PHP là viết tắt của "Hypertext Preprocessor". Đây là một ngôn ngữ lập trình web mã nguồn mở đang rất phổ biến hiện nay. Kịch bản PHP được thiết kế cho các trang web "động". Khi chạy trên máy chủ, chúng sẽ được dịch ra mã HTML cho người dùng xem trên trình duyệt. Như vậy, người dùng chỉ thấy cách thức làm việc của web động trên trình duyệt mà không thể biết làm cách nào chúng được tạo ra (với HTML bạn có thể viewsourse để xem mã nguồn của trang web nhưng không thể xem mã nguồn PHP).
Ngôn ngữ PHP cũng giống như các ngôn ngữ lập trình khác như C hay Pearl, với các hàm, các cấu trúc... Tuy nhiên, PHP đã được bổ sung khá nhiều hàm rất hữu ích.
Một trong những tính năng ưu việt của PHP là khả năng kết nối tới cơ sở dữ liệu rất nhanh. PHP hỗ trợ rất nhiều chuẩn cơ sở dữ liệu. PHP cũng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành, cả Window lẫn Unix.
Một lý do khác làm PHP khá phổ biến là vì nó rất dễ học, lại có sẵn nhiều các chương trình ứng dụng dễ sửa chữa "thành của mình".
Dù sao PHP cũng không phải hoàn toàn là một "ông thần vạn năng". Nhiều hàm của PHP vẫn chưa tương thích với tiếng việt, như định dạng chuỗi chẳng hạn. Tuy nhiên, những sai sót đó không đáng kể so với những hữu ích mà nó mang lại.
1.3.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là cơ sở dữ liệu được sử dụng cho các ứng dụng Web có quy mô vừa và nhỏ. Tuy không phải là một cơ sở dữ liệu lớn nhưng chúng cũng có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người dùng có thể thao tác các hành động liên quan đến cơ sở dữ liệu.
Cũng giống như các cơ sở dữ liệu, khi làm việc với cơ sở dữ liệu MySQL, bạn đăng ký kết nối, tạo cơ sở dữ liệu, quản lý người dùng, phân quyền sử dụng, thiết kế đối tượng Table của cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu.
Tuy nhiên, trong bất kỳ ứng dụng cơ sở dữ liệu nào cũng vậy, nếu bản thân chúng có hỗ trợ một trình giao diện đồ hoạ, bạn có thể sử dụng chúng tiện lợi hơn các sử dụng Command line. Bởi vì, cho dù bạn điều khiển MySQL dưới bất kỳ hình thức nào thì mục đích cũng là quản lý và thao tác cơ sở dữ liệu.
- Tạo CSDL người dùng : Trong trường hợp bạn sử dụng giao diện đồ hoạ thì dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, bạn có thể chạy tập tin mysqlfront.exe trong thư mục MySQL Control, bằng cách chạy tập tin. Nếu lần đầu tiên tạo kết nối cơ sở dữ liệu, bạn cần phải tạo một Connection, cung cấp tên Server hay IP của máy chứa MySQL.
Tuy nhiên, trong trường hợp máy chứa cơ sở dữ liệu MySQL là máy đang sử dụng, bạn có thể sử dụng localhost. Ngài ra, cũng giống như các cơ sở dữ liệu khác, Username mặc định của cơ sở dữ liệu MySQl là root và Password là rỗng.
Nếu bạn đã có cơ sở dữ liệu đang tồn tại, bạn có thể gõ tên cơ sở dữ liệu trong phần Databases ( nếu muốn mở nhiều database, bạn có thể dùng dấu ; để phân cách).
- Kiểu dữ liệu của MySQL : Trước khi thiết kế cơ sở dữ liệu trên MySQL, bạn cần phải tham khảo một số kiểu dữ liệu thường dùng, chúng bao gồm các nhóm như: numeric, date and time và string.
Đều cần lưu ý trong khi thiết kế cơ sở dữ liệu, bạn cần phải xem xét kiểu dữ liệu cho một cột trong Table sao cho phù hợp.
1.3.3. Giới thiệu ngôn ngữ UML
Ngôn ngữ mô hình hợp nhất UML (Unified Modeling Language) là một ngôn ngữ trực quan cung cấp cho các nhà phân tích thiết kế các hệ thống hướng đối tượng một cách hình dung ra các hệ thống phần mềm, mô hình hóa các tổ chức nghiệp vụ và sử dụng hệ thống phần mềm này, UML được sử dụng để hiển thị, đặc tả, tổ chức, xây dựng và làm tài liệu, các kết quả của các quá trình phát triển phần mềm hướng đối tượng, đặc biệt là phân tích, thiết kế dưới dạng các báo cáo, biểu đồ, bản mẫu các trang web v.v… UML đang tiến triển như là chuẩn và trở thành một chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization) chấp nhận.
a) UML là ngôn ngữ dùng để trực quan hóa :
Đối với nhiều lập trình viên, không có khoảng cách nào giữa ý tưởng để giải quyết một vấn đề và việc thể hiện điều đó thông qua các đoạn mã. Họ nghĩ ra và họ viết mã. Trên thực tế, điều này gặp một số vấn đề. Thứ nhất, việc trao đổi về các ý tưởng giữ những người lập trình sẽ khó khăn, trừ khi tất cả đều nói cùng một ngôn ngữ. Thậm chí ngay cả khi không gặp trở ngại về ngôn ngữ gì thì đối với từng công ty, từng nhóm cũng có những “ngôn ngữ” riêng của họ. Điều này gây trở ngại cho một người mới vào để có thể hiểu được những việc đang được
tiến hành. Hơn nữa, trong lĩnh vực phần mềm, nhiều khi khó có thể hiểu được nếu chỉ xem xét các đoạn mã lệnh.
Xây dựng mô hình sử dụng ngôn ngữ UML đã giải quyết được các khó khăn trên.
Khi trở thành một chuẩn trong việc lập mô hình, mỗi kí hiệu mang một ý nghĩa rõ ràng và duy nhất, một nhà phát triển có thể đọc được mô hình xây dựng bằng UML do một người khác viết.
Những cấu trúc mà việc nắm bắt thông qua đọc mã lệnh là khó khăn nay đã được thể hiện trực quan.
Một mô hình rõ ràng, sáng sủa làm tăng khả năng giao tiếp, trao đổi giữa các nhà phát triển.
b) UML là ngôn ngữ dùng để chi tiết hóa
Có nghĩa là xây dựng các mô hình một các tỉ mỉ, rõ ràng, đầy đủ ở các mức độ chi tiết khác. Đặc biệt là UML thực hiện chi tiết hóa tất cả các quyết định quan trọng trong phân tích, thiết kế và thực thi một hệ thống phần mềm.
c) UML là ngôn ngữ dùng để sinh ra mã ở dạng nguyên mẫu
Các mô hình xây dựng bởi UML có thể ánh xạ tới một ngôn ngữ lập trình cụ thể như : Java, C++…thậm chí cả các bảng trong một CSDL quan hệ hay CSDL hướng đối tượng.
Việc các yêu cầu có khả năng thường xuyên thay đổi trong quá trình phát triển hệ thống dẫn đến việc các cấu trúc và hành vi của hệ thống được xây dựng có thể khác mô hình mà ta đã sử dụng. Điều này có thể làm cho một mô hình tốt trở nên vô nghĩa vì nó không còn phản ánh đúng hệ thống nữa. Cho nên phải có một cơ chế để đồng bộ hóa giữa mô hình và mã lệnh.
UML cho phép cập nhật một mô hình từ các mã thực thi(ánh xạ ngược). Điều này tạo ra sự nhất quán giữa mô hình của hệ thống và các đoạn mã thực thi mà ta xây dựng cho hệ thống đó.
d) UML là ngôn ngữ dùng để lập và cung cấp tài liệu
Một tổ chức phần mềm ngoài việc tạo ra các đoạn mã lệnh(thực thi) thì còn tạo ra các tài liệu sau:
• Ghi chép về các yêu cầu của hệ thống
• Kiến trúc của hệ thống
• Thiết kế
• Mã nguồn
• Kế hoạch dự án
• Tests
• Các nguyên mẫu
• …
e) Ứng dụng của UML
Mục đích chính của UML là để xây dựng mô hình cho các hệ thống phần mềm, nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như :
• Hệ thống thông tin doanh nghiệp (enterprise)
• Ngân hàng và dịch vụ tài chính
• Viễn thông
• Giao thông
• Hàng không và quốc phòng
• Máy móc điện tử dùng trong y tế
• Khoa học
• Các ứng dụng phân tán dựa trên Web
UML không chỉ giới hạn trong lĩnh vực phần mềm. Nó còn có thể dùng để lập mô hình cho các hệ thống không phải là phần mềm như hệ thống pháp luật, thiết kế phần cứng,…
CHƯƠNG 2