Các nghiên cứu về quy tắc Taylor tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy tắc taylor và chính sách tiền tệ của việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.2.2. Các nghiên cứu về quy tắc Taylor tại Việt Nam

Hiện nay cũng đã có khá nhiều bài nghiên cứu về quy tắc Taylor tại Việt Nam. Và sau đây sẽ là một vài điều tóm lược về kết quả của các nghiên cứu về quy tắc Taylor tại Viêt Nam từ đó tác giả có thêm cái nhìn đa dạng về việc sử dụng quy tắc Taylor để mô tả quy tắc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

Nguyễn Đức Long & Lê Quang Phong (2012) đã tiến hành so sánh lãi suất của Việt Nam với lãi suất Taylor họ lấy trọng số đối với tăng trưởng và lạm phát được chọn ở mức ngang nhau (0.5: 0.5 giống với mô hình gốc của Taylor áp dụng đối với trường hợp của Mỹ) thể hiện quan điểm trung tính giữa mục tiêu lạm phát và tăng trưởng trong điều hành chính sách tiền tệ. Cùng với giả định trong suốt giai đoạn nghiên cứu lạm phát mục tiêu cố định là 7% và mức mục tiêu của lãi suất thực

là 3% và cho ra kết quả rằng là lãi suất Taylor biến động cùng xu hướng với các loại lãi suất điều hành và thị trường, trong đó bám sát nhất là lãi suất cho vay bình quân và lãi suất Taylor có độ biến động khá lớn chủ yếu do lạm phát biến động lớn. Tuy nhiên điều thiếu sót của mô hình này là việc giả định mức lạm phát mục tiêu là 7%

và mức lãi suất thực là 3% quan điểm này có thể không phù hợp với tình hình kinh tế biến động như hiện nay, và hơn nữa họ lại chọn trọng số cố định đối với lạm phát và tăng trưởng giống như quy tắc Taylor ở Mỹ, điều này chưa được hợp lí bởi vì điều kiện nền kinh tế, thị trường tài chính của Việt Nam khác xa so với Mỹ nên việc sử dụng này sẽ gây ra một số sai lệch. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ kiểm định quy tắc Taylor tại Việt Nam và tìm hệ số phù hợp đối với lạm phát, tăng trưởng kinh tế và xác định mức lạm phát mục tiêu hợp lí.

Phạm Thế Anh (2010) cũng đã dùng quy tắc Taylor để đánh giá chính sách tiền tệ của Việt Nam. Kết quả sau khi tiến hành hồi quy lãi suất của ông chỉ ra rằng việc sử dụng lãi suất cơ bản như hiện tại thì bị chậm chạp và thiếu tính ngăn chặn những thay đổi của lãi suất được ước lượng dựa trên thông tin về lạm phát hiện tại.

Sự phản ứng của ngân hàng Trung ương là không theo sát thị trường và chạy theo tăng trưởng tín dụng và cung tiền nhiều hơn. Ông cũng chỉ ra rằng việc thiếu thước đo lạm phát kì vọng khiến cho ngân hàng Trung ương mất đi nguồn thông tin quan trọng phản ánh tương lai lạm phát của nền kinh tế và do đó phản ứng chính sách không có tính đón đầu và bên cạnh đó thì ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường trái phiếu phát triển trong nước để xây dựng được biến lạm phát mục tiêu. Đây cũng là một vấn đề mà tác giả sẽ thực hiện trong bài nghiên cứu về lạm phát mục tiêu.

Nguyễn Thị Hương Liên (2010) nghiên cứu việc tối ưu hóa chính sách tiền tệ Việt Nam bằng cách sử dụng quy tắc Taylor trong giai đoạn 2000 – 2008 và tác giả đưa ra kết luận quy tắc điều hành của ngân hàng Trung ương Việt Nam không được mô tả theo quy tắc Taylor tuy nhiên nghiên cứu cũng đưa ra một khuyến nghị quan trọng đối với việc điều hành của ngân hàng Trung ương đó là chính sách tiền tệ ưu tiên kiềm chế lạm phát hơn là mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên Vũ Xuân Hòa (2012) cũng tiến hành kiểm nghiệm quy tắc Taylor nhưng trong giai đoạn 2000 – 2011Q2 và cũng không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm nào chứng tỏ việc điều hành chính sách tiền tệ tại ngân hàng Trung ương Việt Nam tuân theo quy tắc

Taylor tuy nhiên lại khuyến nghị đối với các nhà làm chính sách là trong dài hạn ngân hàng Trung ương nên tập trung phát triển kinh tế hơn là lạm phát. Hai nghiên cứu trên nằm trong 2 giai đoạn 2000 – 2008 và 2000 – 2011Q2 là giai đoạn mà chính sách tiền tệ chưa thực sự phát huy được hiệu quả và phải đến cuối năm 2011 thì Ngân hàng Trung ương mới thực sự quyết liệt mạnh dạn công khai thông tin về thực trạng cũng như tiến hành tái cơ cấu quyết liệt lại hệ thống tín dụng, bằng cách mở rộng mẫu đến quý 4 năm 2013 để kiểm định quy tắc Taylor hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quy tắc taylor và chính sách tiền tệ của việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)