Các nghiên cứu về quy tắc Taylor trên thế giới

Một phần của tài liệu Quy tắc taylor và chính sách tiền tệ của việt nam (Trang 24 - 30)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.2.1. Các nghiên cứu về quy tắc Taylor trên thế giới

Phần này cung cấp một cách tóm lược các nghiên cứu trước đây về quy tắc Taylor, nhấn mạnh vai trò đóng góp những nghiên cứu đó giúp tác giả phân tích tìm hiểu sâu hơn về quy tắc Taylor.

Taylor (1993b) đề xuất quy tắc Taylor dựa trên sự thay đổi trong lãi suất do sự thay đổi của lạm phát và chênh lệch sản lượng. Quy tắc này chỉ ra rằng hệ số càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ càng lớn. Quy tắc Taylor mô tả gần đúng lãi suất hằng quý của FED trong giai đoạn: 1987Q1 – 1992Q3.

Taylor (2000) làm cho sáng tỏ quy tắc điều hành chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi công cụ của chính sách tiền tệ đối với một số trường hợp cụ thể có thể xảy ra.

Taylor (1993a, 1993b) chỉ ra nhiều trường hợp tổng quát có thể làm những quy tắc này khá nhạy cảm và phức tạp. Ông đưa ra bằng chứng về việc ước lượng lạm phát kì vọng sẽ cần phải dùng tới dữ liệu từ thị trường tương lai, cấu trúc kì hạn của lãi suất và nhiều biến khác nữa. Vấn đề hiện hữu trong việc đo lường chênh lệch sản lượng như việc dự báo về năng suất, lượng lao động và thay đổi trong tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Cuối cùng ông cho rằng nên giữ quy tắc Taylor ở dạng đơn giản nguyên gốc ban đầu.

Sử dụng cách tiếp cận khác, Moura & Carvalho (2010) dự báo những đặc điểm mô tả lại và dự báo của mô hình Taylor bằng cách sử dụng hồi quy xuyên quốc gia của 7 nước Nam Mỹ, 5 trong số đó áp dụng lạm phát mục tiêu (Brazil, Chile, Colombia, Peru và Mexico) và 2 nước không áp dụng (Argentina và Venezuela), kết luận những nước áp dụng lạm phát mục tiêu thì có chính sách tiền tệ khắt khe hơn so với các nước không áp dụng. Sự khác nhau này trở nên ấn tượng

nếu có sự so sánh những tác động tích cực của chính sách lãi suất tới lạm phát trong quá khứ hay lạm phát kỳ vọng.

Mehrotra & Sanchez Fung (2011) dự đoán quy tắc Taylor, những nghiên cứu gần đây chủ yếu dựa vào kiểm soát tập hợp tiền tệ, đối với 20 nước mới nổi. Chỉ có Brazil và Romania thì có trong mẫu của bài nghiên cứu nhưng không có trong bài nghiên cứu của Mehrotra & Sanchez-Fung, những tranh cãi rằng thay đổi trong cơ sở tiền tệ phản ứng với giá trị trong quá khứ, độ lệch lạm phát hàng năm từ trung bình trượt và đo lường của lỗ hổng sản lượng thực tế.

Quy tắc Taylor cơ bản giả định ngân hàng Trung ương sử dụng giá trị quá khứ và hiện tại của lạm phát và chênh lệch sản lượng để xác định lãi suất cơ bản.

Tuy nhiên, trong thực tế xu hướng sử dụng những thông tin có sẵn liên quan đến quá trình phát triển của giá khi xác lập lãi suất. Clarida & cộng sự (1998, 2000) sử dụng quy tắc Taylor với phiên bản cải tiến khi ngân hàng Trung ương nhắm tới mức kì vọng của lạm phát và chênh lệch sản lượng thay vì giá trị quá khứ và giá trị kì vọng, chứng minh những điểm lợi thế trong phân tích điều hành chính sách của Fed và các ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng khác.

Fourcans & Vranceanu (2004), Sauer & Sturm (2007) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xem xét quy tắc Taylor cải tiến trong phân tích chính sách tiền tệ ECB. Bernanke & cộng sự (2005) nghiên cứu chính sách tiền tệ của Mỹ bằng việc sử dụng phương pháp Taylor phiên bản cải tiến trên nền tảng hệ thống dữ liệu lớn các biến công cụ, tìm thấy kết quả từ việc sử dụng phiên bản cải tiến của quy tắc Taylor là đúng đắn.

Hong & đồng sự (2013) nghiên cứu thực nghiệm phương thức điều hành chính sách tiền tệ tại của ngân hàng Trung ương Malaysia dưới góc nhìn của quá khứ hiện tại hay tương lai. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi điều hành chính sách tiền tệ tại Malaysia ngân hàng Trung ương nước này sử dụng các yếu tố tại cả ba góc nhìn là quá khứ, hiện tại và tương lai đối với hai biến lạm phát và chênh lệch sản lượng. Bên cạnh đó họ còn tìm thấy bằng chứng cho thấy ngân hàng Trung ương Malaysia chú trọng đối với các biến động của lạm phát trong việc xây dựng và điều chỉnh lãi suất.

Wang & Zou (2006) sử dụng quy tắc Taylor mở rộng trong điều kiện nền kinh tế đang mở cửa để kiểm định quy tắc điều hành chính sách tiền tệ của Trung

Quốc. Về mặt lí thuyết thì dù rằng quy tắc này giải thích khá tốt cách điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhưng kết quả ước lượng đối với phương trình phản ứng của chính sách lại cho thấy sự không ổn định trong chính sách điều hành tiền tệ của nước này và dẫn tới kết quả cho thấy chính sách điều hành tiền tệ của Trung Quốc không được mô tả phù hợp bằng quy tắc Taylor cơ bản. Thêm vào đó, Sulaiman & cộng sự (2012) tìm thấy bằng chứng cho thấy quy tắc Taylor cơ bản không thể sử dụng để dự đoán hành vi của ngân hàng Trung ương Pakistan.

Moon & Van Poeck (2008), quy tắc Taylor cơ bản có khả năng dự báo được hành vi điều hành tiền tệ của ngân hàng Trung ương châu Âu. Osterholm (2005) cũng tìm thấy kết quả tương tự đối với việc điều hành chính sách tiền tệ của Fed.

Hơn thế nữa Bhattarai (2008) kết luận rằng quy tắc điều hành chính sách tiền tệ của Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh, và Mỹ cũng được mô tả bởi quy tắc Taylor cơ bản. Judd

& Rudebush (1998) cho rằng quy tắc Taylor mô tả chính sách tiền tệ tốt nhất là vào thời kì Greenspan so với thời kì Volcker và Burn.

Batini, Harrison & Millard (2003) cho thấy quy tắc Taylor cải tiến với biến lạm phát sử dụng giá trị tương lai và kết luận quy tắc Taylor này là quy tắc tốt nhất vì nó khá vững trước những cú sốc khác nhau.

Qin & Enders (2008) tìm thấy kết quả cho thấy quy tắc Taylor cải tiến dự báo tốt hơn so với các quy tắc khác. Mehra & Mintion (2007) cũng chứng minh quy tắc Taylor cải tiến với biến chủ chốt là CPI dự báo và phương pháp ước lượng đối với chênh lệch sản lượng là phương pháp tốt nhất với RMSE thấp nhất. Mohamad (2008) thực hiện ước lượng cả quy tắc Taylor phiên bản cải tiến và cơ bản đối với trường hợp Malaysia và kết luận rằng quy tắc Taylor với các biến sử dụng dữ liệu hiện tại và tương lai có khả năng mô tả hành vi điều hành của ngân hàng Trung ương Malaysia.

Bec & cộng sự (2000) cho rằng quy tắc Taylor rất hữu dụng trong việc cung cấp nền tảng phân tích dự báo cho các ngân hàng Trung ương trong tiến trình ra quyết định.

Bernanke & Gertler (1999) trong quá trình kiểm định quy tắc Taylor đối với Nhật Bản tìm thấy kết quả cho thấy hệ số đối với lạm phát và chênh lệch sản lượng dương và có ý nghĩa thống kê.

Chris & Dean (2005) nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của quy tắc Taylor và tìm cách áp dụng vào Newzeal& và kết quả là quy tắc Taylor là phương pháp vững nhất để tiến hành xây dựng chính sách tiền tệ dù trong một số trường hợp không được tối ưu hóa. Michael & Muneesh (2012) đánh giá hiệu quả hoạt động của quy tắc McCallum, quy tắc Taylor, và quy tắc trộn giữa 2 quy tắc trên tại Ấn Độ trong suốt thời kì 1996 – 2011 sử dụng dữ liệu theo quý. Kết quả cho thấy phiên bản cải tiến của cả 3 quy tắc là hiệu quả trong việc kiểm định quy tắc Taylor.

Zhangming (2012) tiến hành phân tích dữ liệu quá khứ và cách điều hành thực nghiệm chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương Trung Quốc trên nền tảng quy tắc Taylor bằng cách so sánh giữa lãi suất được tính theo quy tắc Taylor với mức lãi suất thực tế đề xuất bởi ngân hàng Trung ương Trung Quốc, kết quả thấy rằng quy tắc Taylor có thể cung cấp chuẩn mực đối với cách điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Mức lãi suất thực tế sai lệch so với mức lãi suất theo quy tắc Taylor khi việc thực hiện chính sách có độ trễ so với sự thay đổi của nền kinh tế.

Mishkin (1996) cho rằng sẽ rất nguy hiểm nếu cứ điều chỉnh chính sách tiền tệ theo sự gia tăng hay giảm của lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn bởi vì lãi suất danh nghĩa không phải lúc nào cũng dẫn truyền đến lãi suất thực. Giá các loại tài sản khác, chẳng hạn như giá chứng khoán, giá đất cũng dựa trên thông tin về lập trường quan điểm của ngân hàng Trung ương về chính sách tiền tệ. Hoạt động trên thị trường mở cũng là công cụ quan trọng đối với chính sách tiền tệ như gia tăng lạm phát và giá cả các loại tài sản khác ổn định sẽ làm tăng sản lượng.

Giá cả ổn định là điều kiện quyết định đối với các hoạt động kinh doanh bởi vì lạm phát có thể tác động lên tăng trưởng kinh tế. Nhiều ngân hàng Trung ương theo đuổi chiến lược chủ động gia tăng lãi suất để ngăn chặn sự gia tăng lạm phát trong nền kinh tế quá nóng. Woodford (2000) giải thích vấn đề dự báo kì vọng của khu vực tư nhân khi xác định tỉ lệ lạm phát trong tương lai. Trong phiên bản cải tiến của quy tắc Taylor, tối ưu hóa chính sách phụ thuộc vào mức mục tiêu theo thời gian. Những quy tắc này chỉ khả dĩ trong môi trường đã được kiếm soát điều này thì không tồn tại trong trường hợp chính sách tiền tệ yêu cầu khu vực tư nhân sẵn sàng phản ứng với những cú sốc hiện hữu.

Dựa vào các nghiên cứu trước đây tác giả kì vọng bài viết này sẽ kiểm định được quy tắc Taylor phiên bản cải tiến tại Việt Nam bên cạnh việc kiểm định quy tắc Taylor cơ bản.

Nhiều nghiên cứu mở rộng quy tắc tuyến tính bằng cách xem xét tác động của những biến khác trong việc tiến hành chính sách tiền tệ. Fourcans & Vranceanu (2004) trình bày bằng chứng ECB phản hồi lại với chênh lệch tỉ giá hối đoái so với trung bình. Kết quả tương tự như trên cũng được tìm ra bởi Chadha & cộng sự (2004) đối với Fed, BOE và BOJ và do Lubik & Schorfheide (2007) đối với ngân hàng Trung ương Anh và Canada. Việc xem xét vai trò cung tiền trong hàm phản ứng của ECB, Fendel & Frenkel (2006), Surico (2007b) kết luận rằng nó không ảnh hưởng trực tiếp lên việc điều hành của ECB nhưng nó là công cụ tốt để dự đoán lạm phát tương lai.

Vai trò của giá tài sản là một vấn đề quan trọng cần được xem xét trong các bài nghiên cứu. Tuy nhiên, không có sự nhất trí nào trong việc cho rằng ngân hàng Trung ương không nên đưa giá tài sản vào việc xây dựng lãi suất. Cecchetti & cộng sự (2000), Borio & Lowe (2002), Goodhart & Hofmann(2002), Sack & Rigobon (2003), Chadha & cộng sự (2004), Rotondi & Vaciago (2005) xem xét việc ngân hàng Trung ương nhắm tới giá tài sản là một việc quan trọng. Họ cũng cung cấp những sự hỗ trợ mạnh để chứng minh cho điều đó một cách trực tiếp.

Ở chiều ngược lại, Bernanke & Gertler (1999, 2001) và Bullard & Schaling (2002) không đồng ý với việc kiểm soát tiên nghiệm đối với giá tài sản. Họ cho rằng một khi việc dự đoán giá tài sản đã có tính đến lạm phát cho nên các cơ quan tiền tệ không cần phải phản ứng đối với sự thay đổi của giá cả tài sản. Thay vào đó, ngân hàng Trung ương chỉ nên phản ứng khi những biến động đó ảnh hưởng đến lạm phát dự báo hay sau đổ vỡ của bong bóng tài chính để tránh làm hại đến nền kinh tế.

Mặt khác, Driffill & cộng sự (2006) phân tích sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và thị trường giao sau trong tình trạng là một hàm phản ứng tuyến tính. Họ tìm thấy bằng chứng giá cả giao sau trong cơ chế xây dựng lãi suất của ngân hàng Trung ương là một đại diện cho tính ổn định tài chính. Hơn thế nữa, Kajuth cho thấy chính sách tiền tệ nên phản ứng lại đối với giá nhà vì nó tác động lên tiêu dùng. Vấn đề về sự ổn định tài chính cũng được nghiên cứu bởi Montagnoli &

Napolitano (2005). Họ xây dựng và sử dụng chỉ báo tình trạng tài chính trong đó bao gồm cả tỉ giá hối đoái, giá cổ phiếu và giá nhà trong việc ước lượng quy tắc Taylor cho một vài ngân hàng Trung ương. Kết quả cho thấy rằng chỉ báo này rất hữu ích trong mô hình thực thi chính sách tiền tệ. Việc xem xét những nghiên cứu phát triển này, mục đích đầu tiên của chúng tôi đơn giản là để ước lượng quy tắc Taylor tuyến tính cho Việt Nam và tìm cách xây dựng các biến tài chính này thực sự hữu ích trong việc xác định mô hình.

Từ những vấn đề cốt lõi của các nghiên cứu trước đó, quy tắc Taylor được xem xét như là một quy tắc lãi suất tuyến tính đại diện cho quy tắc chính sách tối ưu trong tình trạng ngân hàng tập trung tối thiểu hóa hàm tổn thất bậc hai bất đối xứng với giả định hàm đường tổng cung là tuyến tính. Tuy nhiên trong thực tế thì ngân hàng Trung ương có những ưu tiên bất cân xứng cho nên tuân theo quy tắc Taylor phi tuyến. Nếu ngân hàng Trung ương gán một tỉ trọng khác nhau đối với lạm phát và chênh lệch sản lượng âm và dương trong hàm tổn thất, khi đó thì quy tắc Taylor phi tuyến dường như tốt hơn để giải thích hành vi của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chỉ những nghiên cứu gần đây mới bắt đầu xem xét mô hình phi tuyến tính hay sự bất cân xứng trong việc phân tích chính sách tiền tệ. Sự bất cân xứng trong chính sách tiền tệ có thể là do mô hình vĩ mô phi tuyến tính (Dolado & cộng sự 2005), ưu tiên phi tuyến tính của ngân hàng Trung ương (Dolado & cộng sự (2000), Nobay &

Peel (2003, Ruge – Murcia & Surico, (2007a, 2007b)). Đặc biệt, Surico (2007b) nghiên cứu sự tồn tại các mối quan hệ phi tuyến tính trong chính sách tiền tệ của ECB trong giai đoạn tháng 1/1999 đến tháng 12/ 2004 sử dụng ước lượng mô hình GMM tuyến tính là do những ưu tiên bất cân xứng trong hàm tổn thất và đường tổng cung dạng lồi. Ông khẳng định sự co rút của sản lượng dẫn đến sự phản ứng của chính sách tiền tệ lớn hơn so với sự mở rộng của sản lượng cùng kích thước, nhưng không có sự phản ứng bất cân xứng được tìm thấy đối với lạm phát.

Quy tắc chính sách tiền tệ phi tuyến tính cải tiến sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi xem xét rõ ràng về sự bất cân xứng trong mô hình kinh tế vĩ mô và trong ưu tiên của ngân hàng Trung ương và khái quát hóa quy tắc Taylor cơ bản của Clarida & cộng sự (1998, 2000). Thay vì chỉ đơn giản là dựa trên một mô hình tuyến tính, Surico (2007b) cho sự bất cân xứng được giải thích bằng cách nhân chéo lạm phát và chênh lệch sản lượng hay bằng một phân tích riêng rẽ đối với lạm phát

lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức mục tiêu. Bài nghiên cứu này ước lượng mô hình phi tuyến tính đối với chính sách tiền tệ với hiện diện bất cân xứng được xem xét trực tiếp trong cấu trúc của mô hình. Hơn thế nữa, trả lời cho câu hỏi ngân hàng Trung ương nên theo điểm mục tiêu hay dải mục tiêu đối với lạm phát.

Hai nghiên cứu sử dụng mô hình phi tuyến tính để phân tích hành vi chính sách của ngân hàng Trung ương (điều hành tiền tệ): Martin & Milas (2004), Petersen (2007). Martin & Milas (2004) sử dụng mô hình trượt chuyển tiếp bậc hai logistic phi tuyến đối với chính sách tiền tệ của BOE. Họ tập trung phân tích chính sách lạm phát mục tiêu ra đời năm 1992 và tìm thấy bằng chứng phi tuyến tính trong việc thực hiện chính sách tiền tệ trong thời kì 1992 – 2000. Họ cho rằng BOE cố gắng kìm giữ lạm phát trong 1 dải cụ thể hơn là theo đuổi một mức mục tiêu nào đó và có xu hướng phản ứng chủ động hơn đối với độ lệch tăng lên hơn là độ lệch giảm xuống của lạm phát từ dải mục tiêu. Điều thiếu sót của bài nghiên cứu này là kiểm định tương xứng đối với mô hình cụ thể tác giả không kiểm định tính vững của mô hình phi tuyến đối với có một sự tuyến tính hay đối với sự phi tuyến tính thay thế khác.

Gần đây, Petersen (2007) dùng mô hình hồi quy chuyển tiếp đơn giản đối với chính sách tiền tệ của Fed trong giai đoạn 1985 – 2005 sử dụng quy tắc Taylor cơ bản và tìm ra sự phi tuyến tính: khi lạm phát chạm ngưỡng cho trước, Fed bắt đầu phản ứng mạnh mẽ đối với lạm phát. Tuy nhiên, Petersen (2007) không xem xét tới mức độ làm trơn lãi suất hay khả năng cải tiến quy tắc Taylor.

Một phần của tài liệu Quy tắc taylor và chính sách tiền tệ của việt nam (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)