4.3. Thực trạng hỗ trợ chăm sóc y tế cho bệnh nhân
4.3.2. Hỗ trợ chăm sóc xã hội cho bệnh nhân
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình hoạt động CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS hiện còn chưa được phổ biến rộng, PKNT có hoạt động CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS nhưng cũng có rất ít người nhiễm HIV/AIDS biết đến sự tồn tai của mô hình hoạt động này. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến đáp ứng nhu cầu chăm sóc xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội cho thấy chỉ có ở phòng khám ngoại trú điều trị ARV - nơi duy nhất không tồn tại định kiến, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, nơi mà người nhiễm HIV/AIDS dám công khai danh tính còn ở các cơ sở y tế khác, gia đình, và đặc biệt là ở cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều sự kỳ thị, phân biệt và đối sử bất bình đẳng vơí người nhiễm HIV. Các đối tượng tham gia nghiên cứu khi được hỏi: “Bạn đã bao giờ công khai mình là người nhiễm HIV/AIDS chưa? ” thì có tới 38,68 % người nhiễm HIV/AIDS trả lời họ vẫn phải dấu kín tình trạng nhiễm của mình, họ chưa bao giờ dám công khai mình là người nhiễm HIV với mọi người và ngay cả với chính những người thân trong gia đình họ. Trong 200 người tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu thì ngay tại PKNT Hai Bà Trưng là nơi được coi là đã thực hiện rất tốt vai trò và trách nhiệm của mình và không có biểu hiện của sự kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 100%. Tuy vậy tỷ lệ phân biệt đối xử này tăng cao khi địa điểm đó là gia đình hay ngoài xã hội; trong gia đình có đến 33,5% bị phân biệt, kỳ thị và ngoài xã hội con số này tăng lên đến 92,5%.
Tương tự vấn đề người nhiễm HIV/AIDS được đối sử bình đẳng, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ phía những người thân trong gia đình và cộng đồng dân cư còn rất hạn chế vì sự hiểu biết của xã hội về HIVAIDS còn rất thiếu, yếu không đầy đủ và còn nhiều sai lệch nên con người ta chưa sẵn sàng để đón nhận và sống chung với những người nhiễm HIV/AIDS.
“Ở đâu tôi cũng thấy mình bị kỳ thị và phân biệt đối xử; ở phòng khám thì không ai tỏa thái độ nhưng tôi vẫn sợ ánh mắt họ nhìn tôi; tôi không ở với gia đình, gia đình tôi không biết tôi bị nhiễm HIV; ngoài xã hội cũng cũng biết, nhưng chắc họ biết thì họ sẽ kỳ thôi; cái bệnh thế kỷ này ai chả sợ” (mã điều trị 0246, 1984, đang làm công nhân).
Đa số các đối tượng đều trả lời bị phân biệt đối xử ở xã hội 11/13 người; số bị phân biệt ở nhà (khi gia đình đã biết nhiễm HIV) ít hơn 6/13 người chiếm 46,15%.
Tuy nhiên đáp ứng nhu cầu này cho người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều mặt hạn chế còn chưa có nhiều người tham gia các hoạt động hữu ích này. Trả lời câu hỏi về tham gia CLB/NTL thì có 115 người trong số 200 người nhiễm (chiếm tỷ lệ 57,5%) trả lời có tham gia hoạt động CLB/NTL còn lại 42,5%
không tham gia hoạt động này, chính vì vậy mà dịch vụ kết nối tìm kiếm trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, các chương trình hoạt động cùng những người nhiễm khác theo mô hình câu lạc bộ hoặc các nhóm đồng đẳng còn chưa được phổ biến rộng và hầu như chưa có; tỷ lệ không biết tham gia CLB/NTL ở đâu vẫn còn chiếm tỷ lệ cao chiếm 21,5%. Chính vì thế mà chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục xóa bỏ định kiến xã hội, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều hạn chế người dân còn rất sợ hãy khi phải tiếp xúc với người nhiễm HIV Chính những định kiến xã hội, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS từ phía cộng đồng xã hội và gia đình người nhiễm HIV đã là bức tường rào ngăn cản người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS đồng thời những định kiến đó cũng đã làm hạn chế việc huy động các nguồn lực để phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người
nhiễm HIV/AIDS. Vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội & sự phối kết hợp liên nganh trong quản lý, chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS còn yếu. Các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS còn chưa được quan tâm phát triển. Ngoài ra nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng số người sống không có nguồn thu nhập là 19 người chiếm 9,5% trong tổng số 200 người được phỏng vấn;
rất cần được hỗ trợ đào tạo nghề và tư vấn hướng nghiệp giới thiệu việc làm phù hợp thực sự còn chưa được đáp ứng, hiện tại vẫn chưa có một tổ chức nào được thành lập để hướng dẫn dạy nghề và giới thiệu việc làm phù hợp dành riêng cho người nhiễm HIV/AIDS.
Tỷ lệ này được cải thiện bởi PKNT cho vay vốn hoặc gợi ý giới thiệu việc làm còn thấp chỉ có 24 người chiếm 12%; con số chưa được cho vay vốn hay giới thiệu việc làm còn cao lên tới 176 người chiếm 88%. Tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của nghiên cứu Nguyễn Văn Dung và cộng sự;
việc hỗ trợ đào tạo nghề và tư vấn hướng nghiệp giới thiệu việc làm phù hợp cho người có HIV/AIDS đang điều trị ở các phòng khám ngoại trú tại Hà Nội thực sự chưa đáp ứng nhu cầu của người nhiễm. Trong tổng số 3.379 đối tượng nghiên cứu thì chỉ có 1204 đối tượng có câu trả lời về được các phòng khám ngoại trú cho vay vốn và gợi ý giới thiệu việc làm, số còn lại không có trả lời câu này. Trong 1204 đối tượng này chỉ có một số rất ít 265 người nhiễm (chiếm tỷ lệ 22.01%) được các phòng khám ngoại trú cho vay vốn và gợi ý giới thiệu việc làm . Vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh việc cho vay vốn hoặc gợi ý giới thiệu việc làm cho các đối tượng đến phòng khám; đặc biệt làm nhóm đối tượng làm nghề tự do có đến 45,5%, nghề nghiệp không ổn định sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy kéo theo nhất là đối với những người nhiễm HIV thì tiền đi khám và điều trị cũng là một vấn đề lớn. Trung bình một lần khám chữa bệnh của các bệnh nhân điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú khi
đi khám không có thẻ bảo hiểm y tế cho các bệnh thông thường là 150.000 – 200.000 đồng/ lần khám chữa và cho một lần khám chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan đến HIV/AIDS là 500.000 – 1.000.000 đồng/ lần khám chữa. Vì vậy giới thiệu việc làm là một trong những hộ trợ xã hội mang tính thiết thực cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS.