Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÁI NGUYÊN
4.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
4.3.4. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và nhân viên
Từ khi thành lập trường, nhận thấy được tầm quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên và nhân viên là nhiệm vụ sống còn của đơn vị. Nhà trường đã không ngừng đầu tư về thời gian và cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các giảng viên và nhân viên tham gia nâng cao trình độ. Tuy nhiên, để công tác đào tạo và bồi dưỡng giảng viên và nhân viên được hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới, nhà trường nên đầu tư mạnh mẽ hơn, có cơ chế đãi ngộ tốt hơn nhằm thu hút nguồn nhân lực tốt và tránh tình trạng “chảy máu chất xám”. Để thực hiện được điều này nhà trường cần quan tâm đến các vấn đề sau:
* Yêu cầu:
- Nhà trường phải có kế hoạch lâu dài và theo từng giai đoạn trong việc đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và nhân viên. Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và nhân viên phải được diễn ra đồng đều và trên nhiều phương diện như: trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, phương pháp và năng lực giảng dạy, năng lực làm việc, bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng.
- Kết quả của việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình cho đội ngũ giảng viên và nhân viên phải có những tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Việc bồi dưỡng phải đáp ứng nâng cao trình độ chung cho đội ngũ giảng viên, nhân viên. Nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học đồng thời tham gia các hoạt động khác trong mà nhà trường tổ chức. Khắc phục tình trạng đội ngũ giảng viên và nhân viên được nâng cao trình độ nhưng lại không nâng cao về năng lực.
* Nội dung:
- Bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng quan điểm lập trường giai cấp theo định hướng chính trị của Đảng trong từng giai đoạn.
- Bồi dưỡng về chuyên môn: Nâng cao các kiến thức chuyên môn yêu cầu về chuẩn hóa của nhà trường. Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, cập nhật những kiến thức liên quan đến chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ, phương pháp và năng lực giảng dạy
- Bồi dưỡng về phương pháp làm việc, phương tiện đáp ứng cho công việc.
Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, kỹ năng nghiệp vụ đối với các sinh viên và các cán bộ khác đến làm việc tại nhà trường.
- Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Các hoạt động sinh hoạt tập thể là các hoạt động mang tính gắn kết giữa các cán bộ trong nhà trường, các hoạt động này có khi là phong trào thi đua có khi lại là một buổi tổ chức có sự tập trung của các cán bộ, các hoạt động sinh hoạt tập thể trong nhà trường càng đa dạng thì càng mang lại tính cộng đồng cho các cán bộ nhiều hơn.
* Giải pháp:
- Các tổ bộ môn, các phòng ban cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, sau đó trình lên khoa, phòng và nhà trường phê duyệt. Các kế hoạch cần xác định rõ nội dung bồi dưỡng, thời gian và đối tượng cần được bồi dưỡng, cần có chữ kí xác nhận của các cá nhân và tập thể.
- Nhà trường cần phải tiến hành công tác bồi dưỡng theo kế hoạch, phân công giảng viên và nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung với nội dung phù hợp thông qua các hình thức động viên, khuyến khích các giảng viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
và nhân viên tự học và nâng cao trình độ của bản thân nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
- Kết thúc quá trình đào tạo bồi dưỡng, giảng viên và nhân viên cần phải báo cáo kết quả về cho bộ môn, khoa, phòng và nhà trường. Thông qua kết quả đó, phòng, khoa và nhà trường sẽ rút ra được những kinh nghiệm, kịp thời xử lý các tình huống nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và nhân viên.
- Các cấp quản lý cần có sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ thể hiện qua những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, động viên các cán bộ tham gia tích cực học tập, các chế độ đối với những người đi học phải được giải quyết thỏa đáng, phù hợp.
- Hình thành cho đội ngũ giảng viên và nhân viên của nhà trường một nhu cầu cần phải học tập để nâng cao trình độ và năng lực là điều kiện để họ gắn bó lâu dài với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
- Nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng quan điểm lập trường giai cấp theo định hướng chính trị của Đảng trong từng giai đoạn thông qua các việc như tuyên truyền, tổ chức các buổi nói chuyện, hội nghị về công tác chính trị với các chủ đề “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”..v..v.
- Nhà trường cần mở rộng liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị nước ngoài để có được các đề tài nghiên cứu cho từng cá nhân hoặc từng nhóm tác giả với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các khoa, các tổ chuyên môn về thời gian và phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên cập nhật những kiến thức liên quan đến chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, mời các giảng viên có kinh nghiệm về để bồi dưỡng về nghiệp vụ, phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại, kỹ năng tổ chức quản lý, công tác tổ chủ nhiệm và cố vấn học tập, kỹ năng nghiên cứu khoa học. Điều này sẽ giúp cán bộ viên chức tiếp nhận được những kiến thức mới mà nhà trường yêu cầu cập nhật, chất lượng giờ giảng cũng tăng lên do việc áp dụng những kiến thức này tốt hơn. Đồng thời nhà trường cũng nên cho nhân viên đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các đơn vị bạn. Thông qua đó sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nâng cao được kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức khi làm việc. Mở các lớp tiếng anh, tin học miễn phí trong trường cho nhân viên đi học tập, bồi dưỡng thêm nhằm nâng cao khả năng tiếp cận những cái mới. Từ đó, giúp cho các nhân viên giải quyết được công việc một cách khoa học và hiệu quả hơn.
- Đối với những nhân viên đi học tập nâng cao trình độ, nhà trường cần có cơ chế đãi ngộ tốt và mạnh tay hơn nữa như: hỗ trợ 100% tiền học phí, tiền đi lại trong quá trình học tập đồng thời có chế độ khen thưởng cho các nhân viên hoàn thành việc bồi dưỡng đúng tiến độ, các nhân viên đạt hiệu quả cao trong công việc. Vì bản thân mỗi nhân viên làm việc trong phòng ban, lương cơ bản thấp, không có thu nhập khác nên đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.
- Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Các hoạt động sinh hoạt tập thể là các hoạt động mang tính gắn kết giữa các cán bộ trong nhà trường, các hoạt động này có khi là phong trào thi đua có khi lại là một buổi tổ chức có sự tập trung của các cán bộ, các hoạt động sinh hoạt tập thể trong nhà trường càng đa dạng thì càng mang lại tính cộng đồng cho các cán bộ nhiều hơn.
- Cuối mỗi kì, nhà trường cần có sự đánh giá về chất lượng và phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp và cách thức xử lý công việc của nhân viên thông qua các phiếu điều tra từ sinh viên mà giảng viên đã giảng dạy hoặc nhân viên đã làm việc trực tiếp. Thông qua kết quả các phiếu điều tra này, bản thân các giảng viên và nhân viên sẽ ý thức và rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc giảng dạy và truyền đạt, ứng xử hàng ngày. Từ đó, các giảng viên sẽ cố gắng hơn, ý thức hơn nữa trong việc tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để có thể đem lại hiệu quả cao hơn trong giờ giảng hoặc công việc của mình.
* Điều kiện để thực hiện các giải pháp:
- Ban giám hiệu nhà trường cần sát sao và đôn đốc trong công tác đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên và nhân viên.
- Nhà trường cũng cần liên kết với các doanh nghiệp, các trường trong và ngoài nước nhằm tăng thêm các nguồn kinh phí hỗ trợ để có thể tận dụng những dự án tạo thêm các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí dành cho đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Nhà trường cũng cần phải phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ giáo dục đào tạo, các trường đại học trong và ngoài tỉnh mở các khóa bồi dưỡng về chuyên đề nhằm tạo môi trường học tập đa dạng cho đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên.
Từ đó, công tác học tập bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của giảng viên và nhân viên không những được nâng cao mà bản thân các giảng viên, nhân viên còn tự trau dồi thêm các phẩm chất và năng lực, nhằm nâng đáp ứng được yêu cầu thực tế.