Chương 3:THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
3.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.3.2.1. Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
* Nâng cao chất lượng chuyên môn
Từ khi thành lập trường đến nay, nhận thấy đội ngũ giảng viên của nhà trường còn trẻ, nhiệt huyết nhưng trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn chưa cao.
Do vậy, hàng năm nhà trường luôn khuyến khích giảng viên nhân viên tìm học bổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đi học nước ngoài hoặc nhà trường tuyển chọn để gửi các nhân viên và giáo viên có năng lực đi đào tạo ở các trung tâm đào tạo lớn trong nước và nước ngoài ưu tiên hàng đầu cho các ngành mới mở, các chuyên ngành mũi nhọn, các cán bộ khoa học hàng đầu. Rất nhiều giảng viên đã và đang học tập, nghiên cứu tại các trường danh tiếng như trường Đại học Công nghệ Swinburne - Úc, trường Đại học Bang Oklahoma (OSU) - Hoa Kỳ, Trường Công nghệ YTC - Nhật bản chuyên đào tạo về lĩnh vực Công nghệ ô tô thế hệ mới trên thế giới. Nhà trường đã tuyển chọn các cán bộ giảng viên có năng lực, tư chất tốt và khả năng tiếng anh tốt để có thể giảng dạy và tiếp thu được những kiến thức tân tiến của nước ngoài. Các cán bộ này được cử đi đào tạo tại Trường Công nghệ YTC - Nhật bản và giảng dạy cho sinh viên chương trình tiên tiến. Năm 2013, 2014 tổng thể có 10 giáo viên đi đào tạo tại trường đại học này.
Nhà trường luôn xác định được rằng chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất đối với một người giảng viên, người giảng viên có chuyên môn tốt sẽ có được những bài giảng tốt, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh sinh viên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu. Khi chất lượng của giảng viên tốt thì vị thế của nhà trường sẽ ngày càng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, rất nhiều giảng viên tham gia học nghiên cứu sinh, thạc sĩ. Những giảng viên đi học nghiên cứu sinh trong nước sẽ được nghỉ hai năm liền đồng thời sẽ được tạo điều kiện tối đa và có hỗ trợ kinh phí.
Tất cả các giảng viên đi học đều được giữ nguyên lương và một số phụ cấp khác theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nếu giảng viên nào bảo vệ đúng thời hạn, nhà trường còn có khoản kinh phí khen thưởng riêng.
Bảng 3.4. Bảng thống kê số lượng CBGV được đào tạo hàng năm
Trình độ Nghiên cứu sinh Cao học Đại học (văn bằng 2)
2011-2012 10 25 9
2012-2013 12 48 23
2013-2014 15 31 15
2014-6/2015 6 72 8
Tổng 43 176 55
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính trường ĐH CNTT&TT)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Không chỉ có giảng viên, nhiều nhân viên các phòng ban cũng ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn nên đã cố gắng đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ thông qua các lớp thạc sĩ, văn bằng II, chứng chỉ nhằm đáp ứng tốt được yêu cầu thực tế đề ra.
Nhận xét:
Với số lượng đã và đang theo học để nâng cao trình độ trong những năm vừa qua là cả một sự cố gắng không ngừng của Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng khoa và đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn về thời gian, vật chất của đội ngũ giảng viên và nhân viên trong trường. Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể và tỷ lệ số giảng viên có học hàm học vị so với các giảng viên còn lại trong trường còn hạn chế, số giảng viên đi học tập trung không đồng đều tại các phòng ban và khoa. Một số giảng viên chưa chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ.
Nguyên nhân:
- Mặc dù tất cả các giảng viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, do nhà trường có nhiều giảng viên trẻ là nữ và mới xây dựng gia đình, nên họ chưa tập chung vào việc học tập nâng cao trình độ.
- Số lượng đi học tập chung không đồng đều, có những đơn vị số lượng đi học là chủ yếu, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân công giảng dạy của các giảng viên còn lại trong đơn vị. Khi họ phải đảm nhiệm khối lượng kiến thức nhiều sẽ không còn đủ thời gian để học tập và nghiên cứu.
- Mặc dù nhà trường đã có những chế độ đãi ngộ cho người đi học, tuy nhiên hầu hết những người đi học đều rất trẻ, kinh tế chưa ổn định. Nên việc đi học gặp nhiều khó khăn về vật chất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của giảng viên và nhân viên.
- Nhà trường chưa đưa ra chính sách cụ thể nếu giảng viên chưa đi học theo đăng kí ban đầu hoặc học quá hạn chưa ra kết quả. Chính vì vậy, một số nhỏ giảng viên còn chưa chủ động, ý thức trong việc nâng cao trình độ của bản thân.
* Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, Nhà trường luôn tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Vì để có thể liên kết và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
hợp tác quốc tế với các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời tiếp nhận được những công nghệ cao trên thế giới thì việc nâng cao về trình độ ngoại ngữ và tin học đối với giảng viên và nhân viên trong trường là hết sức quan trọng. Ngay từ khi mới được tuyển dụng vào trường, nếu điều kiện tiếng anh TOEFL hoặc IELTS chưa đạt chuẩn nhà trường đã yêu cầu phải đi học tiếng anh tại Philipines hoặc trung tâm tại Hà Nội có uy tín. Qua quá trình này, giảng viên và nhân viên đã nâng cao được khả năng giao tiếp, kĩ năng học tập và có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm học bổng nâng cao trình độ chuyên môn. Mục tiêu của nhà trường đề ra, đến hết năm 2015, các giảng viên đều phải có trình độ TOEFL IBT 450 trở lên hoặc các văn bằng chứng chỉ khác tương đương. Hiện nay nhà trường đang đẩy mạnh việc bồi dưỡng và nâng cao về ngoại ngữ và tin học cho các giảng viên và nhân viên trong toàn trường. Hàng năm, rất nhiều giảng viên, nhân viên được cử đi tạo tạo ngoại ngữ tại Philippines, tại Đại học Thái Nguyên hoặc học tại trường do trung tâm ngoại ngữ SUNFLWOER của nhà trường tổ chức để nâng cao trình độ cho giảng viên và nhân viên trong trường. Nhà trường đã dành những điều kiện ưu tiên nhất về thời gian cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho các giáo viên, nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên. Cùng với đó nhà trường cũng chuẩn bị tốt công tác về tài chính nhằm mang tới những sự chuẩn bị tốt nhất cho các giảng viên.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, thì trình độ tin học đối với các giảng viên không chuyên về tin học đặc biệt là những nhân viên tại các phòng ban rất cần thiết. Bởi tất cả công việc trong trường đều triển khai dưới hình thức thư điện tử.
Các công việc đều được số hóa, do vậy, muốn công việc được hoàn thành tốt thì đòi hỏi tất cả các giảng viên, nhân viên đều phải thành thạo tin học. Nhà trường lấy chuẩn là IC3. Trong năm 2015, hầu hết các giảng viên và nhân viên đều đã đạt được trình độ tin học quốc tế IC3. Nếu không đạt yêu cầu sẽ trừ thi đua trong năm học đó. Nhà trường cũng tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cho các nhân viên có điều kiện học tập và ôn thi. Bộ giáo dục và đào tạo, đại học Thái Nguyên tổ chức các đợt bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nhà trường cũng tạo điều kiện hết sức về thời gian cũng như kinh phí giúp cho các các bộ có điều kiện tham gia để học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn * Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
Để việc học tập luôn gắn liền với thực tiễn, với phương châm “học đi đôi với hành”, nhà trường đã đầu tư cho các giảng viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Thông qua lĩnh vực này, bản thân mỗi giảng viên sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng bài toán thực tế. Từ đó, giảng viên sẽ tự tin hơn, nắm chắc được kiến thức hơn giúp cho bài giảng của giảng viên được đa dạng, phong phú và lôi cuốn sinh viên. Trong bảng 3.5 và 3.6 chúng ta nhận thấy, hàng năm số lượng đề tài nghiên cứu khoa học các cấp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là năm 2013, 2014, số lượng bài được đăng trên tạp chí quốc tế và trong nước, kỷ yếu tăng rất nhanh, gấp hơn 3 lần so với 2 năm trước đó.
Bảng 3.5. Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học các cấp giai đoạn 2011-2014
Năm học 2011 2012 2013 2014
Loại Xuất sắc 2 0 6 5
Loại tốt 7 7 31 46
Loại khá 14 36 8 14
Đạt 34 15 21 2
Tổng 57 58 66 67
(Nguồn: Phòng Khoa học công nghệ và HTQT trường ĐH CNTT&TT) Bảng 3.6. Thống kê danh sách bài báo đăng trên tạp chí, kỷ yếu
của giảng viên và nhân viên
Năm 2011 2012 2013 2014
Tạp chí quốc tế 6 3 11 15
Kỷ yếu cấp quốc tế 3 5 26 16
Tạp chí quốc gia 5 4 9 8
Kỷ yếu cấp quốc gia 5 7 15 19
Tạp chí đại học 15 21 41 45
Tổng 34 40 102 103
(Nguồn: Phòng Khoa học công nghệ và HTQT trường ĐH CNTT&TT)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bên cạnh việc quan tâm đến nghiên cứu khoa học, nhà trường còn mở rộng mối quan hệ với các tỉnh miền núi phía bắc, hàng năm nhiều dự án chuyển giao công nghệ được thực hiện với số vốn đầu tư rất lớn.
Bảng 3.7. Danh mục dự án chuyển giao công nghệ Stt Năm Số
lượng Nơi tiếp nhận Tổng số tiền
(Đồng)
1 2011 2
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn.
85.062.000
2 2012 3
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Hà, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên, Sở thông tin và Truyền thông Bắc Kạn
197.000.000
3 2013 3
Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên , Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Điện Biên
633.535.000
4 2014 2
Phòng Giáo dục huyện Đông Triều - Quảng Ninh, VLaamse Interuniversitaire Raad (VLIR), Bỉ
3.386.000.000
5 Tổng 10
(Nguồn: Phòng Khoa học công nghệ và HTQT trường ĐH CNTT&TT)
nhà trường đã không ngừng đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Nhà trường liên kết với những trường đại học hàng đầu chuyên về Kỹ thuật như Mỹ, Nhật Bản, Anh Quốc. Các trường bạn sẵn sàng trao những học bổng về sau đại học và tiến sỹ cho những giảng viên, nhân viên hay sinh viên xuất sắc của trường. Hợp tác và đào tạo quốc tế mang lại cho nhà trường những lợi ích to lớn trong quá trình hội nhập và phát triển. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, chương trình đào tạo ngày càng được mở rộng, những ngành mới phù hợp với nhu cầu xã hội được mở ra thu hút số lượng lớn sinh viên.
Các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn gắn liền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
với thực tiễn luôn được đánh giá cao. Rất nhiều những phần mềm, những sản phẩm công nghệ do đội ngũ giảng viên, nhân viên trong nhà trường làm ra đáp ứng được yêu cầu cho các tỉnh miền núi phía bắc. Các công trình này được nâng cao về mặt chất lượng, có tính ứng dụng cao hơn, mang lại những hiệu quả nghiên cứu thiết thực cho sinh viên và giáo viên trong toàn trường. Một số công trình nghiên cứu khoa học còn được mang tới các cuộc triển lãm về sản phẩm kỹ thuật, và nhận được những đánh giá tốt của hội đồng khoa học.
* Nâng cao phương pháp giảng dạy của giảng viên:
Đối với giảng viên, việc có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ tốt mà phương pháp giảng dạy không tốt, không truyền đạt được những kiến thức cơ bản tới học sinh sinh viên thì cũng không có kết quả. Nắm được tình hình này, hàng kì nhà trường thường có đánh giá của sinh viên về giảng viên trong đó có phần đề cập đến việc truyền đạt kiến thức của giảng viên tới sinh viên. Thông qua kết quả này, nhà trường có căn cứ để đánh giá và kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận giữa các giảng viên có kinh nghiệm để truyền đạt và trao đổi với các giảng viên khác. Đối với khoa và bộ môn thì tổ chức các buổi Semina tại bộ môn, dự giờ giảng lẫn nhau giữa các kì học nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy của từng giảng viên. Giúp các giảng viên tìm ra phương pháp tốt nhất cho môn học mà mình đang đảm nhiệm. Để nâng cao tinh thần giảng dạy, nhà trường thường xuyên đi thanh tra đột xuất để biết được kế hoạch và phương pháp của các giảng viên. Thông qua hình thức này, hầu hết các giảng viên đều rất nghiêm túc trong việc giảng dạy, nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt, phù hợp với từng môn học và từng đối tượng sinh viên.
* Nâng cao kĩ năng của cán bộ nhân viên
Để gây ấn tượng tốt về nhà trường, thì đối tượng đầu tiên sinh viên tiếp xúc đó là các cán bộ, nhân viên phòng ban. Hàng năm, nhà trường cũng thường xuyên lấy ý kiến về thái độ, cung cách làm việc và phục vụ của đội ngũ nhân viên phòng ban. Qua những lần lấy ý kiến, nhà trường đã rút ra được những vấn đề như sau:
- Nhiều nhân viên trong phòng không nhiệt tình giúp đỡ sinh viên khi sinh viên có vấn đề cần tư vấn hoặc hỏi đáp. Một số nhân viên còn tỏ ra hách dịch,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn không nhiệt tình hợp tác.
- Quy trình thực hiện giữa các công việc chưa được tốt, đôi khi còn sảy ra tình huống vòng vo, không biết ai là người chịu trách nhiệm chính.
- Một số nhân viên chưa phối hợp chặt chẽ với giảng viên, với nhân viên trong phòng. Nên nhiều khi công việc bị rời rạc, gây trở ngại, tốn nhiều thời gian.
Nhận thức được những nhược điểm đó, nhà trường kiên quyết triển khai tới các bộ phận phòng ban, khắc phục tất cả các tình huống gặp phải mà giảng viên, sinh viên phản ánh. Đến nay, hầu hết tất cả các hiện tượng đó đã không còn. Tất cả các nhân viên đều được phân ô riêng và có dán bảng nhiệm vụ của nhân viên đó ngay sau phần tên của mình để tất cả các sinh viên có thể liên hệ một cách nhanh và thuận tiện nhất.
3.3.2.2. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Về công tác phát triển nguồn nhân lực, hàng năm nhà trường luôn có kế hoạch rà soát đội ngũ cán bộ công nhân viên, giảng viên trong các phòng, khoa chuyên môn. Kế hoạch rà soát này được chia làm hai lần trong năm. Việc rà soát này giúp cho Ban giám hiệu biết được số lượng cán bộ đạt và chưa đạt được yêu cầu về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh đó, thông qua việc rà soát có thể nhắc nhở kịp thời những cán bộ, giảng viên, nhân viên sắp hết thời hạn đăng kí về việc nâng cao trình độ của mình, đồng thời có thể kịp thời giúp cho các giảng viên, nhân viên khác tiếp tục đăng kí mục tiêu cao hơn nâng cao trình độ trong những năm tiếp theo. Thông qua việc đăng kí này, là cơ sở pháp lý giúp cho cán bộ, nhân viên và giảng viên có thêm động lực trong việc nâng cao khả tự bồi dưỡng của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nếu trong quá trình rà soát, có giảng viên, nhân viên nào quá hạn và không đạt yêu cầu, nhà trường đưa ra hình thức xử lý như trừ thi đua cuối năm.
Về mặt quy hoạch nhân lực, trong thời gian gần đây do mới thành lập trường nên cần bổ sung nhiều vị trí tại các Phòng, Khoa. Việc bổ nhiệm cán bộ về cơ bản dựa trên những nhận xét, đánh giá, phát hiện các cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ, trên cơ sở đó lập phương án quy hoạch sắp xếp và phát triển cán bộ.