CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, chất lượng quản lý đầu tư xây dựng. Đặc điểm của hoạt động ĐTXDCB là trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau: từ giai đoạn chuẩn bị đầu
Chủ đầu tư Nhà thầu
Cơ quan chức năng (Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, …..)
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư (Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp.)
Cơ quan cấp vốn (KBNN)
tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng...
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: trước đây, trong quản lý ĐTXDCB thường chỉ chú trọng đến giai đoạn thực hiện đầu tư, cụ thể là công tác giám sát kỹ thuật và quản lý dự án mà không chú trọng đến giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư lại hết sức quan trọng, nó thể hiện hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án đó sẽ đem lại trong tương lai. Ngược lại, xác định sai chủ trương đầu tư sẽ dẫn tới đầu tư dự án kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH của cả một vùng.
Giai đoạn thực hiện dự án: giai đoạn này tập trung các công tác quản lý lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán công trình; công tác lựa chọn nhà thầu và công tác giám sát kỹ thuật, quản lý dự án đầu tư xây dựng. Giai đoạn này được chú trọng sẽ đem lại chất lượng của công trình, cụ thể: tuổi thọ công trình…
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng: công việc của giai đoạn này là quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình. Quyết toán hợp đồng xây dựng chính xác sẽ tiết kiệm được vốn ĐTXDCB của nhà nước. Công tác bảo hành công trình được chú trọng giúp tăng tuổi thọ công trình, tăng cường chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả dự án mang lại.
Thứ hai, năng lực và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN: trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN, thì yếu tố con người có ý nghĩa quyết định, nó chi phối toàn bộ các nhân tố khác, quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vì vậy năng lực, trách nhiệm của các cá nhân trong mỗi chủ thể quản lý sẽ quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, tránh thất thoát, lãng
phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư. Việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý đầu tư xây dựng và xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quản lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB.
1.2.5.2. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, điều kiện KTXH của địa phương: là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quy mô, chất lượng của dự án đầu tư. Kinh tế xã hội phát triển dẫn đến nguồn thu NSNN dồi dào và nguồn thu sẽ quyết định quy mô các khoản chi đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng thời, điều kiện KTXH cùng với mặt bằng về dân trí còn là điều kiện quyết định chất lượng dự án đầu tư đem lại và tiến độ công trình xây dựng đối với các dự án liên quan đến bồi thường GPMB.
Thứ hai, chính sách quản lý nhà nước về ĐTXDCB: là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng. Nếu chính sách quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, ngược lại nếu chính sách thường xuyên thay đổi hoặc không phù hợp với thực tế sẽ dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong ĐTXDCB.
Trong thời gian qua, các cơ quan trung ương đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, ban hành các chính sách mới cho phù hợp hơn, góp phần quản lý tốt nguồn vốn NSNN trong ĐTXDCB. Tuy nhiên, chính sách liên quan đến quản lý ĐTXDCB vẫn chưa theo kịp thực tế, cần phải được tiếp tục hoàn thiện.
Thứ ba, chính sách QLKT vĩ mô: như chính sách tài khoá (chủ yếu là chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ