Có nhiều cách phân chia thành các giai đoạn khác nhau, song trong tài liệu này, các giai đoạn của một gia đình được phân chia dựa theo mô hình phát triển tinh thần đồng đội của Tuckman. Các giai đoạn được phân chia như sau: Thành lập, Sóng gió, Hình thành chuẩn mực; Duy trì và phát triển.
Giai đoạn thành lập
Giai đoạn yêu nhau trước hôn nhân là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho ngôi nhà hành phúc. Đa số các cuộc hôn nhân đổ vỡ có nguyên nhân xuất phát từ giai đoạn này. Khi yêu, cảm xúc chế ngự, bao trùm cả tư duy khiến con người dễ lầm lẫn, mù quáng. Người ta thường nhìn phiến diện. Những điểm yếu kém,
Năm giai đoạn phát triển Tuckman
những lỗi lầm dễ được bỏ qua và tô hồng. Khi yêu một mặt ta luôn cố gắng làm mình đẹp hơn. Mặt khác, yêu và được yêu là quá trình chinh phục và thể hiện tài năng và giá trị của chính ta. Mọi người vẫn tự hào vì người yêu của mình xinh đẹp, tài giỏi, khéo léo. Điều đó không chỉ vì ta yêu cái đẹp, tôn trọng tài năng, nâng niu sự khéo léo mà sâu thẳm bên trong là qua giá trị của người yêu ta khẳng định với những người xung quanh và với bản thân giá trị của chính ta. Ta tự gán cho người yêu những cái mà họ không có. Lý tưởng hóa người yêu khiến thói hư, tật xấu trở nên dễ thương, đáng yêu. Một người không biết trật tự trên dưới sẽ được coi là cá tính, một người độc đoán sẽ được nhìn nhận là mạnh mẽ, quyết đoán, yếu đuối trở thành dịu dàng... Nếu có thấy được những điểm yếu đó thì ta cũng hy vọng sau khi cưới mình sẽ giúp anh (cô) ấy thay đổi. Người xưa có câu:
“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời". Thực tế cho thấy, tính cách của con người hầu như không thay đổi sau 18 tuổi.
Trong giai đoạn này, chúng ta hãy thể hiện hình ảnh thực của mình và nên dành nhiều thời gian để chia sẻ về quan điểm sống, những tính cách, sở thích và những điều cần thiết khác. Có những điều có thể nói bằng lời. Nhưng tính cách sẽ thể hiện một cách trung thực nhất qua các tình huống. Vì vậy, cả hai người cùng dành thời gian để tìm hiểu về gia đình, công việc, nên có những buổi sinh hoạt vui chơi cùng bạn bè, các tình huống khác ngoài cuộc sống. Những hiểu biết và chia sẻ trong giai đoạn này như những viên gạch đầu tiền xây dựng nền móng cho ngôi nhà hành phúc.
Giai đoạn sóng gió
Giai đoạn sóng gió chính là giai đoạn sau khi cưới. Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều bất đồng, xung đột nhất. Các bạn trẻ luôn phải nhận thức rõ ràng rằng xung đột là tất yếu trong cuộc sống gia đình. Nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột nhưng nguyên nhân cơ bản đó là sự thay đổi về môi trường sống. Hai người đều rời môi trường sống cũ để sống trong một môi trường mới. Sự xáo trộn về vai trò, tâm lý và sinh lý có thể dẫn đến nhiều sự bất đồng.
Xung đột trong cuộc sống gia đình
Xung đột trong cuộc sống gia đình có thể xuất phát bất cứ lúc nào từ bất kỳ nguyên nhân nào. Xung đột có thể từ những việc nhỏ như rửa bát, quét nhà.. cho đến những vấn đề lớn như ứng xử với đôi bên nội ngoại, sinh con và quan điểm nuôi dạy con cái. Xung đột là tất yếu, ta không thể triệt tiêu xung đột, vấn đề là giải quyết và duy trì ở mức độ nào. Chúng ta luôn phải ý thức rằng: “Bát đũa còn có lúc xô xát"; “Răng môi còn có lúc cắn vào nhau" nhưng “môi hở thì răng lạnh" nên xung đột và giải quyết xung đột trong cuộc sống gia đình tất yếu. Việc điều chỉnh hành vi ứng xử của cả người vợ và người chồng là rất cần thiết để đảm bảo cho cuộc sống hài hòa, hạnh phúc.
Nguyên nhân gây xung đột bất hòa
Bản chất của xung đột không phải xuất phát từ người vợ (chồng) mà xuất phát từ trong kỳ vọng của chúng ta. Xung đột là sự khác biệt giữa điều ta mong muốn và điều thực tế xảy ra. Ví dụ ta mong muốn vợ nấu cơm xong trước 6 giờ tối nhưng đến 6 giờ 30 vẫn chưa xong hoặc ta muốn dạy con theo cách này nhưng vợ (chồng) lại dạy theo cách khác. Sự khác biệt đó tạo ra xung đột. Xung đột cũng nảy sinh từ các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Khi có tình huống mới, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết theo cách mới nhưng bởi vì nhận thức, suy nghĩ và cách làm của hai người khác nhau nên cần phải thống nhất. Nếu chúng ta không thống nhất được mà ai cũng muốn làm theo ý mình thì dẫn đến cãi vã, giận dỗi, hoặc bỏ mặc người kia muốn làm gì thì làm.
Xung đột luôn luôn có 2 bên chứ không chỉ xuất phát từ một phía. “Tại anh tại ả tại cả đôi bên". Khi có xung đột thì nguyên nhân luôn có từ 2 phía nên chúng ta luôn phải “tiên trách kỷ hậu trách nhân" nghĩa là luôn phải xem lại mình trước khi tìm lỗi
ở người khác. Một nghịch lý luôn xảy ra là chúng ta muốn tiến bộ, muốn tốt nhưng lại luôn luôn tìm lỗi từ người khác. Khi tìm lỗi ở người khác ta sẽ không sửa mình.
Người xưa có câu “Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa chẳng vơi hạt nào".
Có bao nhiêu lý do khiến hai người đi đến hôn nhân thì cũng có bấy nhiêu cách để vun đắp hạnh phúc gia. Hãy đặt câu hỏi: "Mục đích cuối cùng là để làm gì? Vậy giải pháp là gì" và hướng đến sự hòa thuận để “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn" là nguyên lý cơ bản để giải quyết xung đột xây dựng hạnh phúc lứa đôi.
Trong thực tế đã có không ít những hành động đáng tiếc xảy ra do mâu thuẫn gia đình tích tụ lên đến đỉnh điểm và những người trong cuộc đã hoàn toàn không kiểm soát được bản thân. Hiện tượng đó xảy ra từ hai xu hướng. Thứ nhất, đối với những người chỉ quan tâm theo đuổi đời sống vật chất, họ thường rơi vào trạng thái mất phương hướng khi họ đạt được những điều họ theo đuổi. Thứ hai, đối với những người bất mãn trước một thực tại xảy ra, họ thường mất khả năng kiềm chế bản thân và khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Họ cảm thấy “cuộc đời chẳng còn gì ý nghĩa" nên muốn buông xuôi mọi chuyện. Những người bất mãn muốn tìm cách trả thù đời, sống buông thả hoặc tìm đến cái chết.
Giải quyết xung đột
Chúng ta sẽ xem ở phần kỹ năng giải quyết xung đột, chú ý:
Tránh đổ lỗi mà hãy trả lời câu hỏi. "Bạn sẽ làm gì để gia đình ấm cúng".
Tránh gặp những người có suy nghĩ tiêu cực hay đay nghiến, chê trách vợ (chồng) để trò chuyện, tránh những người ghét vợ (chồng) mình để than vãn. Nên gặp gỡ, nói chuyện với những người vui vẻ, lạc quan, gia đình hạnh phúc.
Hãy tự hỏi hoặc viết ra giấy những điểm tốt mà chồng (vợ) đã làm cho ta và cho gia đình, sau đó là điểm ta không hài lòng. Ta hãy ghi nhận điểm tốt
Giai đoạn hình thành chuẩn mực
Những giá trị nền tảng của hạnh phúc
“Từ tình yêu tiến đến hôn nhân là dịch một bài thơ ra văn xuôi". Khi kết hôn, các đôi bạn trẻ đối mặt với thực tế, tìm điểm hòa hợp cả về tinh thần lẫn vật chất, hòa hợp giữa tình yêu và trách nhiệm. Tại sao cần phải có chuẩn mực? Có nhiều người nghĩ rằng gia đình chứ không phải cơ quan làm việc Thực tế cuộc sống không phải lúc nào cũng "trời yên, bể lặng". Những lúc xung đột nếu cả hai vợ chồng cùng tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất thước đo cho gia đình mình thì khi sóng gió, xung đột các thành viên dễ lựa chọn và thống nhất với nhau. Việc làm này không khó nhưng lại giúp cho gia đình không khí gia đình đoàn kết rất nhiều.
Vậy nên xây dựng chuẩn mực như thế nào? Thực tế, khi yêu mỗi người sẽ theo đuổi những giá trị khác nhau thì trong gia đình cũng vậy. Có gia đình đề cao vật chất, có gia đình đề cao học thức, có gia đình đề cao tình cảm, nề nếp.... Chúng tôi không đưa ra thước đo chung, chỉ chia sẻ để chúng ta tham khảo và tự xây dựng chuẩn mực cho gia đình mình
Xây nền móng cho hạnh phúc: Với một ngôi nhà, móng là phần giúp ngôi nhà đứng vững và chịu đựng mọi áp lực. Khi làm nhà, xây móng là công việc vất vả và cần nhiều thời gian nhất. Xây dựng ngôi nhà hạnh phúc cũng như vậy, để có hạnh phúc bền vững cần đầu tư thời gian xây móng. Vậy đâu là nền móng cho một gia đình hạnh phúc?
Yêu thương
Nền móng đầu tiên của gia đình là tình yêu thương. Trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống chỉ có tình yêu mới cho ta sức mạnh vượt qua sóng gió để đến bến bờ hạnh phúc. Khi yêu thương quý mến nhau ta dễ dàng bỏ qua khuyết điểm, tha thứ lỗi lầm của người bạn đời. Cả hai cùng giúp nhau hoàn thiện.
Tôn trọng
Trong cuộc sống gia đình cả hai vợ chồng đều có vị trí và vai trò riêng. Mọi vấn đề cần được trao đổi và thống nhất giữa hai người. Tôn trọng ý kiến trong những vấn đề: nuôi dạy con cái, đối xử với hai bên nội ngoại, những vấn đề về tài chính, những quyết định lớn và quan trọng nếu tự ý quyết định, khiến người bạn đời sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. Khi đó sẽ không tránh khỏi tranh cãi. Tuy nhiên, đối với những vấn đề nhỏ, để tránh rườm rà thì chỉ cần thống nhất trước một vài quy tắc.
Ngày nay, rất nhiều trường hợp người vợ có trình độ và vị trí xã hội cao hơn chồng, có khả năng kiếm tiền tốt hơn chồng. Trong trường hợp này, người vợ càng phải khéo léo và cố gắng nhiều hơn. Lời ăn, tiếng nói hành động phải luôn thể hiện sự tôn trọng và yêu thương đối với chồng, luôn nhìn nhận và tạo cơ hội để chồng phát huy điểm mạnh. Người vợ đặc biệt tránh bỏ bê công việc gia đình, tự mãn về bản thân, coi khinh miệt thị chồng, coi chồng là đồ vô tích sự và tự ý quyết định mọi chuyện trong gia đình, so sánh chồng với những người đàn ông khác... Ngược lại phải thể hiện tôn trọng qua việc hỏi ý kiến chồng chứ không được tự ý làm mọi chuyện, lắng nghe và ghi nhận ý kiến của chồng. Khi nghe không phải nghe cho xong chuyện rồi để đấy mà phải biết áp dụng để công việc tốt hơn. Người vợ nên đóng vai trò là người bạn, khéo léo chia sẻ bí quyết thành công và động viên khích lệ chồng giúp chồng tự tin và thành công hơn trong công việc.
Trách nhiệm
Hôn nhân là sự gắn kết nam nữ cả tình cảm và pháp lý. Quan trọng nhất là cả hai luôn chủ động xây dựng hạnh phúc. Hạnh phúc phải liên tục được vun xới, chăm sóc. Không thể một bên ngồi chờ bên kia đem hạnh phúc đến cho mình. Những lúc khó khăn hoạn nạn, ốm đau là những lúc người bạn đời cần sự quan tâm của ta nhất. Cũng chính những giai đoạn đó tinh thần trách nhiệm của ta được thể hiện và được đánh giá cao nhất.
Hạnh phúc không phải trên trời rơi xuống mà phải cùng nhau xây đắp hạnh phúc hàng ngày hàng giờ. Mỗi cá nhân không nên chờ đợi mà chủ động chăm lo cho hạnh phúc. Luôn luôn chủ động vun đắp cho hạnh phúc gia đình là điều tối thiểu mà mỗi cá nhân khi xây dựng gia đình cần làm để đảm bảo một tương lai và hạnh phúc rạng ngời.
Nguyên tắc và cách thức hình thành chuẩn mực
Để hình thành những chuẩn mực trong gia đình, chúng ta cần tuân theo một số bước như sau:
Cùng bàn tính tất cả các phương án. Để giải quyết một vấn đề có rất nhiều phương án khác nhau. Hai người cùng trao đổi cởi mở để liệt kê tất cả các phương án và mức độ tốt xấu của các phương án
Thống nhất phương án tối ưu. Khi đã chọn phương án tối ưu thì cả hai cùng phải thống nhất và chắc chắn mình hiều về phương án cũng như từng bước thực hiện.
Cùng quyết định và cam kết hành động. Đây là điều cần thiết vì chúng ta có nhiều cam kết nhưng ít khi thực hiện đến cùng.
Những chuẩn mực quan trọng cần xây dựng Phân công công việc gia đình
Chuyện này tưởng nhỏ nhưng lại là nguyên nhân lớn gây bất đồng. Những công việc nhà thường được quan niệm là trách nhiệm của người vợ. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, cả hai đều có những công việc ngoài xã hội, thì việc phân công, hỗ trợ thực hiện những công việc gia đình là điều quan trọng để đảm bảo duy trì hạnh phúc.
Hoạch định tài chính
Đây là việc quan trọng mà ngay từ những ngày đầu chung sống, vợ chồng bạn
cần bàn bạc và hoạch định cụ thể. Hai người cần có sự nhìn nhận chuẩn mực về thực tế tài chính của mình rồi từ đó đưa ra các kế hoạch về chi tiêu cũng như các dự tính lớn cho việc sử dụng tài chính như: mua nhà, mua xe...
Việc hoạch định tài chính này sẽ giúp cho vợ chồng bạn có được một cái nhìn
“tổng quan"; đúng mực về mức sống của gia đình và luôn chủ động được trong vấn đề tế nhị này. Như thế, vợ chồng cũng tránh được mâu thuẫn xung quanh câu chuyện: muôn thuở của nhiều cặp vợ chồng trẻ về vấn đề tiền bạc.
Thời gian sinh con
Nhiều cặp vợ chồng ít có sự chuẩn bị tốt cho vấn đề lớn này. Bởi vậy, khi đứa con chào đời, nhiều đôi không tránh khỏi mâu thuẫn, bất hoà. Do đó, ngay khi bước vào cuộc sống hôn nhân, vợ chồng bạn nên bàn bạc và thảo luận về thời gian sinh con, số con và những kế hoạch cụ thể hơn cho việc quan trọng này.
Hai người cần cân nhắc về khoảng thời gian thích hợp nhất cho việc này. Cũng cần tính đến yếu tố sức khoẻ, tuổi tác khả năng tài chính để hai vợ chồng đưa ra khoảng thời gian đón chào đứa con đầu tiên.
Thống nhất quan điểm nuôi dưỡng và giáo dục con cái
Khi đứa con xuất hiện, tình cảm của người bố, người mẹ dành cho đứa con khác là rất khác nhau. Quan điểm dạy dỗ cũng rất khác nhau. Người cha thường sử dụng các biện pháp giáo dục cứng rắng, người mẹ thương mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên để giáo dục con hiệu quả thì hai bố mẹ cần có sự thống nhất trong cách giáo dục và nuôi dạy. Có như vậy đứa trẻ mới phát triển tốt không bị tổn thương bởi những bất đồng của bố và mẹ trọng quá trình nuôi dạy.
Những nguyên tắc phụng dưỡng cha mẹ
Việc này cũng cần được vợ chồng bạn đưa ra để có những phương án thực hiện sao cho tốt nhất. Bởi việc phụng dưỡng cha mẹ hai bên cũng có tác động không nhỏ đến hạnh phúc riêng của tổ ấm gia đình. Hai bạn cần có những thống nhất và đặt ra những thoả thuận về việc này.
Ngăn ngừa những nguy cơ của cuộc sống chung
“Phòng tốt hơn chống" đó là một châm ngôn luôn luôn đúng trong việc bảo vệ hạnh phúc mỗi gia đình. Vợ chồng bạn cần dự đoán về những nguy cơ có thể xảy ra đối với cuộc sống chung để có biện pháp “đối phó" sớm nhất và luôn chủ động để loại bỏ những nguy cơ đó. Việc này, yêu cầu vợ chồng bạn hết sức tỉnh táo và luôn có cái nhìn cảm thông đối với bạn đời.
Kế hoạch hoàn thiện bản thân
Đây là việc dài lâu nhưng vợ chồng bạn hãy có sự chuẩn bị ngay từ thời kỳ trăng mật. Mỗi người cần có những kế hoạch riêng để hoàn thiện bản thân mình, sao cho ngày một hấp dẫn, quyến rũ trước bạn đời. Và hãy coi đây là cách giữ chồng/vợ hiệu quả nhất.
Kế hoạch cho các kỳ nghỉ
Những kỳ nghỉ bổ ích và lý thú luôn là chất xúc tác tốt nhất để cuộc sống vợ chồng luôn mới mẻ, thăng hoa và làm tăng thêm những cảm xúc yêu đương. Vợ chồng bạn hãy cùng nhau lên kế hoạch về các kỳ nghỉ cho mỗi năm để cả hai hiểu ra rằng: Cuộc sống vợ chồng ngoài những nỗi lo thường nhật cũng cần có phút giây thư giãn để tình cảm vợ chồng luôn mặn nồng, gắn bó.
Giai đoạn duy trì và phát triển
Duy trì các chuẩn mực
Một khi các chuẩm mực đã được hình thành thì việc thực hiện hàng ngày là cực kỳ quan trọng. Nếu chỉ thống nhất mà không thực hiện thì cũng giống ta viết khẩu hiệu ra giấy rồi không bao giờ ngó đến và cũng chẳng bao giờ có kết quả.
Các chuẩn mực đã được thống nhất, đặt ra và thực hiện để đảm bảo cho một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên việc duy trì vẫn là chưa đủ. Thể giới luôn thay đổi, mối con người chúng ta cũng thay đổi theo thời gian và chịu sự tác động của