CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
p.(1-p) n = Z 2(1−α/2)
d2 Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu
Z: là hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α = 0,05%, Z(1−α/2)= 1,96 p: là tỷ lệ vách ngăn xoang
chọn p = 0,26 theo kết quả của Kim và cộng sự năm 2006 [27].
q = 1 - p = 1- 0,26 = 0,74.
d = là sai số chấp nhận được: lấy mức d = 0,15.
Sử dụng độ tin cậy 95%, chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu là 33. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn được 34 bệnh nhân để tiến hành nghiên cứu.
2.3.3. Các biến nghiên cứu 2.3.3.1. Phần hành chính
Bệnh nhân được ghi chép họ tên, tuổi, địa chỉ, thời gian chụp phim 2.3.3.2. Tuổi:
Bệnh nhân phân theo hai mức tuổi: trưởng thành (18-44 tuổi), trung niên và người già (>45 tuổi)
2.3.3.3. Giới:
Giới tính của bệnh nhân được ghi nhận 2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.3.4.1. Máy chụp CT cone beam
Máy chụp CT cone beam được thực hiện trên máy Sironia GALILEOS (Sirona Dental Systems, Đức).
Hình ảnh cắt trục, cắt ngang và cắt đứng được chụp ở chế độ 85kV, 7mA trong 14 giây. Các hình ảnh được lấy từ dữ liệu khối dạng nón với chiều cao 40mm và đường kính 41mm. Hình ảnh cắt trục, cắt ngang, cắt đứng được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng GALILEOS Viewer. Độ dày của lát cắt được tái thiết là 0.1mm.
2.3.4.2. Tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà.
Miệng bệnh nhân cắn vào miếng cắn, trán tựa vào tấm định vị, tay bệnh nhân giữ lấy 2 tay cầm
Hình 2.1. Tư thế bệnh nhân chụp phim CT Cone beam
2.3.4.3. Các bước ghi nhận cấu trúc giải phẫu của xoang hàm trên (thành bên xoang, vòng nối động mạch xoang, vách ngăn)
Các hình ảnh cắt ngang, cắt dọc, cắt đứng trên phim CT Cone beam được tiến hành phân tích trên toàn bộ xoang hàm. Trên mỗi hình ảnh, trục tham chiếu của phim CT cone beam tương ứng với trục các răng, trong trường hợp mất 1 răng, trục sẽ tương ướng với trục tưởng tượng của răng bị mất.
2.3.4.3.1. Độ dày của thành bên xoang:
Độ dày của thành bên xoang hàm trên được tiến hành đo trên hình ảnh cắt dọc ở vị trí 3mm tính từ đáy xoang, và 13mm tính từ đáy xoang, tương ứng với các răng 5, răng 6 và răng 7. Trong một số trường hợp, biên giới của xoang hàm chưa đến vị trí của răng 5 thì độ dày thành bên xoang tại răng 5 sẽ không được ghi nhận.
Độ dày thành bên xoang hàm được tính trung bình từ 3 (hoặc 2) vị trí trên. Độ dày
được đo vuông góc với bề mặt xoang hàm, được ghi chép cả bên lành và bên mất răng cần cắm implant.
Hình 2.2. Độ dày thành bên xoang (Bệnh nhân Nguyễn Châu T. nam, 53 tuổi)
2.3.4.3.2. Khoảng cách từ vòng nối mạch máu động mạch xoang đến đáy xoang hàm:
Khoảng cách từ bờ dưới của vòng nối động mạch xoang tới đáy xoang được tính toán trên hình ảnh cắt dọc. Khoảng cách mạch máu tới đáy xoang hàm được ghi chép ở trên 3 vị trí tương ứng các răng 5, 6, 7.
Hình 2.3. Vòng nối động mạch xoang (Bệnh nhân Hoàng Văn V. nam, 62 tuổi)
2.3.4.3.3. Kích thước vòng nối động mạch xoang:
Kích thước của vòng nối động mạch xoang được tính toán trên hình ảnh dọc.
Theo đó, kích thước vòng nối động mạch xoang được phân thành 4 nhóm: 1.
Không xác định. 2. Kích thước nhỏ hơn 1 mm, 3, kích thước từ 1-2 mm và 4, kích thước lớn hơn 2 mm (Mardinger và cộng sự 2007) [32]
2.3.4.3.4. Đường đi của vòng nối động mạch xoang:
Đường đi của vòng nối động mạch xoang được thăm khám thông qua hình ảnh dọc từ phía sau với phía trước của xoang hàm. Vị trí của của vòng nối động mạch xoang được phần thành 2 nhóm: nhóm 1 (bề mặt), nhóm 2 (trong xương)
Hình 2.4. Hình ảnh đường đi vòng nối động mạch xoang 2.3.4.3.5. Vách ngăn xoang:
Sự hiện diện của vách ngăn xoang được thăm qua hình ảnh cắt đứng, chiều cao của vách ngăn xoang (nếu có) sẽ được ghi nhận. Chiều cao của vách ngăn xoang được đo từ đỉnh của vách ngăn tới đáy xoang hàm trên.
Vị trí xoang hàm được phân loại theo Underwood [55]. Theo đó, Underwood phân vách ngăn xoang thành 3 nhóm liên quan vùng răng mọc: phía trước (tương ứng với các răng hàm nhỏ), ở giữa (tương ứng với răng hàm lớn thứ nhất), và phía sau (tương ứng với răng hàm thứ hai).
Hình 2.5. Vách ngăn xoang (Bệnh nhân Nguyễn Mạnh Q. nam, tuổi 28) 2.3.4.4. Các bước ghi nhận hình thái giải phẫu của sống hàm mất răng
Hình thái giải phẫu của sống hàm mất răng cần cắm implant được phân tích.
Chiều cao của sống hàm mất răng được đo theo chiều đứng từ đỉnh của xương ổ răng đến đáy xoang. Chiều cao của sống hàm mất răng được phân thành 3 nhóm, nhóm 1(<4 mm), nhóm 2 (4-9 mm) và nhóm 3 (>10 mm).
Chiều rộng của sống hàm mất răng được đo tại các mức theo chiều đứng ở các vị trí 3,4,5 và 6 mm từ đỉnh của xương ổ răng. Kích thước bé nhất được coi là chiều rộng của sống hàm mất răng. Chiều rộng của sống hàm mất răng được phân thành 3 nhóm, nhóm 1 (<4 mm), nhóm 2 (4-5 mm) và nhóm 3 (≥ 6 mm).
Hình 2.6. Sống hàm vùng mất răng (A1, A2, A3, A4: chiều rộng, B: chiều cao, C: chiều dài)
Hình thái tiêu xương sống hàm mất răng sẽ được phân loại theo Aune và Gintaras [5]. Aune và Gintarus chia hình thái sống hàm mất răng thành 3 nhóm:
• Nhóm I: Chiều cao của sống hàm mất răng ≥ 10 mm và chiều rộng ≥ 6 mm. Thiếu hụt chiều dọc ở vùng trước phải ≤ 3 mm từ đỉnh xương ổ răng tới đường nối cổ của hai răng bên cạnh. Ở nhóm I, có ít hoặc không có tiêu xương hàm, cho nên, các nguyên tắc của phẫu thuật implant có thể được thực hiện.
• Nhóm II, A, B, C, D: Ở nhóm IIA, chiều cao của sống hàm mất răng ≥10 mm và chiều rộng từ 4-5 mm (sống hàm mất răng hẹp). Ở nhóm IIB, chiều cao của sống hàm mất răng là từ 4-9 mm, và chiều rộng ≥ 6 mm (sống hàm mất răng nông). Ở nhóm IIC, chiều cao của sống hàm răng từ 4-9 mm và chiều rộng từ 4-5 mm (sống hàm mất răng nông và hẹp). Ở nhóm IID, chiều cao của sống hàm mất răng ≥ 10 mm, chiều rộng ≥ 6 mm, thiếu hụt chiều cao vùng trước lớn hơn 3 mm từ đỉnh xương ổ răng đến cổ răng bên cạnh.
Hình 2.7. Chiều cao thiếu hụt từ đỉnh xương ổ răng tới đường nối cổ hai răng liền kề
• Nhóm III: Chiều cao của sống hàm mất răng < 4 mm và chiều rộng < 4 mm (Sống hàm mất răng hẹp và nông cho đặt implant).
Hình 2.8. Phân loại mất răng của Aune và Gintaras ở hàm trên 2.3.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Các hình ảnh được đo bằng phần mềm GALILEOS Viewer đi kèm với máy chụp phim CT Cone beam. Số liệu được thu thập ngay trong quá trình phân tích phim CT Cone beam, các số liệu được ghi vào các bảng (Phụ lục) kèm theo.