Điều trị bảo tồn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU đầu của TIÊM THẨM PHÂN THẦN KINH ARNOLD dưới HƯỚNG dẫn của CHỤP cắt lớp VI TÍNH (Trang 41 - 47)

Liệu pháp vật lý, xoa nắn, châm cứu, và liệu pháp nhiệt là các biện pháp khác có thể được sử dụng để điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm ,.

1.10.1.1. Điều trị bằng các thuốc

Các thuốc giúp làm giảm đau trong bệnh đau dây thần kinh chẩm gồm có: gabapentin 300-3.600 mg/ngày, carbamazepine 400-1200 mg/ngày, phenytoin 300-600 mg/ngày, valproic acid 500-2000 mg/ngày, và baclofen 40-120 mg/ngày; các thuốc kháng viêm phi-steroid (NSAIDs) và các thuốc dạng thuốc phiện có thể cũng có lợi cho bệnh nhân.

1.10.1.2. Phong bế dây thần kinh

Phong bế dây thần kinh bằng các steroid và các thuốc gây tê tại chỗ cũng là một biện pháp được cân nhắc để điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm

Phong bế dây thần kinh chẩm được chỉ định để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm. Dây thần kinh Arnold nằm ở cách xa ụ chẩm ngoài một khoảng cách từ 2,5 cm đến 3,0 cm về phía ngoài và nằm ở phía bên trong của động mạch chẩm. Dây thần kinh chẩm thứ ba nằm ở phía trong của dây thần kinh Arnold và dây thần kinh chẩm bé nằm ở phía ngoài động mạch chẩm một khoảng 2,5 cm.

Vị trí để phong bế các dây thần kinh Arnold và thần kinh chẩm thứ ba là một điểm nằm hơi ở phía trên của đường gáy trên ngay ở phía trong của động mạch chẩm, được nhận ra dễ dàng bằng cách bắt mạch ở động mạch chẩm.

Sau khi vô khuẩn vị trí phong bế, một kim tiêm 11/2 inch cỡ 25 (25 gauge 11/2 inch needle), lắp vào một bơm tiêm 5 ml được chọc qua da ở ngay phía trong của động mạch chẩm. Với chỉ định để chẩn đoán thì bơm vào vị trí này

1 ml thuốc gây tê tại chỗ. Với chỉ định điều trị thì bơm vào vị trí này từ 3 ml đến 5 ml thuốc gây tê tại chỗ cùng với một steroid. Vô cảm ở vùng của dây thần kinh Arnold thường xảy ra trong vòng từ 10 đến 20 phút sau khi tiêm thuốc. Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gặp phải là kim tiêm chọc thủng động mạch chẩm gây ra chảy máu. Nếu xảy ra tai biến, chỉ cần ấn mạnh vào động mạch chẩm có thể tránh chảy máu.

Phong bế các hạch gai của dây thần kinh sống cổ C2 và C3

Phong bế hạch gai của các dây thần kinh sống cổ C2 và C3 cũng đã được chứng minh là thành công trong điều trị ở một số bệnh nhân. Trong báo cáo từ một trường hợp, có tác giả đã chứng minh rằng, một bệnh nhân bị bệnh đau dây thần kinh chẩm nặng, khó chữa, đã trở nên hết đau 2 tháng, sau khi bệnh nhân này được phong bế hạch gai của dây thần kinh sống cổ C2 . Tuy nhiên, phong bế bằng steroid nếu được thực hiện lại nhiều lần thì có thể gây ra các hiệu quả không mong muốn. Một báo cáo trường hợp được công bố vào năm 2001 đã chứng minh rằng, ở một nữ bệnh nhân 39 tuổi đã được phong bế dây thần kinh Arnold cả hai bên 6 lần trong một thời kỳ 3 tháng, đã có các dấu hiệu của hội chứng Cushing phát triển. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng này gồm có: các đợt tăng huyết áp cách quãng, yếu cơ ở mức độ nặng, và giữ nước trong cơ thể .

Kỹ thuật phong bế (infiltration technique)

Kỹ thuật phong bế dây thần kinh Arnold (GON) với chụp cắt lớp vi tính dẫn đường ở vị trí 1, nằm ở điểm xuất phát của rễ sau dây thần kinh sống hoặc là cách phong bế dây thần kinh ở vị trí thứ 2 với điểm ngoặt đầu tiên của dây thần kinh Arnold khi dây thần kinh này lượn qua cơ chéo đầu dưới, vòng ở bờ dưới của cơ này trước khi đi lên trên và ra trước (Hình 1) .

Hình 1.5: Đường đi của dây thần kinh Arnold (đường to đậm màu xám đen) và các vị trí phong bế dây thần kinh.

Sébastien Aubry et al . Neuroradiology, 2009

Vị trí phong bế thứ nhất nằm ở nguyên ủy của dây thần kinh sống cổ C2 (đầu mũi tên màu đen). Vị trí phong bế thứ hai nằm ở điểm ngoặt đầu tiên của dây thần kinh Arnold (GON), khi dây này đi qua phía dưới rồi ra sau cơ chéo đầu dưới (đầu mũi tên màu trắng). Hình vẽ cho thấy các cơ thẳng và chéo của cổ 1. cơ chéo đầu dưới (obliquus capitis inferior), 2. cơ chéo đầu trên (obliquus capitis superior), 3. cơ thẳng đầu sau lớn (rectus capitis posterior major), và 4. cơ thẳng đầu sau (rectus capitis posterior). C1 và C2:

các đốt sống cổ 1 và 2.

Kỹ thuật 1: Phong bế dây thần kinh Arnold (GON) dưới hướng dẫn của chụp CLVT ở vị trí thứ nhất.

Đường tiếp cận là từ phía sau. Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm sấp, đầu bệnh nhân xoay về phía có triệu chứng. Chụp cắt lớp vi tính thăm dò theo trục thân người từ xương chẩm đến đốt sống cổ C3. Sau khi tiêm tĩnh mạch chất cản quang để nhìn thấy rõ các động mạch đốt sống và động mạch chẩm. Các mốc xương đại diện là cung sau của các đốt sống cổ C1 và C2.

Đích của vùng phong bế nằm trên khe giữa cung sau của hai đốt sống cổ nói trên và ở bên dưới bờ sau của cung sau đốt đội, gần với bao khớp của khớp giữa C1-C2 (Hình 2). Vùng da được vô khuẩn theo phác đồ chuẩn.

Kim tiêm được đẩy tiến vào sâu và được theo dõi từng bước một. Bằng cách giữ mũi kim tiêm chỉ tới gần đích tức là ở bên trong của mép ngoài của khớp giữa C1-C2, có thể tránh được tai biến do vô tình chọc kim vào động mạch đốt sống cũng như bằng cách giới hạn mũi kim tiêm ở bên ngoài của mép trong của khớp C1-C2 cũng tránh được tai biến do chọc kim vào màng tủy cứng. Trước khi bơm thuốc tê, phải duy trì lực hút trong bơm tiêm (bằng cách rút pittông) để đảm bảo chắc chắn kim tiêm không chọc vào tới bên trong động mạch hoặc bên trong màng tuỷ cứng. Một test phong bế với 1 ml thuốc gây tê (lidocaine hydrochloride 1%) và 1 ml chất cản quang (iodixanol 270 ml I/ml) có thể sẽ giúp khẳng định vị trí chính xác mà kim tiêm cần phải đặt đúng hạch gai của dây thần kinh sống cổ C2.

Sau đó, một dung dịch corticosteroid (prednisolone acetate 125 mg–5 ml) được bơm chậm vào vị trí đã đặt kim tiêm. Thực hiện việc kiểm soát nhờ chụp cắt lớp vi tính dẫn đường để theo rõi sự khuếch tán của thuốc rồi kim tiêm được rút ra và bệnh nhân được theo rõi thêm trong 1 giờ.

Hình 1.6: Chụp cắt lớp vi tính theo trục được thực hiện sau khi tiêm tĩnh mạch liều duy nhất chất cản quang iodine, để có thể định vị vị trí thứ nhất (đầu mũi tên màu trắng), và vị trí thứ hai (mũi tên màu trắng) của

kỹ thuật phong bế dây thần kinh Arnold.

Sébastien Aubry et al . Neuroradiology, 2009

Hình 1.7: Chụp cắt lớp vi tính. Phong bế được thực hiện ở vị trí thứ nhất của dây thần kinh Arnold, tức là ở gần nguyên ủy của rễ của

dây thần kinh sống cổ C2.

Sébastien Aubry et al . Neuroradiology, 2009

Kỹ thuật 2: Phong bế dây thần kinh Arnold (GON) dưới hướng dẫn của chụp CLVT ở vị trí thứ 2.

Tương tự kỹ thuật phong bế ở vị trí thứ nhất theo kỹ thuật 1, chỉ khác là đầu kim tiêm được đưa tới khoang mỡ nằm ở giữa mặt lưng của cơ chéo đầu dưới và mặt sâu của cơ bán gai đầu. Một hỗn hợp gồm thuốc gây tê tác dụng nhanh và chậm (1ml lidocaine hydrochloride 1% và 2ml bupivacaine hydrochloride 0,25%) trộn lẫn với 1ml chất cản quang (iodixanol 270 mg I/ml) được bơm vào bên trong khoang mỡ này. Hỗn hợp thuốc kể trên khuếch tán ở trong khoang mỡ (gian-cơ) nói trên. Sau đó chụp kiểm tra xem có đúng với yêu cầu phong bế dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính (Hình 4). Tiếp theo, 1ml Depomedrol 40mg sẽ được bơm chậm vào vùng phong bế. Cuối cùng, kim tiêm được rút ra và bệnh nhân được tiếp tục theo dõi trong 1 giờ.

Hình 1.8: Cắt lớp vi tính.Phong bế ở vị trí thứ hai, là vị trí ở mức ngoặt thứ nhất của dây thần kinh Arnold.

Sébastien Aubry et al . Neuroradiology, 2009

1.10.1.3. Độc tố Botilinum

Độc tố botulinum týp A (botox) là một biện pháp có thể được chấp nhận để điều trị bệnh đau đầu Migraine và triệu chứng đau cơ do co thắt và có thể làm giảm triệu chứng kéo dài tới 4 tháng . Khởi đầu, botox được sử dụng để điều trị tật lác mắt và rối loạn trương lực cơ ở cổ . Một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng, botox có ích trong điều trị bệnh đau đầu hàng ngày mãn tính và tỏ ra có hiệu quả cộng dồn với các lần tiêm tiếp theo . Điều trị bằng botox, nói chung, được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ chỉ xảy ra ở mức tối thiểu và chỉ là tình trạng khó chịu hoặc chảy máu nhỏ xảy ra vào lúc tiêm thuốc . Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng, các lần tiêm botox để điều trị bệnh nhức đầu migren đã làm giảm quãng thời gian bị đau, chiều dài cơn đau và mức độ nặng của các cơn nhức đầu, cũng như giảm lượng các thuốc dùng để điều trị bệnh này . Botox cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị các rối loạn liên quan đến chấn thương kiểu roi quất mà thường hay gây ra bệnh đau dây thần kinh chẩm. Botox cải thiện triệu chứng đau và làm tăng biên độ động tác của cổ ở các bệnh nhân. Vì những thành công đạt được trong điều trị các cơn co thắt cơ và các cơn đau đầu Migren nên trong tương lai, độc tố botulinum có thể được chứng minh là một lựa chọn hợp lý để điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU đầu của TIÊM THẨM PHÂN THẦN KINH ARNOLD dưới HƯỚNG dẫn của CHỤP cắt lớp VI TÍNH (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w