Kỹ năng lắng nghe

Một phần của tài liệu Ky nang giao tiep trong cuộc sống để đạt được thành công (Trang 62 - 66)

“Nói là bạc Im lặng là vàng Lắng nghe là kim cương”.

Lâu nay, chúng ta đã khai thác được nhiều, nhưng làm sao để khai thác nhiều hơn nữa không chỉ là vàng bạc mà cả kim cương. Vậy, đâu là bí quyết “khai thác kim cương”? Chúng ta nên lắng nghe như thế nào để đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta ngày càng giàu đẹp hơn.

Vậy thì điều gì là quan trọng nhất trong lắng nghe. Lâu nay chúng ta làm bất cứ việc gì từ ăn uống đến ngủ, nghỉ... đều bắt đầu từ mong muốn, muốn ăn mới ăn ngon đươc, muốn chơi mới chơi được nhiệt tình. Và mong muốn thấu hiểu người giao tiếp với mình mới giao tiếp tốt được. Như vậy, đầu tiên trong chu trình chính là thái độ. Nếu bạn không muốn nghe thầy cô giảng, bạn không muốn gặp đối tác, bạn không muốn nói chuyện, bạn có lắng nghe hiệu qủa không/ Không ai có thể bắt buộc được bạn. Thái độ đầu tiên là thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với người nói: coi người nói là “thượng đế”. Trong kinh doanh, người ta gọi khách hàng là

“thượng đế” vì khách hàng mua hàng, đem lại lợi nhuận và trả lương cho người bán. Trong giao tiếp người nói chính là thượng đế vì “Nói là gieo, nghe là gặt”, “Lắng nghe là kim cương”. Qua người nói bạn sẽ gặt hái được thông tin, kiến thức, tình cảm, cơ hội... Có nghĩa là nhờ người nói bạn sẽ giàu đẹp hơn về vật chất và tinh thần.

Khi xác định rõ vai trò của người nói chúng ta sẽ thực sự mong muốn lắng nghe và hiểu đúng những điều người nói muốn chia sẻ. Cao hơn nữa là thấu hiểu và đồng cảm với nhu cầu, nguyện vọng của họ. Không thành tâm, không có thiện chí, không muốn lắng nghe thì tất cả các kỹ năng và tiểu xảo đều không mang lại kết quả. 80% hiệu quả lắng nghe phụ thuộc vào thái độ. Phải có thái độ tốt rồi mới đến kỹ năng. Kỹ năng mà không có thái độ chỉ là những hành vi vô cảm, chỉ là cỗ máy.

Bước 1: Tập trung – Thực tế rằng lâu nay chúng ta đã thực sự tập trung lắng nghe chưa. Phải toàn tâm toàn ý để lắng nghe đối tác thay vì nhìn lơ đãng xung quanh. Nên chú ý vào người nói, thể hiện sự mong muốn lắng nghe, không được tranh thủ làm việc khác, hoặc nghĩ sang việc khác…Điều đặc biệt chính là bạn trọng tâm hóa tư duy của mình.

Bạn hãy trả lời tốt hai câu hỏi; ‘ Ta đang nghĩ gì/ Ta nên nghĩ gì’ .

Bước 2: Tham dự - hòa mình trong cuộc giao tiếp, bằng cử chỉ, thể hiện rõ mình đang lắng nghe: gật đầu, biểu hiện đồng cảm qua nét mặt, thay vì ngồi im ta hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những câu nói phụ họa hoặc các từ đệm (vâng, dạ, thế á…).ví dụ như khi bạn được mời đến dự bữa cơm mà chủ nhà không ăn, để bạn tự ăn một mình, bạn cảm thấy như thế nào/

Bước 3: Hiểu - để tin chắc và chứng tỏ mình đã hiểu đúng những gì đối tác nói bằng việc nhắc lại những từ chính, từ quan trọng mà đổi tác trình bày (ví dụ: nguời nói “tôi thấy cần phải tăng thêm 2 người…”, người nghe: “2 người” )

Bước 4: Ghi nhớ - chính tên gọi của bước 4 đã nói lên cách để ta nhớ tốt nhất là ghi chép lại những ý chính, những điều cần ghi nhớ hoặc chưa rõ. “Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt, trí nhớ đậm không bằng nết mực mờ”. Công việc của những người đàm phán đòi hỏi tính cụ thể và chi tiết không thể khoang khoảng, mang máng được. Hơn nữa, khi tất cả những ý quan trọng mà đối tác nói đều được bạn ghi lại sẽ khiến đối tác thấy họ quan trọng hơn, đặc biệt là khi bạn hào hứng nhắc lại những lời họ nói.

Bước 5: Hồi đáp - đây là một kỹ năng mà người Việt ta đặc biệt yếu, thường thì ta chỉ nghe mà không có hồi đáp. Ta phải trả lời, giải đáp các băn khoăn thắc mắc của đối tác trong điều kiện có thể. Hồi đáp là giúp cho thông tin giữa bạn và đối tác chắc chắn hiểu được như nhau.cả hai cùng đóng góp vào sự thành công của mối quan hệ . Có đi có lại mới

tọai lòng nhau

Bước 6: Phát triển - bằng cách đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề, hoặc phát triển thêm các ý kiến khác mà đối tác chưa đề cập đến hoặc không có ý định đề cập đến. Câu hỏi sử dụng thường là những câu hỏi mở và những hình thức khác nhau để câu chuyện hấp dẫn hơn.

Chu trình 6 bước này liên tục lặp đi lặp lại trong quá trình giao tiếp đảm bảo lắng nghe một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đưa ra một số nguyên tắc để giao tiếp hiệu quả hơn Nguyên tắc đầu tiên trong lắng nghe là: nghe xong rồi hãy nói. Khi hai người tranh nhau nói, kết quả là cả hai đều không nghe được ý kiến của nhau. Những người còn lại rất khó chịu. Không khí buổi nói chuyện trở nên rất căng thẳng.

“Người thực sự khôn ngoan họ không cãi lộn. Họ nói hoặc họ nghe, họ quả quyết hoặc họ tìm hiểu sâu hơn”. Khi lắng nghe, bạn muốn hỏi hay phát biểu ý kiến thì hãy để người nói trình bày xong ý đó. Rồi đề nghị giải thích hoặc trình bày quan điểm của mình. Ví dụ: “Xin lỗi, anh vừa nói về chế độ tiền thưởng. Tôi chưa rõ lắm. Anh làm ơn nói kỹ hơn”.

Trong kỹ năng lắng nghe khó nhất là hồi đáp. Hồi đáp tích cực sẽ truyền cảm hứng và gây hưng phấn cho người nói. Người nói sẽ đem hết tâm huyết để truyền đạt cho ta. Nghệ thuật hồi đáp rất đơn giản:

 Chú ý ủng hộ bằng cử chỉ, tiếng đệm tiếng đế

 Nhắc lại nội dung chính

 Diễn giải nội dung,

 Tìm ra ý chính,

 Ghi chép thông tin cơ bản

 Không võ đoán ngộ nhận

 Ghi chép thông tin cơ bản

Khó nhất khi hồi đáp không phải là thực hiện những hành động trên mà ta phải vượt qua “cái Tôi” của chính mình. Quan sát khi giao tiếp, ta thấy: trước ý kiến của người khác câu cửa miệng của ta là: “không”. Ví dụ: Khi bạn rủ: “Đi chơi nhé” Ta thường trả lời: “Không, thế mấy giờ?”.

Khi giao tiếp, do vừa thích thể hiện cái tôi vừa sợ người khác coi thường nên ta hay phán xét và cố bảo vệ ý kiến của mình. Cố gắng chứng minh mình đúng, đối tác sai thường dẫn đến tranh cãi quyết liệt. Nhiều quan hệ rạn nứt thậm chí đổ vỡ vì ta chưa biết lắng nghe và ghi nhận ý kiến của người khác. Để tránh tình trạng trên khi hồi đáp chúng ta chú ý:

 Dừng lại một chút trước khi hồi đáp

 Không ngắt lời khi chưa thật cần

 Không vội vàng tranh cãi hay phán xét

 Hãy tính đến nhu cầu của hai bên

Kỹ năng lắng nghe là không phản ứng mà “nghe ý hiểu tứ”. Điều này đặc biệt quan trọng khi các bạn nghe phụ nữ. Phụ nữ thường nói bóng gió xa xôi, thậm chí nói ngược. Nếu chỉ ghi nhận đầy đủ thông tin họ cung cấp bạn sẽ không bao giờ hiểu hết ý họ muốn nói. Để hiểu được ‘ngầm ý” trong lời nói của họ bạn phải nhìn vào mắt. Như vậy, để lắng nghe thực sự, chúng ta không chỉ dùng tai mà còn dùng mắt. “Mắt là cửa sổ của tâm hồn” nhìn vào mắt của người nói để cảm nhận được cái “tứ” sâu xa trong lời nói cũng là để thấu hiểu được tâm hồn họ.

Lắng nghe có nghĩa là trước khi nghe chúng ta hãy để cho tâm mình lắng xuống.

Một hồ nước chỉ nhìn rõ đáy khi nước trong và mặt hồ lặng sóng. Nghệ thuật thấu hiểu tâm lý người khác được bắt đầu từ việc chúng ta để cho tâm mình tĩnh lặng.

Khi nghe chúng ta hãy gạt tất cả những thành kiến, sự đánh giá phán xét sang một bên để chú tâm vào việc lắng nghe. Kinh Phật dạy lắng nghe như sau: "Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe, biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi.”

Chữ Thính của người Trung Quốc (xem hình 4) thể hiện rất sâu sắc kỹ năng lắng nghe, nó gồm các bộ vương, nhĩ, nhãn, nhất, tâm. Ta cùng nghiên cứu để rút bài học nâng cao hiệu quả công việc:

Vương: Coi đối tác như vua.

Nhĩ: Lúc nào cũng phải vểnh tai lên mà lắng nghe.

Nhãn: Để thấu hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của đối tác, để lắng nghe cả những điều mà đối tác chưa biết cách diễn tả, khi nghe nên nhìn vào mặt và mắt đối tác.

Tâm: Phải để tâm đến

đối tác và để tâm vào câu chuyện, hết lòng lắng nghe. Sự thành tâm, lòng mong muốn được chia sẻ và thấu hiểu đối tác.

Nhất: Tất cả những điều trên phải đồng nhất kết hợp.

Lắng nghe là một kỹ năng cơ bản trong giao tiếp. Vận dụng tốt kỹ năng lắng nghe sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Hình 4: Chữ Thính

Nhĩ

Vương

Nhãn Nhất Tâm

7 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT

Một phần của tài liệu Ky nang giao tiep trong cuộc sống để đạt được thành công (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)