Trong quá trình phẫu thuật mở cửa sổ xoang, cắt xương ngang bên dưới được thực hiện khoảng 3 mm từ đáy xoang. Cắt xương thẳng đứng dài 10-15 mm.
Khi có thể, cắt xương đứng được cắt đủ dài sao cho cạnh dưới của cửa sổ xương
chạm với thành giữa của xoang khi cửa sổ được lật vào trong. Tuy nhiên, hạn chế về giải phẫu thường ngăn cản điều kiện quan trọng này. Đối với các bệnh nhân có chiều cao của thành bên của xoang hàm trên đầy đủ, khoang có thể được tạo ra đủ lớn để chứa miếng ghép có chiều cao thích hợp. Tuy nhiên, theo Smiler và cộng sự (1992) [45], Smiler (1997) [44], tổn thương giải phẫu ở thành bên xoang hàm trên gặp phổ biến. Theo Elian và cộng sự (2005) [18], nếu mục tiêu là đặt một implant 13-15 mm chiều dài, cắt xương phía trên nên được thực hiện khoảng 15 mm từ đỉnh xương ổ răng và cắt xương phía dưới nên được thực hiện khoảng 2-3 mm từ sàn xoang. Trong nghiên cứu này, vị trí ước lượng của độ dày thành bên xoang hàm ứng dụng các giá trị từ các nghiên cứu trên.
Tôi tiến hành đo chiều dày thành bên xoang hàm trên tại 3 vị trí tương ứng với răng 5, răng 6 và răng 7 rồi lấy kết quả trung bình. Chiều dày của thành xoang được đo ở 2 vị trí là 3 mm tính từ đáy xoang và 13 mm tính từ đáy xoang. Chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3mm tính từ đáy xoang ở bên mất răng là 1.69±042 mm (n=34) cao hơn chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3m tính từ đáy xoang ở bên còn răng 1.51±0.42 mm (n=34). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của So-Jin Kang và cộng sự (2011) (1.69±0.84 mm, N=149) [26]
Chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3 mm tính từ đáy xoang ở nam là 1.65±0.38 mm (n=19) cao hơn chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3m tính từ đáy xoang ở nữ 1.59±0.27 mm (n=34). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 13 mm tính từ đáy xoang ở nam là 1.59±0.41 mm (n=19) cao hơn chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 13m tính từ đáy xoang ở nữ 1.46±0.22 mm (n=15). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Không có sự khác biệt chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3m tính từ đáy xoang, chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 13 mm tính từ đáy xoang giữa nam và nữ.
Chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3 mm tính từ đáy xoang ở bên phải là 1.62±0.46 mm (n=34) cao hơn chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3 mm tính từ đáy xoang ở bên trái là 1.61±0.44 mm (n=34). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 13m tính từ đáy xoang ở bên phải là 1.58±0.38 mm (n=34) cao hơn chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3m tính từ đáy xoang ở bên trái là 1.54±0.39 mm (n=34). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Không có sự khác biệt chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3m tính từ đáy xoang, chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 13m tính từ đáy xoang giữa xoang phải và xoang trái.
Chiều dày thành bên xoang hàm tại vị trí 3 mm tính từ đáy xoang ở bên mất răng là 1.69±042 mm (n=34) cao hơn chiều dày thành bên xoang tại vị trí 3m tính từ đáy xoang ở bên còn răng là 1.54±0.47 mm (n=34). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Chiều dày thành bên xoang hàm tại vị trí 13 mm tính từ đáy xoang ở bên mất răng là 1.61±0.33 mm (n=34) cao hơn chiều dày thành bên xoang tại vị trí 13 mm tính từ đáy xoang ở bên còn răng là 1.51±0.42 mm (n=34).
Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Không có sự khác biệt chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 3 mm tính từ đáy xoang, chiều dày thành xoang hàm tại vị trí 13m tính từ đáy xoang giữa bên mất răng và còn răng.
Trong tổng số 68 xoang hàm trên ở 34 bệnh nhân được khảo sát, số lượng vòng nối động mạch xoang được phát hiện trên phim CT Cone beam chiếm tỷ lệ 22.1% (15/68). Kết quả này thấp hơn tỷ lệ vòng nối động mạch xoang được phát hiện trên phim CT. Theo Elian và cộng sự (2005) [18], vòng nối động mạch xoang đi trong xương được phát hiện hơn 50% trên phim CT. Trong suốt quá trình nâng xoang với thành bên xoang dày, sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Cho nên, khi thành
bên xoang hàm dày, nguy cơ chảy máu sẽ được cân nhắc ngay cả khi không phát hiện mạch máu trong xương trên phim CT.
Khoảng cách bờ dưới vòng nối động mạch xoang tới đáy xoang ở răng 6 là 11.29±2.81 mm (n=15) thấp hơn so với khoảng cách bờ dưới vòng nối động mạch xoang tới đáy xoang ở răng 7 là 12.39±2.82 mm (n=15), và cao hơn so với khoảng cách bờ dưới vòng nối động mạch xoang tới đáy xoang ở răng 5 10.28±3.47 mm (n=12). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Khoảng cách trung bình của mạch máu đến đáy xoang là trung bình 11mm. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu So-Jin Kang và cộng sự (2011) (8.25±3.25 mm, N=135) [26]. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tôi nhận thấy đường đi vòng nối động mạch xoang hàm đi từ sau ra trước, lúc đầu cách xa đáy xoang, càng đi về phía trước càng gần đáy xoang. Tuy nhiên, đáy xoang hàm không phải là một đường thẳng nằm ngang mà là một đường cong lõm với điểm thấp nhất là răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai ở cao nhất. Do vậy, vòng nối động mạch xoang có hình dạng 1 đường cong lõm, với vị trí thấp nhất ở răng hàm lớn thứ nhất (Traxler và cộng sự (1999) [53], Mardinger và cộng sự (2007) [32]). Hình dạng của đáy xoang hàm sẽ tương tự đường đi của của mạch máu.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tôi nhận thấy vòng nối động mạch xoang hàm, không phân nhánh, kích thước nhỏ, kích thước dưới 1 mm chiếm tỷ lệ 73.3%, kích thước 1-2 mm chiếm tỷ lệ 26.7%. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của So-Jin Kang và cộng sự (2011) [26]. So-Jin Kang quan sát thấy có 62.2% vòng nối động mạch xoang có kích thước nhỏ hơn 1 mm và 37.8% vòng nối động mạch xoang có kích thước lớn hơn 1 mm. Kết quả nghiên cứu gợi ý về khả năng lớn phải kiểm soát chảy máu trong phẫu thuật. Mardinger và cộng sự (2007) [32] báo cáo vòng nối động mạch xoang lớn hơn 1 mm chiếm 29% các trường hợp và có nguy cơ gây chảy máu. Ella và cộng sự (2008) [19] báo cáo kích
thước trung bình của mạch máu là 1.20 mm, và 57.1% bệnh nhân có mạch máu từ 1-2.5 mm đường kính, chỉ ra nguy cơ chảy máu cao trong phẫu thuật.
Số lượng vòng nối động mạch xoang được phát hiện trên phim CT Cone beam nằm trong xương chiếm tỷ lệ 60.0% (9/15) cao hơn so với số lượng vòng nối động mạch xoang được phát hiện trên phim CT Cone beam nằm bề mặt chiếm tỷ lệ 40.0% (6/15). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của So-Jin Kang và cộng sự (2011) [26] khi tác giả chỉ ra vòng nối động mạch động mạch xoang nằm trong xương chiếm tỷ lệ 64.3%.
Trong tổng số 68 xoang hàm trên ở 34 bệnh nhân được khảo sát, số lượng vách ngăn xoang hàm thấy trên được trên phim CT Cone beam chiếm tỷ lệ 26.5%, kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của các tác giả trên thế giới.
TT Tác giả Cỡ mẫu Số lượng
vách ngăn xoang
Tỷ lệ vách ngăn
Vị trí thường gặp
1 Underwood (1910) [55]
45 30 33.3% Sau
2 Krennmair và cộng sự (1999) [28]
97 51 26.3% Trước
3 Velásquez-Plata và cộng sự (2002) [56]
156 75 24.0% Giữa
4 González-Santana và cộng sự (2007) [23]
30 17 25.0% Giữa
5 Nguyễn Viết Đa Đô (2012)
34 18 26.5% Trước
Bảng 4.3. Tỷ lệ vách ngăn xoang ở các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Vị trí xoang hàm được phân loại theo Underwood [55]. Theo đó, Underwood phân vách ngăn xoang thành 3 nhóm liên quan vùng răng mọc: phía trước (tương ứng với các răng hàm nhỏ), ở giữa (tương ứng với răng hàm lớn thứ nhất), và phía sau (tương ứng với răng hàm thứ hai). Số lượng vách ngăn xoang hàm trên được thấy trên phim CT Cone beam ở nhóm 1 chiếm tỷ lệ 55.6% (10/18) cao hơn so với số lượng vách ngăn xoang hàm trên được thấy trên phim CT Cone beam ở nhóm 2 chiếm tỷ lệ 16.7% (3/18), và ở nhóm 3 chiếm tỷ lệ 27.7% (5/18).
Kết quả nghiên cứu của tôi tương tự với nghiên cứu của Krennmair và cộng sự (1999) [28] (Bảng 4.3).
Số lượng vách ngăn xoang hàm trên bên trái phát hiện trên phim CT Cone beam chiếm tỷ lệ 61.1% cao hơn so với số lượng vách ngăn xoang hàm trên bên phải chiếm tỷ lệ 38.9. Kết quả nghiên cứu của tôi tương tự với nghiên cứu của Underwood [55]. Underwood nhận thấy vách ngăn bên trái gặp nhiều hơn vách ngăn bên phải với tỷ lệ 3:1
Chiều cao vách ngăn xoang hàm trên được thấy trên phim CT Cone beam là 7.98±3.67 (n=18). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Underwood [55] báo cáo chiều cao trung bình của vách ngăn xoang giữa 6.4 và 12.7 mm. Velásquez-Plata và cộng sự [56] báo cáo chiều cao trung bình của vách ngăn xoang là 7.6 mm. Kim và cộng sự [27] là 5.5 mm. Phẫu thuật nâng xoang bao gồm chuẩn bị một cửa sổ ở thành bên xoang hàm, cửa sổ này sẽ được cắt, xoay đẩy vào trong và lên trên với màng Schneiderian theo phương nằm ngang để tạo một sàn xoang mới. Khoảng trống giữa sàn xoang cũ với xoang mới sẽ được phủ đầy với vật liệu ghép. Sự có mặt của vách ngăn xoang có thể gây biến chứng trong quá trình phẫu thuật đẩy cửa sổ và bóc tách màng Schneiderian. Boyne và
cộng sự [11] khuyên cắt vách ngăn xoang với dao sắc và loại bỏ chúng, miếng ghép có thể được đặt mà không có sự gián đoạn. Vách ngăn càng cao sẽ khiến cho công việc này trở nên khó khăn. Đôi khi, trong một số trường hợp, nếu chiều cao của vách ngăn quá cao, sẽ tiến hành mở hai cửa sổ, mỗi cửa sổ một bên vách ngăn hoặc tạo cửa sổ chữ W nếu vách ngăn thấp