1.2. Giới thiệu về Joomla
1.2.5. Các nhóm người sử dụng và quyền truy cập
Joomla! có thể được chia thành hai loại:
• Khách – Guest: chỉ đơn giản là những người ghé thăm Website Joomla!
qua trình duyệt.
• Người sử dụng có đăng ký: là những người có tương tác với Website, thực hiện quá trình đăng ký để có được tên truy cập (user name) và mật khẩu (password). Hai thông số này cho phép người sử dụng đăng nhập vào Website, và được cấp những quyền mà khách không có. Những người sử dụng có đăng ký được chia thành hai nhóm:
- Người sử dụng phía Front-end (front-end users).
- Người sử dụng phía Back-end (back-end users).
a) Người sử dụng phía Front-end
Người sử dụng phía front-end có một số quyền thêm so với khách. Đó có thể là khả năng tạo và xuất bản nội dung lên Website. Có thể hiểu nhóm người này mục đích chính của họ là cung cấp nội dung cho Website, chứ không phải là quản trị Website hoặc thay đổi thiết kế của chúng. Nhóm người này có thể tạo ra nội dung mới thông qua giao diện web, sử dụng các trình soạn thảo WYSIWYG mà không cần phải có hiểu biết về mã HTML. Với nhóm người này, nhà quản trị Website có thể phân làm bốn mức:
• Registered User.
• Author (tác giả).
• Editor (biên tập).
• Publisher (nhà xuất bản).
Bảng sau đây trình bày cụ thể khả năng và quyền truy cập của từng mức sử dụng này.
Bảng 1.2: Các mức sử dụng của front-end user
Mức sử dụng Mô tả
Registered User
- Không có khả năng tạo, chỉnh sửa hoặc xuất bản nội dung lên Website Joomla!. Họ chỉ có thể gửi các liên kết Web (Web links) để xuất bản và có thể được truy cập tới những nội dung giới hạn (không thể truy cập được bởi khách).
Author - Author có thể tạo ra nội dung của riêng họ, đặc tả một vài khía cạnh nào đó về cách thức hiển thị thông tin, chỉ ra ngày mà nội dung của họ sẽ được xuất bản.
Editor - Editor (biên tập) cũng có các khả năng như
Author, ngoài ra, họ còn có khả năng chỉnh sửa nội dung của các tác giả khác.
Publisher - Publisher có các khả năng của Author và Editor, thêm vào đó, họ còn có khả năng xuất bản thông tin.
b) Người sử dụng phía Back-end
Những người sử dụng phía back-end bao gồm các mức sau:
• Manager: nhà quản lý.
• Administrator: người quản trị.
• Super Administrator: người “siêu quản trị”.
Các mức này được gọi chung là những nhà quản trị Website, tuy nhiên, họ vẫn có thể truy cập vào hệ thống qua giao diện phía front-end. Cũng giống như với người sử dụng phía front-end, người sử dụng phía back-end cũng có những quyền khác nhau.
Bảng 1.3: Các mức sử dụng của back-end user
Mức sử dụng Mô tả
Manager - Manager có các quyền giống như Publisher, nhưng có khả năng truy cập vào giao diện quản trị (Administrator’s panel).
- Manager có quyền truy cập tới tất cả nội dung gắn với các điều khiển trong giao diện quản trị nhưng không có khả năng:
- Thay đổi templalate
- Sửa đổi cách bố trí trang web (layout) - Thêm hoặc gỡ bỡ các mở rộng cho hệ thống Administrator - Administrator có phạm vi truy cập lớn hơn so
với manager. Ngoài các quyền như Manager, Administrator có thể:
+ Thêm hoặc gỡ bỏ các mở rộng (extensions) + Thay đổi template
+ Thay đổi layout
+Thay đổi thông tin người sử dụng (user profile)
có mức bằng họ hoặc dưới họ.
- Những điều mà Administrator không làm được là chỉnh sửa thông tin của Super Administrator hoặc thay đổi thông tin cấu hình (global characteristic) của hệ thống.
- Thông tin về các “Super Administrator” không hiển thị ra trong màn hình “User Manager” khi người sử dụng đăng nhập vào dưới vai trò Administrator.
Super Administrator
- Super Administrator có sức mạnh tương tự như người sử dụng “root” trong hệ thống Linux, và có khả năng vô hạn trong việc thực hiện tất cả các chức năng quản trị trong Joomla!. Chỉ có Super Administrator mới có quyền tạo ra user mới với mức sử dụng cũng là Super Administrator, hoặc gán quyền Super Administrator cho người sử dụng sẵn có.
Chỉ có một người sử dụng tồn tại sẵn ngay sau khi cài đặt Joomla!, đó là một Super Administrator với tên truy cập là ‘admin’. Có để tạo thêm người sử dụng với các vai trò khác nhau, gồm:
- Đăng ký người sử dụng mới qua form đăng ký phía front-end (Login-form) của hệ thống.
- Super Administrator (hoặc Administrator) tạo ra người sử dụng mới trong giao diện User Manager phía back-end.
c) Các chức năng cơ bản của Joomla! truy xuất qua front-end
Khi một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống Website thành công, một hệ thống menu có tên là User Menu sẽ hiện ra. Dù cho mức sử dụng như thế nào (registered, author, publisher, hoặc editor) thì chỉ có cùng một menu hiện ra. Tuy nhiên, các chức năng sẵn có trên user menu sẽ thay đổi tùy theo mức sử dụng.
Trong Joomla!, việc quản trị nội dung có ba công việc chính: Tạo, gửi (Submission) nội dung mới tới hệ thống và chỉnh sửa nội dung nếu cần thiết.
- Xuất bản nội dung: Thường thì Author đảm nhiệm việc tạo ra nội dung, editor thực hiện việc chỉnh sửa nội dung, còn Publisher sẽ xuất bản nội dung.
Một cách mặc định, khi đăng ký người sử dụng qua front-end, vai trò Registered User sẽ được gán. Để có thể thay đổi sang các vai trò khác, administrator (hoặc super administrator) phải sửa đổi mức sử dụng này.
- Gửi nội dung mới: Có ba khu vực chính trong giao diện này:
Phần 1: Là tiêu đề của bản tin, và thể loại của bản tin.
Phần 2: Là bộ soạn thảo WYSIWYG để Author nhập thông tin. Bộ soạn thảo này có tên là TinyMCE, gồm rất nhiều các đặc tính của một chương trình soạn thảo HTML. Với công cụ này, người sử dụng có thể:
• Chọn font, kích cỡ, và màu chữ
• Đánh số, danh sách các khoản mục
• Căn lề
• Chèn các siêu liên kết
• Tạo bảng
Phần cuối cùng : dùng để soạn thảo các ảnh gắn với tin, thiết lập ngày xuất bản, và nhập vào metadata (siêu dữ liệu) cho nội dung này.
- Chỉnh sửa nội dung: Trong Joomla!, Author có thể chỉnh sửa nội dung của mình sau khi nó đã được xuất bản. Thêm vào đó, Editor và Publisher cũng có thể chỉnh sửa nội dung của bất kỳ author nào. Quá trình chỉnh sửa cũng được thực hiện thông qua giao diện giống như quá trình tạo mới nội dung.
- Xuất bản nội dung: Publisher ngoài các quyền của Author và Editor còn có thêm quyền nữa đó là xuất bản thông tin lên Website. Quá trình xuất bản bao gồm hai việc:
Thay đổi trạng thái của nội dung (chuyển từ unpublished published). Chỉ có những nội dung có trạng thái published mới có thể được truy cập qua phía front-end.
Ấn định thời gian (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc) mà một bản tin có thể truy cập được qua phía front-end. Nếu nằm ngoài khoảng thời gian này, thì mặc dù
được nhìn thấy trên Website. Tham số quyết định điều này có tên là Start Publishing và Finish Publishing.
d) Các chức năng cơ bản của Joomla! truy xuất qua back-end
Để truy cập vào phần back-end, người sử dụng một trình duyệt web và truy cập qua địa chỉ http://tênwebsiteJoomla/administrator. Sau đó nhập tên và mật khẩu truy cập. Nếu đăng nhập thành công thì giao diện quản trị sẽ hiện ra.
Hình 1.6: Giao diện quản trị Website.
Giao diện này cung cấp rất nhiều chức năng cho việc quản trị thông tin của Website. Các vai trò khác nhau (Manager, Administrator, Super Administrator) sẽ thực hiện các chức năng khác nhau.
- Chức năng của Manager : Manager có quyền ngang với Publisher khi truy cập vào phía front-end, ngoài ra còn có thể làm các công việc sau ở phía back- end:
• Quản lý media: quản trị tất cả các hình ảnh, âm thanh, video trong hệ thống.
• Quản lý thông tin thống kê: số lượng các tin bài, số lần truy cập vào một nội dung, những tin được nhiều người truy cập nhật…
• Quản lý các khoản mục trong hệ thống menu của Website.
• Quản trị trang chủ (front page manager): quyết định xem cái gì được hiển thị tại trang chủ.
• Quản lý lưu trữ (Archive Manager): quyết định nén, lưu các tin bài cũ vào file nén…
• Quản trị nội dung :
Ở đây, xin được đi chi tiết vào phần quản trị nội dung, bởi vì nội dung chính là phần quan trọng nhất của hệ thống CMS. Để xây dựng và quản lý nội dung một cách chặt chẽ, Joomla! tổ chức nội dung theo cấu trúc hình cây như sau:
Hình 1.7: Mô hình thông tin được quản lý bởi Joomla!
Nội dung thông tin trong Joomla! được phân thành nội dung tĩnh (Static Content) và nội dung động (Lưu trong các Section).
+ Nội dung tĩnh: là loại nội dung được tạo ra và tồn tại trong một khoảng thời gian dài, nó hiếm khi thay đổi, nên được lưu trữ trực tiếp trên site, tương tự như các trang HTML. Nội dung tĩnh được đặt riêng trong phần Static Content Manager và được truy cập trực tiếp không cần thông qua Section và Category.
+ Nội dung động: là loại nội dung được lưu trong CSDL hoặc ứng dụng nào đó, khi cần hiển thị lên site thì hệ thống phải kết nối tới CSDL để tải các nội dung này về thông qua trình duyệt.
- Chức năng của Administrator : Adminstrator có các khả năng của một Manager, ngoài ra, họ còn có quyền thực hiện các công việc sau:
Trash Manager – quản lý việc xóa bỏ các khoản mục nội dung: những khoản mục nội dung đã quá cũ có thể bị xóa đi. Việc xóa bỏ này được thực hiện qua hai giai đoạn :
• Giai đoạn thứ nhất – xóa tạm thời: nội dung được đưa vào Trash. Ở giai đoạn này, nội dung vẫn có thể được phục hồi nếu cần thiết.
• Giai đoạn hai – xóa vĩnh viễn: nội dung bị xóa hẳn khỏi CSDL hoặc hệ thống lưu trữ, không có khả năng phục hồi.
Quản lý người sử dụng: người quản trị có thể tạo mới, thêm, xóa, sửa thông tin về những người sử dụng dưới quyền họ.
Quản lý hệ thống menu, component, module và mambot. Đây được xem như những đơn vị cơ bản (core element) tạo nên hoạt động của hệ thống.
- Chức năng của của Super Administrator : Super Adminstrator có tất cả các quyền của Adminstrator. Ngoài ra, họ còn có thêm các quyền sau:
Cấu hình hệ thống – Global Configuration: tại đây, Super Adminstrator có thể thay đổi một thông tin tiêu biểu như sau:
• Các thông tin liên quan đến Website: tên Website, trạng thái hoạt động, thông báo lỗi hệ thống, biểu tượng của Website…
• Các thông tin địa lý (locale): múi giờ, ngôn ngữ hiển thị…
• Cách thức hiển thị thông tin: hiển thị thông tin như thế nào, template nào.
• Các thông tin về CSDL: tên host; tên CSDL, tên người sử dụng CSDL Quản lý ngôn ngữ - Language Manager: tại đây, Super Administrator có thể cài đặt thêm gói ngôn ngữ mới hoặc lựa chọn ngôn ngữ hiển thị của hệ thống.
Quản lý template – Template Manager: chức năng này giúp Super Adminstrator thay đổi template của Website một cách dễ dàng và thuận tiện.