Trong tổng số 200 bệnh nhân được phỏng vấn, 100% các đối tượng cho biết là có được cung cấp các thông tin, kiến thức khi tham gia điều trị tại phòng khám ngoại trú. Tỷ lệ này cao hơn tuyệt đối so với nghiên cứu của của Nguyễn Văn Dung tỷ lệ đối tượng được cung cấp các thông tin, kiến thức khi tham gia điều trị tại phòng khám ngoại trú là 99,23% ; và đây cũng phù hợp với luật số 64/2006/QH11 của Quốc hội : Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tại điều 11,12 chương II, mục 1 . Ngoài ra, khi tham gia phỏng vấn sâu các đối tượng;
thì 100% các đối tượng trả lời là có được cung cấp các thông tin, kiến thức một cách đầy đủ, và được nhắc lại ở các lần khám. Qua phỏng vấn sâu thì có 100% (13/13) đối tượng trả lời là được bác sĩ phòng khám ngoại trú tư vấn và cung cấp kiến thức cho.
“Các bác sĩ tư vấn rất nhiệt tình; lần nào đi khám cũng được bác sĩ nói về HIV và việc uống thuốc ARV như thế nào; từ đó tôi cũng ý thức được hơn việc uống thuốc để điều trị” (mã số điều trị 0128)
“ Nhìn chung là được, có hấp dẫn, có thiết thực tuy vậy các thông tin giữa các lần khám toàn bị trùng nhau. Có hiểu hơn về HIV/AIDS, nhưng không thể tuyên truyền được cho người khác vì ngại” (mã số điều trị 0326, 22 tuổi, nghề tự do).
Nhận thấy, ý kiến của hai bạn ở trên tương đối là khác nhau; tuy vậy chúng ta cần phải đổi mới các nội dung, thông tin cung cấp cho bệnh nhân để
bệnh nhân cảm thấy kiến thức hấp dẫn hơn; bên cạnh đấy tạo cho bệnh nhân sự tự tin và thoải mái để có thể tuyên truyền kiến thức cho những người xung quanh.
Từ kết quả tại bảng 5, cho thấy người bệnh được tư vấn những nội dung như các kiến thức chung về HIV, thuốc ARV, tuân thủ điều trị, về dinh dưỡng cho người nhiễm đều đạt được tỷ lệ tuyệt đối là 100%. Có 91,5%
người nhiễm HIV/AIDS được cung cấp kiến thức về nhiễm trùng cơ hội và 85,5% được cung cấp kiến thức về thuốc nâng cao thể trạng . Mới chỉ có 77%
các đối tượng được phỏng vấn cho biết được cung cấp các kiến thức liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ của nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dung và cộng sự; các tỷ lệ tương đương là cung cấp về các kiến thức chung về HIV/AIDS (chiếm 93,05%), kiến thức về chế độ ăn hàng ngày là 93.47%; tỷ lệ người bệnh được cung cấp kiến thức khi sử dụng thuốc ARV như tác dụng phụ, cách xử trí, kiến thức về tuân thủ điều trị vẫn còn nhiều hạn chế mới chỉ chiếm 46,64% và 43.96% . Có thể thấy nghiên cứu của tôi có tỷ lệ cao hơn là do sự nỗ lực chung của toàn phòng khám ngoại trú nói chung và sự quan tâm của lãnh đạo quận Hai Bà Trương nói riêng; bên cạnh đó là sự nhiệt tình của đội ngũ y, bác sĩ; mặt khác địa điểm nghiên cứu của chúng tôi chỉ có tại 1 quận; còn nghiên cứu của tác giả là toàn thành phố Hà Nội nên, sự quản lý của các phòng khám là rất khác nhau; vì vậy tỷ lệ chung bị giảm xuống. Ngoài ra tỷ lệ kiến thức về các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với những người nhiễm HIV chỉ mới có 77%; tỷ lệ này còn thấp; nhận thấy cần đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin kiến thức về các luật, cũng như chủ trương về người nhiễm HIV; để họ có thể tự bảo vệ họ, gia đình họ và cộng đồng họ sinh sống. Trong nhóm phỏng vấn sâu: các đối tượng thật sự muốn biết về tất cả các thông tin giúp ích cho họ và gia đình;
như thông tin về thuốc ARV, tuân thủ điều trị, nhiễm trùng cơ hội , thuốc
nâng cao thể trạng; dinh dưỡng cho người nhiễm HIV hay là các luật bảo vệ người nhiễm HIV.
Đánh giá về sự hiểu biết của người nhiễm HIV về vấn đề được cung cấp kiến thức và khám và điều trị, tỷ lệ lần lượt là: Kiến thức trên có thiết thực không chỉ có 90% cảm thấy thiết thực; có nghĩa 10% còn lại chưa cảm thấy thiết thực; đây có thể là do sự chưa cập nhật kiến thức của những người truyền thông, của đội ngũ cán bộ phòng khám. Tỷ lệ về phương tiện truyền thông đầy đủ chiếm 78%, từ nghiên cứu này tôi sẽ có những đóng góp và kiến nghị hợp lý hơn đối với phòng khám để có cung cấp them những phương tiện hợp lý hơn. Tỷ lệ về kiến thức hấp dẫn chiếm 70%; 30% không cảm thấy hấp dẫn; cần đổi mới lại phương pháp và kiến thức sao cho phù hợp và hấp dẫn. Tỷ lệ dễ dàng tiếp cận với buổi nói chuyện có 87,5%, tuy vậy tỷ lệ có thể tuyên truyền được kiến thức cho người khác còn thấp chỉ có 67,5%. Theo nhóm phỏng vấn sâu cho biết cần phải thay thế các hình thức giảng dạy, tuyên truyền cho hấp dẫn hơn như bằng hình ảnh, chia sẻ cụ thể, thực tế hơn như để chính các bệnh nhân được chia sẻ của bản thân cũng như những vấn đề bệnh nhân gặp phải. Đây là một dấu hiệu tích cực khi trong nhóm đối tượng có cả những người có nghề nghiệp là nhân viên hành chính, họ sẽ rất khó để sắp xếp thời gian vào trong giờ làm để đến tham dự. Đặc biệt hơn, cần chú ý đến đội ngũ các chuyên gia giảng dạy tại các lớp tập huấn, những người này cần phải có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc với những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, cần có thái độ, cử chỉ thân mật, dễ khơi gợi được các vấn đề của người tham gia thảo luận, giúp họ giảm bớt mặc cảm, tự ti để chia sẻ. Ngoài ra có một điểm rất quan trọng cần phải lưu ý khi chỉ có 67,5% các đối tượng được phỏng vấn cho biết được cung cấp các kiến thức liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Đây là những thông tin quan trọng và được đánh giá là hữu ích với những
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, tuy nhiên lại chưa để lại nhiều. Cần đẩy mạnh hơn nữa để người nhiễm HIV/AIDS có thể tự trang bị kiến thức cho cá nhân sau mỗi lần khám, điều trị và tư vấn để có thể tuyên truyền cho người khác;
phòng tránh lây nhiễm cũng như, giảm bớt sự kỳ thị của xã hội đối với những người mắc bệnh.
- Tỷ lệ được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khá cao; các tỷ lệ đều trên 80%; và tỷ lệ được tư vấn sau khi xét nghiệm HIV cao hơn là trước xét nghiệm. tỷ lệ được tư vấn cao nhất là làm gì khi bị lây nhiễm HIV chiếm 96,5% sau khi xét nghiệm; và giải thích kết quả xét nghiệm thì chiếm 95,5%. Nhìn chung thì các bệnh nhân đều cho biết; khi được tư vấn bệnh nhân sẽ có kiến thức để:
+ Để phòng lây nhiễm HIV cho gia đình và cộng đồng + Để điều trị ARV có hiệu quả
+ Có kiến thức và có thể tuyên truyền cho người khác
Qua biểu đồ 2; ta thấy tỷ lệ cung cấp thông tin và tư vấn cho bệnh nhân chủ yếu là bác sĩ và dược sĩ; bác sĩ chiếm 95,5%, dược sĩ chiếm 89%;
tiếp đó là y sĩ 78,5% và y tá là thấp nhất 56,5%; tỷ lệ giảng viên cung cấp kiến thức cũng ảnh hưởng 1 phần đến chất lượng kiến thức thu được của bệnh nhân.