Đặc điểm dịch tễ và phân loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò chụp cắt lớp vi tính và xquang trong bệnh lý lõm ngực (Trang 57 - 62)

Nhóm tuổi phổ biến của các bệnh nhân trong nghiên cứu là từ 13 - 17 tuổi, chiếm 65,45%. Các đối tượng có tuổi trung bình là 15,6 ± 3,5, tuổi lớn nhất là 23 và nhỏ nhất là 6 tuổi. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vanessa A.Olbrecht và các cộng sự trong một nghiên cứu điều trị phẫu thuật lõm ngực ở bệnh nhân LNBS có bệnh về liên kết mô từ năm 1997 đến năm 2009 tại bệnh viện John Hopkins, Baltimore (Mỹ) với độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 15,5 tuổi [69].

Tác giả Jacobs J.P cùng cộng sự nghiên cứu việc xâm lần tối thiểu sử dụng kỹ thuật Nuss trên 31 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 14,5 tuổi, giá trị tuổi trung vị là 15 và khoảng dao động độ tuổi của các bệnh nhân là 4,4 – 31,0 năm [70].

Park H.J và các cộng sự khi điều trị cho 1170 bệnh nhân LNBS bằng phương pháp Nuss từ giữa tháng 8/1999 tới tháng 9/2008 đã ghi nhân độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 10,3 tuổi (khoảng dao động của độ tuổi là từ 16 tháng đến 51 năm), trong đó, bệnh nhân trên 15 tuổi là 331 người, chiếm 28,3% [63].

Theo Lâm Văn Nút khi tiến hành nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Nuss trong điều trị LNBS tại khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minhh năm 2012 cũng cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 16,2 ± 4, tuổi lớn nhất là 28, nhỏ nhất cũng là 6 tuổi [13].

Tác giả Park Hyung Joo và Trần Thanh Vỹ đều đưa đề nghị chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân nhỏ từ 3 đến 5 tuổi do độ tuổi này chưa ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ cũng như tâm lý của trẻ sau này do trẻ không nhớ đến cuộc phẫu thuật hay dị tật mình đã mắc [3, 63].

Khi nghiên cứu điều trị LNBS ở ngưởi trưởng thành, độ tuổi khuyến cáo có thể thực hiện phẫu thuật là bệnh nhân dưới 50 tuổi [71]. Tuy nhiên, việc lựa chọn bệnh nhân để phẫu thuật là một điều rất cần thiết do thời gian mổ kéo dài hơn, tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn ở nhóm đối tượng này [72].

4.1.2. Giới

Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu là nam giới với 87,20%, số bệnh nhân nữ chỉ chiếm 12,73%.

Theo Pilegaard (2008) [49] ông đã điều trị cho 383 bệnh nhân LNBS bằng phương pháp Nuss từ 2001 đến 2006 tại Đan Mạch, trong đó có 86% nam và 14% nữ. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường (2010) tại Bệnh viện Việt

Đức với 30 bệnh nhân thì có 83,3% nam, 16,7% nữ [5]. Như vậy tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với 2 nghiên cứu trên.

Theo nghiên cứu của Michael J. Goretsky và các cộng sự, tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 4/1 và nam giới có nguy cơ biến dạng cao hơn trong khi nữ giới có nguy cơ gia tăng chứng cong vẹo cột sống [17].

Nghiên cứu của Park Hyung Joo cùng cộng sự phân tích dữ liệu của 1170 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh có can thiệp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong khoảng thời gian 9 năm từ 1999 đến 2008 cũng cho tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ là 4/1 (941 nam và 229 nữ) [63].

Khi nghiên cứu, quản lý dị tật bẩm sinh ngực, Felix C. Blanco cùng cộng sự chỉ ra rằng LNBS là bất thường phổ biến nhất ở thành ngực với tỷ lệ gặp ở nam giới gấp hơn ba lần ở nữ giới [73].

Như vậy, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ giới nam/nữ tương đồng với kết quả của những nghiên cứu trước.

4.1.3. Số ngày nằm viện trung bình của đối tượng nghiên cứu

Số ngày nằm viện trung bình của người bệnh tính từ ngày phẫu thuật đến khi ra viện là 5.4 ± 2.9 ngày, trong đó, người nằm viện lâu nhất là 14 ngày và ít nhất là 2 ngày.

Nghiên cứu của Jacobs JP và các cộng sự về kỹ thuật Nuss trên 31 bệnh nhân tại Sant Petersburg, FL, USA trong vòng 3 năm ghi nhận thời gian nằm viện của các bệnh nhân sau phẫu thuật vào khoảng 4 ngày (khoảng dao động số ngày nằm viện là 3 -10 ngày, trung bình là 4,6 ngày) [70].

Trong một nghiên cứu của Eric W. Fonkalsrud và các cộng sự khi tiến hành theo dõi hồ sơ 375 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật LNBS theo phương pháp của Ravitch và Welch trong suốt 30 năm từ giữa năm 1969 đến 1999 cho thấy: số ngày năm viện ít khi vượt quá 4 ngày (trung bình là 3,1 ngày) và nhiều trẻ em dưới 10 tuổi được xuất viện trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật [74].

Một số nghiên cứu đã so sánh hai phương pháp phẫu thuật của Ravitch và Nuss, nhìn chung, thủ thuật xâm lấn tối thiểu theo phương pháp phẫu thuật Nuss được thực hiện nhanh hơn nhời thời gian nằm viện sau mổ lâu hơn. Kỹ thuật mổ phanh thường có thời gian nằm viện khoảng từ 1 -3 ngày trong khi phương pháp phẫu thuật Nuss có thời gian nằm viện dao động từ 3 -6 ngày, đồng thời bệnh nhân cần sử dụng nhiều thuốc giảm đau hơn so với phẫu thuật của Ravitch [75].

4.1.4. Yếu tố gia đình và hội chứng Marfan kết hợp với bệnh LNBS

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh lý LNBS, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nguyên nhân của bệnh lý LNBS là không rõ ràng, trong đó yếu tố gia đình và hội chứng Marfan kết hợp trong bệnh lý LNBS đã được nghiên cứu sâu hơn, có những nghiên về biến đổi gen trong các yếu tố này đã chỉ ra rằng bệnh lý LNBS dường như được di truyền theo gen trội nhưng cũng có những gia đình thì bệnh lý này lại di truyền theo gen lặn và nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X [76].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, không thấy bất cứ trường hợp trường nào có hội chứng Marfan kết hợp với LNBS. Trong các nghiên cứu trong nước thì tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng Marfan kết hợp với LNBS cũng rất thấp, chẳng hạn trong nghiên cứu của Lâm Văn Nút (2014) thì tỷ lệ này là 9/229 (chiếm 3,9%) [13]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường (2010) thì tỷ lệ này là 0% [5]. Trong khi đó theo một số tác giả trên thế giới thì tỷ lệ này là tương đối cao; trong nghiên cứu của Michael J. Goretsky và cộng sự thì tỷ lệ này là 3,1% và có tới 19% các bệnh nhân có các đặc điểm lâm sàng gợi ý hội chứng Marfan [17].

Yếu tố gia đình: không thấy trường hợp nào có người nhà bị LNBS.

Các kết quả của nghiên cứu khác trong nước và trên thế giới cũng cho thấy yếu tố gia đình trong bệnh cảnh LNBS cũng không giống nhau. Theo Nguyễn Văn Trường (2010) thì tỷ lệ này chiếm 3,3% (1/30) [5], còn trong nghiên cứu

của Lâm Văn Nút (2014) tỷ lệ này là 14,4% (33/229) [13]. Theo Michael J.

Goretsky (2004) và cộng sự khi điều trị cho 982 bệnh nhân LNBS thì tỷ lệ này là rất cao, lên tới 45% [17].

Như vậy có thể giải thích rằng, yếu tố di truyền trong bệnh lý LNBS thay đổi tùy theo khu vực địa lý.

4.1.5. Triệu chứng cơ năng

Có 24,07% số bệnh nhân có triệu chứng cơ năng khi nhập viện, còn lại phần lớn bệnh nhân (75,93%) là không có triệu chứng.

Trong một báo cáo chuyên đề phẫu thuật lồng ngực nhằm đánh giá kết quả điều trị lõm ngực bằng phẫu thuật Nuss tại bệnh viện Đà Nẵng, tác giả Thân Trọng Vũ và các cộng sự lại ghi nhận tất cả các bệnh nhân (17 trường hợp) đều có triệu chứng cơ năng, trong đó, 11 người (64,7%) có triệu chứng đau ngực và 100% số người có biểu hiện thông khí hạn chế khi đo chức năng hô hấp [77].

Trong nghiên cứu của Lâm Văn Nút (2014), ông đã chia triệu chứng cơ năng thành các nhóm nhỏ để mô tả sự hiện diện của từng triệu chứng, nhóm triệu chứng trong mẫu bệnh nhân của ông như: mệt- hồi hộp, đau ngực khi vận động, khó thở gắng sức, thiếu sức chịu đựng khi luyện tập... Ông đã ghi nhận triệu chứng cơ năng hay gặp nhiều nhất là mệt, hồi hộp, chiếm 34,9% [13].

Theo RonA.G.Winkens và cộng sự khi nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân LNBS ông đã ghi nhận 32% số bệnh nhân LNBS có kèm theo các triệu chứng cơ năng như khó thở, mệt mỏi, hay đánh trống ngực…[78]

Như vậy có một sự tương đồng giữa nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng cơ năng hơi thấp hơn các tác giả khác bởi vì chúng tôi thống kê trên các bệnh nhân có hoặc không có các triệu chứng cơ năng còn như tác giả Lâm

Văn Nút do chia nhỏ các triệu chứng và nhóm triệu chứng cơ năng nên tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng riêng lẻ sẽ cao hơn vì trên cùng một bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều triệu chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò chụp cắt lớp vi tính và xquang trong bệnh lý lõm ngực (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)