- Các hình thái thương tổn: thương tổn của bệnh chốc thường tiến triển qua các giai đoạn: đỏ da, bọng nước hoặc mụn nước, hóa mủ, trợt loét, đóng vảy tiết và lành sẹo. Kết qủa nghiên cứu tại bảng 3.7 thấy thương tổn cơ bản của bệnh nhân chốc khi khi đến khám tại bệnh viện chủ yếu có 2 loại hình đó là bọng nước (và/hoặc mủ) và vảy tiết. Trong đó tỷ lệ thương tổn là vảy tiết chiếm 57,14%, bọng nước và/hoặc mủ là 27,14%, kết hợp hai loại hình thương tổn trên là 15,72%. Bệnh nhân chốc có thương tổn cơ bản là vảy tiết đến khám và điều trị tại bệnh viện nơi chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao có thể là do đặc điểm của bệnh chốc là bệnh nhiễm trùng nông với bọng nước nằm ở ngay lớp sừng và trên lớp gai. Thường thấy bọng nước nhăn nheo và rất dễ dập vỡ. Bệnh nhân đến khám bệnh thường muộn sau khi xuất hiện thương tổn nhiều giờ hoặc nhiều ngày và do đi lại, hoặc quần áo chà xát nên bọng nước thường dập vỡ để lại các vết trợt hoặc đóng vảy tiết vàng nâu.
Bệnh nhân có thương tổn là bọng nước đơn thuần chiếm 27,14%. Đó là những bệnh nhân ở các quận huyện trong thành phố, gần bệnh viện hoặc có phương tiện đi lại thuận lợi. Tuy nhiờn, với trờn ẳ số bệnh nhõn bị bệnh chốc đến khám bệnh sớm khi thương tổn mới xuất hiện (bọng nước) đã cho thấy người bệnh và những người thân trong gia đình họ đã có ý thức tốt về việc phòng chống bệnh tật và quan tâm đến sức khỏe của bản thân hoặc đến những người thân trong gia đình. Khi bị bệnh chốc đến sớm với y tế thì sẽ giảm được tỷ lệ lây lan cho bản thân, gia đình, cộng đồng (nhất là trẻ em
đang ở tuổi đến nhà trẻ hoặc mẫu giáo) và có thể ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân có thương tổn kết hợp bọng nước và vảy tiết là 15,72%.
Đây là những trường hợp bệnh nhận đến khám muộn hơn, khi một số bọng nước đã dập trợt, đóng vảy tiết, trong khi một số bọng nước khác vẫn còn tồn tại hoặc có thể những bọng nước này mới xuất hiện sau những thương tổn cũ đã đóng vảy tiết. Nguyên nhân người bị bệnh chốc đến khám có nhiều loại hình thương tổn có thể là do họ ở xa bệnh viện, được tuyến dưới điều trị không hiệu quả chuyển đến hoặc do một số người bệnh nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình còn nhiều hạn chế.
- Tính chất và ranh giới của thương tổn: kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 thấy phần lớn bệnh nhân chốc có thương tổn khu trú tại một vùng da nào đó của cơ thể, chiếm 87,14%. Bệnh nhân có thương tổn rải rác và có nhiều thương tổn vệ tinh chỉ chiếm 12,86%. Bệnh chốc với những thương tổn còn khu trú chứng tỏ bệnh nhân đến khám bệnh sớm và thể trạng bệnh nhân khá tốt. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về tỷ lệ bệnh nhân chốc có suy dinh dưỡng tại bảng 3.6 là rất thấp, chỉ chiếm 7,14% và cũng phù hợp với kết quả thống kê các hình thái thương tổn tại bảng 3.7 thấy hầu hết bệnh nhân chốc đến khám sớm với những thương tổn da còn đang ở giai đoạn bọng nước hoặc vảy tiết.
Ranh giới của thương tổn là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận dạng và phân biệt thương tổn cơ bản của bệnh da này với bệnh da khác. Các bọng nước của bệnh chốc thường có ranh giới rõ, ngay cả khi đã dập vỡ hoặc đóng vảy tiết thì vẫn còn giữ viền vảy da ở xung quanh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với đặc điểm này. Tại bảng 3.9 thấy
tỷ lệ bệnh nhân có thương tổn điển hình của bệnh chốc, ranh giới rõ với da lành rất cao, chiếm 88,57%.
- Da xung quanh thương tổn: Trong các bệnh da thì da xung quanh thương tổn cũng là một trong những dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh. Mà bệnh có bọng nước để phân biệt với bệnh chốc là tương đối nhiều. Bệnh chốc là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở da. Do đó da xung quanh thương tổn thường đỏ, là vì các mạch máu xung quanh thương tổn tăng sinh. Mạch máu tăng sinh để mang nhiều chất dinh dưỡng, các bạch cầu, đại thực bào và kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Còn các bệnh có bọng nước khác, da xung quanh thương tổn thường không đỏ, trừ khi có nhiễm trùng cơ hội. Trong số 70 bệnh nhân thì có tỷ lệ da đỏ vừa là cao (54,29%) so với đỏ ít và rất đỏ, chỉ có 1,43% là không đỏ ( bảng 3.15). Tỷ lệ da xung quanh thương tổn không đỏ này có thể là ở bệnh nhân người lớn có thương tổn khu trú, không có ngứa và giữ được thương tổn sạch, do đó mà tình trạng viêm không rầm rộ. Nhưng chúng tôi cũng phải khai thác bệnh sử rất kỹ và trong quá điều trị cũng phải theo dõi chặt chẽ để không bỏ sót bệnh. Chúng tôi cũng thấy tỷ lệ da xung quanh thương tổn là rất đỏ cũng rất ít (7,14%). Tỷ lệ này cũng phù hợp với số liệu nghiên cứu của chúng tôi là hạch phụ cận và sốt chỉ có rất ít trường hợp.
- Vị trí thương tổn: theo y văn, vị trí khu trú của thương tổn chốc thường ở quanh các hốc tự nhiên. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.11) thì thấy thương tổn chốc có thể gặp ở bất kì vị trí nào của cơ thể như: ở tay, chân, đầu mặt và nhiều vị trí khác. Tuy nhiên, thương tổn ở vùng mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (37,14 %). Trong đó vị trí lỗ mũi ngoài hay gặp hơn các vị trí khác, các vị trí hai mép, mí mắt, vùng trán, lỗ tai ngoài... cũng
có gặp nhưng ít hơn. Thương tổn chốc hay gặp nhất ở lỗ mũi ngoài có thể là do ở vùng hầu họng và đường hô hấp trên là môi trường thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh chốc là tụ cầu là liên cầu tồn tại và phát triển. Đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi thì dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm mũi nên có thể dễ bị bệnh chốc ở vị trí này. Vị trí ở tay, chân cũng hay gặp, chiếm 21,43%.
Có thể là do những vị trí này thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên dễ bị lây nhiễm. Đặc biệt là ở trẻ em hiếu động, dễ bị chấn thương chầy xước da tạo điều kiện vi khuẩn lây nhiễm và phát triển. Thương tổn có cả ở mặt và tay, chân chiếm 25,71%. Những bệnh nhân này thường có sốt, có hạch phụ cận hoặc gặp ở bệnh nhân có sức đề kháng kém như bị suy dinh dưỡng chẳng hạn. Cũng có thể các bệnh nhân này bị bệnh thời gian dài mà không được dùng thuốc, hoặc tự điều trị ở nhà không dứt điểm.
4.2.2. Triệu chứng toàn thân
- Hạch phụ cận: số liệu bảng 3.12 cho thấy số bệnh nhân có phản ứng hạch phụ cận là rất ít (8,57%). Các thống kê của các tác giả khác cũng thấy rằng không phải bệnh nhân nào cũng có phản ứng hạch phụ cận, mà phản ứng hạch phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng, số lượng vi khuẩn và phản ứng viêm của cơ thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể chưa xác thực, vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi đã loại trừ những bệnh nhân bị chốc nặng như chốc lan tỏa, chốc loét. Chỉ chọn những bệnh nhân bị chốc thông thường. Mặt khác, phản ứng của cơ thể mạnh hay yếu phụ thuộc vào số lượng và độc lực của vi khuẩn, mà hạch bạch huyết là cơ quan đại diện để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Biểu hiện sốt: phản ứng của cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập có rất nhiều biểu hiện khác nhau như sốt, tình trạng viêm tại chỗ và có hạch phụ cận.
Biểu hiện sốt không phải bệnh nhân bị chốc nào cũng có, mà phụ thuộc vào số lượng và độc lực của vi khuẩn. Số liệu mà chúng tôi thống kê thấy tỉ lệ bệnh nhân có sốt thấp (bảng 3.13), chỉ chiếm 17,14%. Tỷ lệ này có thể chưa xác thực với thực tế. Do tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân, loại trừ những bệnh nhân chốc lan tỏa, chốc loét như trên chúng tôi đã nói. Những bệnh nhân nặng mà chúng tôi không đưa vào mẫu, thường có thương tổn nặng và sốt.
Vì vậy, cũng là một trong những nguyên nhân làm kết quả nghiên cứu về trình trạng sốt của bệnh nhân bị chốc chưa có tính chất đại diện. Mặt khác, bệnh chốc là phản ứng nhiễm trùng cấp tính, nếu bệnh nhân có sốt thì thường tự mua thuốc hạ sốt uống trước khi đến khám bệnh. Do đó có thể làm sai lệch kết quả nếu không hỏi bệnh kỹ.
- Biểu hiện ngứa: kết quả tại bảng 3.14 thấy tỷ lệ bệnh nhân chốc có ngứa là cao, chiếm 70,00%. Triệu chứng cơ năng này rất quan trọng liên quan đến việc lây lan bệnh. Vì khi ngứa bệnh nhân gãy thương tổn tiết dịch, chảy nước lan rộng ra xung quanh da lành, có thể làm thương tổn rộng hơn, sâu hơn thành chốc loét. Dịch tiết từ tay bệnh nhân có thể đưa vi khuẩn đến vị trí khác của cơ thể gây bệnh. Có thể đưa ra ngoài môi trường, đặc biệt nơi bệnh nhân sinh hoạt tập trung có nhiều vật dùng chung thì khả năng lây lan bệnh lại càng cao, có thể tạo thành những ổ dịch nhỏ. Đặc biệt là ở những bệnh nhân chốc có phối hợp với bệnh da khác, nhất là bệnh viêm da cơ địa thì thường có ngứa nhiều hơn so với bệnh nhân chỉ bị chốc đơn thuần.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hình thái thương tổn với triệu chứng ngứa, kết quả bảng 3.15 cho thấy trong 3 dạng thương tổn gặp ở bệnh nhân thì dạng thương tổn hỗn hợp bọng nước và đóng vảy tiết có tỷ lệ bệnh nhân ngứa nhiều, gấp gần 2 lần so với bệnh nhân không ngứa (63,64%). Có thể
chính ở những bệnh nhân này có da nhạy cảm hơn, ngứa nhiều hơn, gãi làm cho bệnh chốc lây lan, tạo ra các tuổi thương tổn khác nhau. Cho nên, ở những bệnh nhân này có các loại hình thương tổn chốc khác nhau, đa dạng.
Ngứa là nguyên nhân làm thương tổn mới xuất hiện do ngãi làm bệnh lây từ vị trí này sang vị trí khác, có thể hình thành những bọng nước vệ tinh ở gần hoặc ở xa thương tổn cũ. Ở những bệnh nhân có ngứa chúng tôi thấy thương tổn lan rộng hơn ra xung quanh da lành và có thể tạo thành những bọng nước ở xung quanh vảy tiết ướt. Ngứa, gãi có thể là điều kiện làm gia tăng sự lây bệnh cho gia đình và cộng cộng.