Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả của phác đồ nối tiếp trong điều trị diệt trừ helicobacter pylori ở bệnh nhân loét hành tá tràng (Trang 59 - 64)

• Phân bố theo tuổi

Trong số 51 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi từ 31-45 chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm 46-60 tuổi với 17,7%. Tuổi trung bình là 43,9 ±18,8, tuổi cao nhất là 82 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu khác như: tác giả Bùi Hữu Hoàng (2011) nghiên cứu trên 80 bệnh nhân loét DD-HTT H. pylori (+) có độ tuổi trung bình là 40 (39,98±14,48) [41], tác giả Hồ Đăng Quý Dũng (2012) nghiên cứu trên 242 bệnh nhân độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 43 tuổi (43 ± 13) [37], tác giả Vũ Minh Hoàn (2013) nghiên cứu trên 94 bệnh nhân viêm dạ dày mạn H. pylori (+) cho kết quả nhóm tuổi 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (27,7%) [29], nghiên cứu của Trương Văn Lâm (2014) trên các bệnh nhân loét DD-HTT do H. pylori cho kết quả tuổi trung bình là 38,8 ± 10 với tuổi nhỏ nhất là 18, tuổi cao nhất là 76 [44]. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu trước đó cho kết quả khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi như:

Nghiên cứu của Đặng Trần Dũng trên 84 bệnh nhân loét DD-HTT có biến chứng và không biến chứng cho thấy nhóm tuổi 21-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất gần 40% ở cả hai nhóm, tuổi trung bình là 36,1 ± 12,8 thấp hơn so

với nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác nhau này có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi nghiên cứu trên tất cả các bệnh nhân loét hành tá tràng H. pylori (+), còn nghiên cứu của Đặng Trần Dũng nghiên cứu trên các bệnh nhân trong độ tuổi lao động [45].

Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Vinh [46] trên các bệnh nhân điều trị viêm loét DD-HTT lần 2 cho kết quả tuổi trung bình 52,9 ± 12,4 cao hơn nhiều với kết quả của chúng tôi có thể do đối tượng nghiên cứu ở đây là những người điều trị loét DD-HTT lần 2 đa số là những người lớn tuổi do sức đề kháng kém hơn nên khi điều trị lần 1 không khỏi nên kéo theo tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu cao.

Như vậy, bệnh viêm DD-HTT thường hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động có thể do ở độ tuổi này tỷ lệ phơi nhiễm với những yếu tố nguy cơ (hút thuốc, uống rượu bia, stress) gây loét DD-HTT cao hơn những độ tuổi khác.

• Phân bố theo giới

Kết quả phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới được chúng tôi thể hiện qua biểu đồ 3.1: nam giới chiếm 70,6%, cao hơn rất nhiều so với nữ chiếm 29,4%. Kết quả này tương tự với một số tác giả trong và ngoài nước:

Nghiên cứu Đặng Trần Dũng (2011) trên 84 bệnh nhân loét DD-HTT nam chiếm 90,7% cao hơn so với nữ (9,3%) [45]; Nghiên cứu của Vũ Minh Hoàn (2013) tỷ lệ nam mắc bệnh viêm DD-HTT là 71,3% [26]; nghiên cứu của Vĩnh Khánh cho kết quả nam chiếm 66,7% [47]; nghiên cứu của Nguyễn Thúy Vinh tỷ lệ nam chiếm 67,1% [46]. Intisar S. (2011) [48] nam chiếm 57,1% (60/105), nữ chiếm 42,9% (45/105). Yakoob MY, (2010) cho thấy tỷ lệ viêm DD mạn nam/nữ là 1,2/1 [49]. Có sự chênh lệch như vậy ở hai giới có

thể do ở nam bệnh nhân tỷ lệ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ nhiều hơn bệnh nhân nữ.

Tuy nhiên có một số tác giả cho kết quả ngược lại là tỷ lệ viêm loét DD- HTT ở nữ cao hơn nam như: Nguyễn Thị Hòa Bình (2001) tỷ lệ nữ 51%;

Trương Văn Lâm tỷ lệ nữ/nam bằng 1,47 [35]; Nguyễn Thị Út (2016) tỷ lệ nữ 50,5% [50]; Võ Thành Nam Bình (2013) cho kết quả nữ chiếm 53,5% [51].

Điều này có thể lý giải do đối tượng nghiên cứu khác nhau nên dẫn đến kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Út trên những bệnh nhân nhi gần như không có sự chênh lệch về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ do ở độ tuổi này bệnh nhi nam chưa phơi nhiễm nhiều với những yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày- hành tá tràng như hút thuốc lá, uống rượu bia,stress...[50].

• Phân bố theo nơi ở

Qua bảng 3.2 thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân sống tại thành phố chiếm đa số với 56,9%. Có sự khác biệt này là do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai - nằm trong lòng thủ đô Hà Nội nên tỷ lệ dân sống ở thành phố vào đây thăm khám sẽ nhiều hơn,những bệnh nhân sống ở nông thôn có thể do không tiện đi lại nên đã thăm khám tại các bệnh viện tuyến dưới.

• Triệu chứng lâm sàng

Trong 51 bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau thượng vị có 48 bệnh nhân (94,1%), ợ chua có 24 bệnh nhân (47,1%), khó tiêu có 17 bệnh nhân (33,3%). Đau thượng vị là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất tuy nhiên vai trò của H. pylori và đau thượng vị là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một vài nghiên cứu như Chong, Ashorn tìm thấy mối liên quan giữa H. pylori và đau bụng [52],[53]. Ngược lại một số tác giả lại không tìm thấy mối liên quan giữa H. pylori và đau bụng [54].

Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa Bình (2001) triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau tức thượng vị (96,6%), ợ hơi (64,2%), ợ chua (41,5%) và buồn nôn (18,8%) [35].

Đặng Trần Dũng (2011) nghiên cứu trên 84 bệnh nhân thấy triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau vùng thượng vị (95,3%), ợ hơi ợ chua (69,8%), nôn và buồn nôn (48,8%) [45].

Vũ Minh Hoàn (2013) nghiên cứu trên 94 bệnh nhân thu được kết quả:

triệu chứng khó tiêu gặp ở 79,8% bệnh nhân, đau thượng vị 59,6% bệnh nhân, ợ hơi- ợ chua 50% bệnh nhân [26].

Nguyễn Thị Út (2016) nghiên cứu trên các bệnh nhi thấy rằng triệu chứng đau bụng thường gặp nhất với 96,9% bệnh nhi, sau đó là biếng ăn với 54,5% bệnh nhi [50].

• Đặc điểm ổ loét khi tiến hành nội soi dạ dày của bệnh nhân

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đại thể có nhiều giá trị trong các bệnh lý về dạ dày. Việc phân loại các tổn thương niêm mạc dạ dày chủ yếu vẫn dựa vào tiêu chuẩn phân loại của hệ thống phân loại Sydney.

Vị trí ổ loét HTT có thể ở mặt trước, mặt sau hoặc ở cả hai. Trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 51 bệnh nhân, qua bảng 3.4 chúng ta thấy phân loại bệnh nhân theo:

- Vị trí loét hành tá tràng: có 56,9% bệnh nhân loét ở mặt trước hành tá tràng, 27,4% bệnh nhân có vị trí loét đối nhau và 15,7% bệnh nhân loét ở mặt sau.

- Kích thước ổ loét: đa số bệnh nhân có kích thước ổ loét nhỏ hơn 11mm (52,9%), có 23 bệnh nhân (45,1%) có kích thước ổ loét từ 11 đến 14mm và chỉ có 1 bệnh nhân (2%) có kích thước ổ loét trên 14mm.

- Số ổ loét: có 70,5% bệnh nhân chỉ có 1 ổ loét và 29,5% bệnh nhân có từ 2 ổ loét trở lên.

Kết quả này tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu khác:

Nghiên cứu của Đặng Trần Dũng trên 84 bệnh nhân loét dạ dày hành tá tràng có biến chứng chảy máu tại bệnh viện 198 Bộ Công an tỷ lệ bệnh nhân có một ổ loét là 54,5%, vị trí ổ loét nằm ở mặt trước chiếm 63,7% và kích thước ổ loét < 15mm là 90,1% [45].

Vĩnh Khánh và cộng sự nghiên cứu trên các bệnh nhân loét dạ dày hành tá tràng cho kết quả có 88,8% bệnh nhân có kích thước loét nhỏ hơn 10mm [47].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình trên 37 bệnh nhân bị xuất huyết do loét hành tá tràng có 56,8% bệnh nhân có vị trí ổ loét ở mặt trước hành tá tràng, 27% bệnh nhân có ổ loét nằm ở mặt sau hành tá tràng; tỷ lệ bệnh nhân có kích thước ổ loét nhỏ hơn 10mm là 75,7% [55].

Ngô Minh Nghĩa (2010) nghiên cứu trên các bệnh nhân chẩn đoán thủng dạ dày hành tá tràng tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ cho thấy có 57,1% số bệnh nhân có vị trí loét ở mặt trước HTT; 98,4% bệnh nhân có kích thước ổ loét nhỏ hơn 10mm [56].

Nghiên cứu của Phạm Bá Tuyến cho kết quả có 76/85 bệnh nhân (89,4%) có vị trí ổ loét nằm ở mặt trước, 95,3% bệnh nhân có 1 ổ loét và 82%

bệnh nhân có kích thước ổ loét nhỏ hơn 10mm [57].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả của phác đồ nối tiếp trong điều trị diệt trừ helicobacter pylori ở bệnh nhân loét hành tá tràng (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w