Giao tiếp và ứng xử với cấp trên

Một phần của tài liệu Ky nang giao tiep trong cuộc sống để đạt được thành công (Trang 39 - 42)

Quan hệ tốt với cấp trên không phải là một điều xấu. Trong một tổ chức việc

"đồng thanh, đống chí, đồng khí", quyết tâm đồng lòng, sự hòa hợp và thống nhất từ trên xuống dưới là một điều vô cùng quan trọng. Nó nhân tố không thể thiếu quyết định sự thành công của một tổ chức. Thử hình dung, một tổ chức mà cứ

"trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" "trên bảo dưới không nghe" hoặc theo kiểu "cá mè một lứa" thì sẽ như thế nào. Chắc chắn là không thể hoàn thành công việc và không thể kiểm soát được mâu thuẫn nội bộ. Trong ba yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" thì "nhân hòa" là một điều kiện bắt buộc. Sự hòa hợp ở đây không phải là a dua, nịnh bợ theo kiểu "gió chiều nào che chiều ấy". Sự hòa hợp là tất cả cùng hướng tới mục đích cao nhất, lợi ích cao nhất của cả tổ chức, trong đó có lợi ích của mỗi cá nhân. Có nhiều người thất bại, hoặc rất khó thành công vì coi cấp trên là kẻ thù, người "bóc lột" mình. Những người như vậy, họ luôn cảm thấy thiệt thòi và vì thế nên họ ỉ lại, chờ đợi, so sánh thiệt hơn, nói xấu những đồng nghiệp khác, thậm chí nói xấu quan hệ của cấp trên với các đồng nghiệp khác. "Úi giời ạ, con bé đấy chẳng qua là Sếp thích nó thôi".

Vị “khách hàng" số 1.

Khi những nhân viên than phiền về cấp trên, họ quên rằng vị khách quan trọng nhất của họ là cấp trên của mình. Nếu xét mối quan hệ với bên ngoài thì đối tác (khách hàng) là người quyết định sự sống còn của cơ quan, doanh nghiệp thì trong nội bộ cấp trên là quyết định sự sống còn của mỗi thành viên và của cả cơ quan, doanh nghiệp. Cấp trên là người đại diện cho quyền lực tại cơ quan. Là người có quyền quyết định mọi vấn đề trong cơ quan, trong doanh nghiệp từ chiến lược đến việc lương thưởng ai được quyền làm việc gì. Dưới đây là những bí quyết để có giao tiếp ứng xử thành công với cấp trên:

Hiểu và hỗ trợ

Nếu ta chỉ tính toán là tôi sẽ được gì khi làm việc đó. Tại sao một người như tôi lại phải làm những việc đó? Hoặc cũng có những người nghĩ rằng đó là việc của cấp trên mình không can dự, hoặc không đủ khả năng để làm. Nghĩ như vậy nên người thì so sánh phiến diện và chỉ thấy thiệt thòi trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài nên không làm. Người thì sợ không đủ khả năng nên ngồi chờ. Cả hai trường hợp đó đều làm việc cho xong nghĩa vụ mà không chủ động đề nghị làm những công việc mới. Khi không làm gì thì cũng đồng nghĩa với việc ta tự từ bỏ lợi ích, cơ hội của chính mình.

Ủng hộ cấp trên bằng cách tự nguyện làm những dự án mà những người khác tránh né và giúp đỡ thực hiện một số nhiệm vụ của cấp trên, đặc biệt là những việc mờ nhạt, để cấp trên có thể được rảnh rỗi tập trung vào nhiệm vụ lớn hơn Hãy giúp cấp trên toả sáng trước cấp trên của cấp trên. Khi cấp trên được thăng chức, bạn có một đồng minh có lợi - người có thể giúp bạn đạt mục tiêu.

Nỗi sợ bị đánh cắp công sự lao động.

Một số nhân viên lo lắng quá mức về việc cấp trên của họ lấy hết thành quả lao động của họ. Hãy đừng lo lắng về việc này. Thay vào đó, hãy thực hiện những yêu cầu của cấp trên.

Khi bạn làm những việc xuất sắc và tỏ sự tận tậm hoàn toàn với cấp trên, bạn đang làm cho bản thân có giá trị vô giá và không thể thiếu được. Khi thời cơ đến

cho những yêu cầu cá nhân và những đánh giá quá trình làm việc, bạn sẽ có một vị trí thuận lợi để đạt được những mục tiêu của mình.

Trong trường hợp của tôi, cấp trên của tôi phụ thuộc vào tôi rất nhiều đến nỗi tôi trở thành cánh tay phải của cấp trên. Bất kỳ khi cấp trên được thăng chức, tôi ngồi vào chức vụ cũ của cấp trên. Đó thật là một mối hợp tác có lợi cho đôi bên.

Ngay cả khi cấp trên của bạn không biết ơn hoặc không có tài, rất có khả năng những người khác sẽ biết nơi mà những công việc xuất sắc này làm ra và những công sức của bạn cuối cùng sẽ được đền đáp. Khen ngợi cấp trên của bạn trước những cấp trên của cấp trên, không bao giờ hạ thấp cấp trên trước những cấp trên khác.

Chủ động tìm và tạo cơ hội.

Người Trung Quốc có câu "Người không vì mình thì trời chu đất diệt". Khi chúng ta tâm niệm rằng chúng ta làm việc nào đó trước hết là vì bản thân mình, khi đó chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc. Khi hạnh phúc chúng ta làm việc hăng say và sáng tạo hơn, kết quả gặt hái được cũng cao hơn.

Trong một tổ chức mỗi cá nhân mạnh lên là góp phần cho tổ chức mạnh lên. Chủ động nhận việc là một cách dễ dàng để chúng ta chủ động tìm và tạo cơ hội phát triển bản thân, gia tăng giá trị cho bản thân và gia tăng giá trị cho tổ chức.

Khi cấp trên thấy bạn có đủ khả năng giải quyết tốt những công việc mà họ cần.

Họ sẽ giao việc cho bạn. Điều tốt với cấp trên là, họ có thể yên tâm và có thời gian làm những việc tầm cỡ lớn hơn. Ở vị trí cao hơn, cả cấp trên và bạn đều có thêm cơ hội phát triển bản thân cũng như đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.

Chuẩn bị tốt và sẵn sàng thay cấp trên khi cần.

Hãy bảo đảm rằng bạn luôn chuẩn bị đầy đủ thông tin liên quan đến công việc.

Hơn thế là luôn có ba phương án dự phòng. Với tinh thần là làm vì mình, vì sự tiến bộ của mình và tâm thế sẵn sàng thay cấp trên khi cần.

Hiểu rõ yêu cầu công việc và luôn có dự tính phương án cho các bước tiếp theo.

Ví dụ, trước khi cấp trên hỏi bạn về một số thông tin, bạn nên dự đoán trước những yêu cầu của cấp trên và chuẩn bị bản báo cáo trước. Với một cuộc họp, một chương trình hội thảo hãy trình cấp trên bản báo cáo tóm tắt thay vì đưa cho cấp trên một chồng tài liệu khổng lồ. Bạn đơn giản hỏi: "Đây có phải là cái mà anh muốn?" để trả lời những yêu cầu của cấp trên. Hoặc "Gửi anh bản tóm tắt của chương trình". Và hãy đánh dấu những điểm cần chú ý.

Chẳng bao lâu, bạn sẽ có sự khác biệt giữa bản thân với những người khác, như là một người suy nghĩ chủ động và một cách chiến lược, là người phụ tá mà cấp trên tin cậy nhất.

Làm cho cấp trên bạn tỏa sáng là một cách không bao giờ thất bại để cấp trên trở thành đồng minh tốt nhất - theo đó, sự nghiệp của bạn sẽ sáng tỏa.

Hơn những gì cấp trên mong đợi

Trong suốt sự nghiệp của mình tại công ty này, tôi đã đặt ưu tiên đầu tiên là làm cho cấp trên toả sáng trước cấp trên và những đồng nghiệp của cấp trên.

Khi cấp trên chỉ yêu cầu thu thập tài liệu thì bạn không chỉ thu thập tài liệu mà còn trình một bản tóm tắt những, trong đó đánh dấu những phần quan trọng, kèm theo đó là thông tin của những phần liên quan. Khi cấp trên yêu cầu bạn tìm hiểu chi phí cho chương trình thì thay vì một bản báo giá bạn cung cấp cho cấp trên ba mức giá khác nhau và ba nhà cung cấp khác nhau.... Như vậy cấp trên luôn yên tâm giao việc cho bạn.

Hành động theo "thước đo" chung của tổ chức. Thước đo chung của tổ chức không phải là ý muốn cá nhân của một ai đó mà là đúc kết những yêu cầu của công việc. Do đặc trưng riêng của mỗi cơ quan, mỗi ngành nghề sẽ có những thước đo khác nhau. Thước đo này có thể được thể hiện dưới dạng văn bản, cũng có thể là những "ngầm định nền tảng" của cơ quan. Ví dụ: đối với ngành giáo dục, yêu cầu trang phục phải rất chỉnh tề, thời gian chính xác. Với ngành y tế là tính chính xác về thời gian và hành động.... Là một nhân viên trong cơ quan chúng ta phải hiểu đâu là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong cơ quan mình và thực hiện.

Lắng nghe và học hỏi. Có rất nhiều lý do để chúng ta lắng nghe ý kiến của cấp trên nhưng một trong những thước đo quan trọng của tổ chức đó là "mục đích, lợi ích cao nhất của tổ chức, của xã hội". Có rất nhiều người than phiền cấp trên mình làm những việc vô lý không biết để làm gì và phản đối. Có người phản đối thẳng thắn, có người ngấm ngầm chống đối, có nhiều người còn lẳng lặng bỏ đi.

Truyện kể rằng. Có một anh là nhân viên kỳ cựu của một cơ quan đến thắc mắc với cấp trên và bày tỏ sự không đồng tình của mình. Cấp trên mỉm cười và đưa anh xem một tờ nilon cứng trên đó có viết một chữ P. Cấp trên hỏi nhân viên:

"Anh nhìn thấy chữ gì đây?" "Dạ, em thấy chữ P". "Chữ P à, nhưng tôi lại nhìn thấy chữ q", "Như vậy, anh và tôi có ai sai không?" "Cả hai người cùng đúng".

"Không ai sai. Vậy theo anh thì tại sao cùng một tờ giấy tôi lại nhìn ra hai chữ khác nhau?". "Dạ, vì góc nhìn của em ngược với góc nhìn của cấp trên". "Đó chính là vấn đề. Khi anh nhìn ở góc độ của anh, với vị trí là nhân viên anh cho phương pháp làm việc cũ là đúng, là tốt. Nhưng ở vào vị trí của tôi, tôi lại có những thông tin mới về tình hình bên ngoài nên tôi thấy không thay đổi là chết và chúng ta đang có một cơ hội rất lớn. Nói rồi cấp trên đề nghị anh nhân viên đứng dậy. Bây giờ tôi và anh đổi giày cho nhau. Cấp trên hỏi nhân viên. Anh đi đôi giày của tôi có vừa không? "Dạ, hơi chật ạ" Anh nghĩ sao về việc này. "Dạ, em thấy phải đi giày của cấp trên thì mới biết nó như thế nào" và nếu đặt mình vào vị trí của cấp trên thì em sẽ hiểu rõ hơn là tại sao cấp trên lại có những quyết định như vậy. Thưa cấp trên, em đã hiểu rồi ạ. Cảm ơn cấp trên. Em sẽ đi làm ngay đây"..

Những câu chuyện như vậy không hiếm ở các cơ quan. Nhiều người bỏ đi trong khi chưa hiểu rõ thực tế của vấn đề. Ra đi rồi mới thấy cơ quan cũ của mình vẫn phát triển và vẫn đúng với những gì mình mong muốn. Thật đáng tiếc cho những trường hợp như vậy. Như vậy, trong một tổ chức có hàng trăm thậm chí hàng nghìn người. Tất cả mọi người không thể nghĩ giống hệt nhau. Mỗi người có một kinh nghiệm, có cách hiểu khác nhau. Hãy trao đổi và lắng nghe những ý kiến khác nhau để hiểu rõ hơn vấn đề và có những đóng góp tích cực. Hãy đặt mình vào vị trí của lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Ky nang giao tiep trong cuộc sống để đạt được thành công (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)