hoạch tiến độ tổng thể dự án tính đến thời điểm nghiên cứu.
SPI nhận giá trị %, cho biết mức độ tương đối của khối lượng thi công đạt được tính đến thời điểm nghiên cứu. SPI = 1: Dự án đang đi đúng tiến độ; SPI< 1:
Dự án đang chậm tiến độ khối lượng; SPI> 1: Tiến độ dự án đang vượt so với kế hoạch đề ra.
+ Đối với tiến độ khối lượng thi công trong kỳ:
SPIK = EVK/PVK x 100
SPIK là chỉ số thực hiện kế hoạch trong kỳ nghiên cứu, thể hiện tiến độ khối lượng thi công toàn bộ dự án trong kỳ;
EVK là giá trị thu nhập thực tế trong kỳ nghiên cứu, thể hiện tổng khối lượng thực hiện của tất các gói thầu thuộc dự án thực hiện trong kỳ;
PVK là giá trị hoạch định hay giá trị thực hiện kế hoạch trong kỳ nghiên cứu, thể hiện kế hoạch tiến độ tổng thể dự án trong kỳ.
SPIK nhận giá trị %, cho biết mức độ tương đối của khối lượng thi công đạt được trong kỳ nghiên cứu. SPIK = 1: Dự án đang đi đúng tiến độ; SPIK< 1: Dự án đang chậm tiến độ khối lượng; SPIK> 1: Tiến độ dự án đang vượt so với kế hoạch đề ra.
- Chất lượng công trình, hạng mục công trình: Mỗi công trình, hạng mục công trình thuộc dự án đều có những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khác nhau theo hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Việt Nam. Trên góc độ quản lý của BQLDA, chất lượng công trình được xem xét là khả năng các công trình được đơn vi Tư vấn - giám sát hoặc chính BQLDA nghiệm thu tại hiện trường.
- Vốn giải ngân: Là một trong các đại lượng đo lường tiến độ thực hiện khối lượng thi công của dự án. Kế hoạch bố trí, sử dụng vốn của dự án được ghi đầu kỳ.Tiến độ giải ngân vốn được tính toán trên cơ sở khối lượng thi công thực tế đã được chi phí hóa so với dự toán khối lượng công việc. Tiến độ giải ngân, sử dụng vốn cũng là một kênh quan trọng để các nhà quản lý, trong đó có BQLDA, kiểm tra, giám sát tiến độ thi công xây dựng của các gói thầu cũng như dự án.
Tương tự như khối lượng thi công xây dựng sau khi được chi phí hóa, vốn giải ngân cũng được quan sát trên 2 góc độ, tổng thể và kỳ kế hoạch (hằng năm). Để đo lường tiến độ giải ngân vốn, ta sử dụng cách tính toán như sau:
+ Đối với tiến độ giải ngân vốn tổng thể:
VTĐ = VLK/VKHx 100 Trong đó:
VTĐ là tiến độ giải ngân vốn tính đến thời điểm nghiên cứu;
VLK là vốn lũy kế thực hiện từ khi khởi công dự án đến thời điểm nghiên cứu;
VKH là vốn kế hoạch, tổng dự toán, tổng mức đầu tư của dự án.
VTĐ nhận giá trị %, cho biết mức độ tương đối của khối lượng thi công đạt được tính đến thời điểm nghiên cứu. VTĐ = 1: Dự án đang đi đúng tiến độ; VTĐ< 1:
Dự án đang chậm tiến độ khối lượng; VTĐ> 1: Tiến độ dự án đang vượt so với kế hoạch đề ra.
+ Đối với tiến độ giải ngân vốn theo kỳ kế hoạch (hằng năm):
VTĐK = VLKK/VKHK x 100 Trong đó:
VTĐK là tiến độ giải ngân vốn trong kỳ nghiên cứu, thể hiện tiến độ khối lượng thi công toàn bộ dự án trong kỳ;
VLKK là giá trị vốn giải ngân lũy kế trong kỳ nghiên cứu, thể hiện tổng khối lượng thực hiện của tất các gói thầu thuộc dự án thực hiện trong kỳ;
VKHK là vốn ghi kế hoạch trong kỳ nghiên cứu, thể hiện kế hoạch tiến độ tổng thể dự án trong kỳ.
Chương 3