Trong tổng số 200 bệnh nhân được phỏng vấn, 100% các đối tượng cho biết là có được cung cấp các thông tin, kiến thức khi tham gia điều trị tại phòng khám ngoại trú.
“Khi đến phòng khám thì tôi đều được cung cấp các thông tin về HIV, cách thức uống thuốc và điều trị như thế nào cho tốt; cách phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng, và một số vấn đề khác (về dinh dưỡng, hay một số bệnh tật liên quan kèm theo như da liễu hoặc Lao) ” (mã số 0322, 47 tuổi, cán bộ công chức).
Bảng 3.5: Tỷ lệ các nội dung tư vấn mà bệnh nhân được cung cấp tại phòng khám (n = 200)
TT Nội dung Số lượng %
1. Kiến thức chung về HIV 200 100
2. Kiến thức về thuốc ARV 200 100
3. Kiến thức về tuân thủ điều trị 200 100
4. Kiến thức về nhiễm trùng cơ hội 183 91,5
5. Kiến thức về thuốc nâng cao thể trạng 171 85,5 6. Kiến thức về dinh dưỡng cho người nhiễm HIV 200 100
7. Kiến thức về các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với những người nhiễm HIV
154 77,0
Nhận xét:
Kết quả tại bảng trên cho thấy người bệnh có được tư vấn những nội dung như các kiến thức chung về HIV, thuốc ARV, tuân thủ điều trị, về dinh dưỡng cho người nhiễm đều đạt được tỷ lệ tuyệt đối là 100%. Có 91,5%
người nhiễm HIV/AIDS được cung cấp kiến thức về nhiễm trùng cơ hội và 85,5% được cung cấp kiến thức về thuốc nâng cao thể trạng . Mới chỉ có 77,0% các đối tượng được phỏng vấn cho biết được cung cấp các kiến thức
liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Bảng 3.6: Tỷ lệ hiểu biết của người bệnh khi được cung cấp kiến thức về khám và điều trị tại phòng khám (n = 200)
STT Nội dung Số lượng %
1 Kiến thức trên có thiết thực không
Có 180 90,0
Không 20 10,0
2 Phương tiện truyền thông đầy đủ
Có 156 78,0
Không 44 22,0
3 Kiến thức hấp dẫn Có 140 70,0
Không 60 30,0
4 Dễ dàng tiếp cận với các buổi nói chuyện
Có 175 87,5
Không 25 12,5
5 Hiểu hơn về HIV/AIDS Có 186 93,0
Không 14 7,0
6 Có thể tuyên truyền kiến thức cho người khác
Có 135 67,5
Không 65 32,5
Nhận xét:
Tỷ lệ hiểu biết của người nhiễm HIV khi được cung cấp kiến thức về khám và điều trị tại phòng khám lần lượt là; hiểu hơn về HIV/AIDS chiếm 93,0% kiến thức có thiết thực 90%, kiến thức hấp dẫn 70,0%, dễ dàng tiếp cận với buổi nói chuyện 87,5%, tuy vậy tỷ lệ có thể tuyên truyền được kiến thức cho người khác còn thấp chỉ có 67,5%.
“Nhìn chung là được, có hấp dẫn, có thiết thực tuy vậy các thông tin giữa các lần khám toàn bị trùng nhau. Có hiểu hơn về HIV/AIDS, nhưng không thể tuyên truyền được cho người khác vì ngại” (mã số 0317, 22 tuổi, nghề tự do).
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV (n = 200)
Nhận xét:
Nhìn chung tỷ lệ được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khá cao; các tỷ lệ đều trên 80%; và tỷ lệ được tư vấn sau khi xét nghiệm HIV cao hơn trước xét nghiệm. Tỷ lệ được tư vấn cao nhất là làm gì khi bị lây nhiễm HIV chiếm 96,5% sau khi xét nghiệm; và giải thích kết quả xét nghiệm chiếm 95,5%.
Tỷ lệ đối tượng có thể tuyên truyền được kiến thức còn thấp hơn ở phỏng vấn ở định lượng. Chỉ có 5/13 người chiếm 38,46% có thể tuyên truyền sự hiểu biết của mình về HIV cho mọi người.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tư vấn viên cung cấp kiến thức và tư vấn cho bệnh nhân HIV (n = 200).
Nhận xét:
Qua biểu đồ 2; ta thấy tỷ lệ cung cấp kiến thức và tư vấn cho bệnh nhân chủ yếu là bác sĩ và dược sĩ; bác sĩ chiếm 95,5%, dược sĩ chiếm 89,0%;
tiếp đó là y sĩ 78,5% và y tá là thấp nhất 56,5%.
Qua phỏng vấn sâu, có 100% (13/13) đối tượng trả lời là được bác sĩ phòng khám ngoại trú tư vấn và cung cấp kiến thức cho.
“Các bác sĩ tư vấn rất nhiệt tình; lần nào đi khám cũng được bác sĩ nói về HIV và việc uống thuốc ARV như thế nào; từ đó tôi cũng ý thức được hơn việc uống thuốc để điều trị” (mã số 0237, 1984, nữ)
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về bảo hiểm y tế (n = 200) Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV về có kiến về bảo hiểm y tế tương đối cao, chiếm 91%; tỷ lệ không biết thấp chỉ có 10%.
“Đang dùng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện; và dùng cho các lần khám, chữa bệnh và thỉnh thoảng mang đi dùng” (mã số điều trị 0236, 32 tuổi, công nhân).
“Càng ngày thì bệnh nhân càng ý thức được tầm quan trọng của việc sự dụng bảo hiểm vào việc khám và điều trị bệnh; đây cũng là một tiến hiệu tốt cho cả đối tượng và phòng khám; nó cũng là sự hiệu quả của các lần tư vấn của đội ngũ cán bộ y tế ở PKNT” (bác sĩ 1)