Ngay ở thời kỳ hậu đá mới (2-1 nghìn năm trước công nguyên) ở Philippin đã xuất hiện những di tích nghệ th u ật cổ. Đã phát hiện tại những di tích đá mói ở Philippin những đồ gốm có hình trang trí, đặc biệt là những bình gốm chôn người chết có những hoa văn thể hiện hình con thuyền đưa linh.
Nhũng dâu tích của nền nghệ th u ật cổ của Philippin hiện còn lưu lại trên nghệ th u ật khắc gỗ, tre vô cùng phong phú của các cư dân bản địa, như các hình khắc gồ, các tấm dệt của người Aeta. Đồ đan, đồ dệt, các hình khắc gỗ của người Mã Lai mang các hình cách điệu thể hiện các hình thần linh, các lực lượng siêu nhiên. Chúng ta cũng có thể thây các mô típ nghệ thuật cổ trên đồ gỗ, đồ kim loại, tranh vẽ, đồ dệt của người Môrô theo Hồi giáo. Ngay trên các đồ thêu, đan, dệt, đồ kim hoàn, m ặt nạ, y trang phục của các tộc người theo đạo Thiên chúa ở vùng đồng bằng cũng xuất hiện nhiều hoạ tiết, hoa văn bản địa cổ xưa.
143
Nhưng, đến thê kỷ XVI-XVII, sự phát triển của nghệ thuật tạo hình Philippin lại phải tiếp thu biến chuyển theo các phong cách, các hình thức cưa nghệ thuật phưomg Tây. Thoạt đầu, điêu khắc và hộ1 hoạ tôn giáo của Tây Ban Nha có ảnh hưởng mạưli mẽ tới nền nghệ th u ật tạo hình của Philippin. Dưới thời thuộc Tây Ban Nha, những người Philippin đưỢc học và đào tạo trong các trường dòng. Chính nhữnể nghệ sĩ người Philippin này đã làm những hình tran ế trí cho các nhà thờ theo các mẫu, các mô hình dư nhập từ Tây Ban Nha hoặc Mêhicô. Tuy tiếp thu và học các hình thức nghệ thuật phưomg Tây, nhưng nghệ sĩ Tây học người Philippin vẫn hướng tới các mô típ dân tộc, các kỹ th u ật chạm khắc gỗ truyền thông của dân tộc mình. Những hoạ tiết trang trí hình cỏ cây hoa lá của Philipp’*^ ^vạ’c r:1 ào các mô típ tran ể : ' r ' '¿Í! cúa nhà thờ Sanh-Agustin, bàn thờ của nhà thờ San-Ignasiô (cả hai nhà thờ này đều ơ Manila). ơ mặt tiền của nhà thờ Niang-ao ở Ilôilô, các nghệ sĩ người Philippin đã khắc vào đá hình Adam và Eva đứng bên thân một cây chuối và trong bộ y phục của Philippin.
Trước nửa sau thế kỷ XIX, trong nghệ thuật tạo hình Philippin, chủ yếu ngự trị đề tài tôn giáo. Năm 1829, hoạ sĩ người Manila D. Đômingô đã lập ra một trường nghệ thuật. Các nghệ sĩ người Tây Ban Nha được mời đến trường dạy những học trò người
Philippin làm các tác phẩm theo chủ đề tôn giáo và theo bút pháp của Âu châu.
Vào nửa sau th ế kỷ XIX, trong nghệ th u ậ t tạo hình Philippin b ắt đầu có sự p h át triển các thể loại hội hoạ mang tín h đời thường (tranh chân dung, tranh phong cảnh). Những hoạ sĩ đầu tiên người Philippin hướng sang các thể loại hội hoạ mang tính đời thường là G. Antilion, anh em. nhà Espiritu, F. Roohas... Nổi bật trong sồ' các nghệ sĩ tạo hình thòi kỳ này của Philippin là nhà hoạ sĩ, nhà điêu khắc, anh hùng dân tộc của Philippin - H. Risan.
Cao trào của phong trào giải phóng chống thuộc địa ở Philippin vào 1/4 cuối th ế kỷ XIX đã được thể hiện vào đề tài yêu nước của các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trong sáng tác của H. de Luna (1857-1899) và F. Iđabgô (1853-1913). Hai hoạ sĩ nổi tiếng này đá sông một thời gian đầu ở châu Âu. Luna là tác giả của những bô' cục cho những bức tranh vẽ theo đề tài lịch sử cũng như những bức tranh phong cảnh. Tât cả các tác phẩm của ông đều được vẽ theo bút pháp phương Tây và thể hiện những nhân vật đương thời người Philippin, trong sô' đó, có bức chân dung H.
Risan.
Những tác phẩm của Iđabgô - những bức tranh phong cảnh, tranh chủ đề... được sáng tác dưới tác động m ạnh của chủ nghĩa ân tượng châu Âu. Tuy
vậy, tranh của Iđabgô vần toát lên tình yêu của tác
giả đối với đất nước, thiên nhiên và con người Philippin.
Trong thời buổi giao thời giữa th ế kỷ XIX và XX, ở Philippin đã xuất hiện một loạt những hoạ sĩ nổi tiếng. Đáng kể hon cả là L. Gerrerô, s. Telesíồro ' những tác giả của những bức tranh vẽ theo chủ đê yêu nước. Ngoài ra trong thời gian này, còn nổi lên hai hoạ sĩ: F. de. la Rôsa - hoạ sĩ vẽ tranh sinh hoạt, A. Nalantich - hoạ sĩ đầu tiên của Philippin đi sâu khai thác những kinh nghiệm hội hoạ của các nước châu Á.
Từ đầu thế kỷ XX, nghệ thuật tạo hình Philippin phát triển dưới ảnh hưởng của các xu hướng khác nhau của nghệ thuật Ãu, Mỹ. Hoạ sĩ nổi tiếng của những năm 10-20 pviiựpiii la À. Amôrcôlô - người
- --“i/ tư vuOiig uién viên với bút pháp gây hiệu quả bằng ánh sáng của chủ nghĩa ấn tượng để mô tả thiên nhiên nhiệt đới, cuộc sống đời thường và cuộc sống lao động của những người dân quê và dân đô thị. Trước những năm 60, Amôrcôlô lãnh đạo một tổ chức có đến là "trường nghệ thuật truyền thống Philippin" - sau này trở thành Viện hàn lãm của các nghệ sĩ Philippin. Trong lĩnh vực điêu khắc đầu thế kỷ XX ở Philippin nổi bật lên trường phái hiện thực với các nhà điêu khắc lớn z. Asunsiôn, H. Arevalô và đặc biệt là G. Tôlentinô - tác giả của các tượng đài
tưởng niệm các anh hùng dân tộc Hôxê Risan và Andrés Bónifasió.
Trong khoảng giao thời giữa những năm 20-30 xuất hiện những nghệ sĩ đ ặt nền móng cho nền nghệ th u ật hiện đại Philippin : V Edades - người vẽ các cảnh sông và lao động hiện đại theo bút pháp của p. Sezan;
và hai hoạ sĩ trẻ: G. Ôkampô - tác giả của những bức tranh đầy kịch tính, và K. Fransiscó (1912-1969) - ntột nghệ sĩ độc đáo hướng tới chủ nghĩa hoành tráng và phong cách tran g trí. v ề sau, G. Ôkampô trở thành hoạ sĩ siêu thực. Vào thời kỳ (1942-1945) cũng xuất hiện những tác phẩm hay, có giá trị, thể hiện được nồi đau của dân tộc trong những năm tháng bị Nhật chiếm đóng, cũng như các chủ đề lịch sử quá khứ cùng các sắc thái và phong tục của các tộc người khác nhau ở Philippin. Trong số những tác phẩm đó, đáng lưu ý là bộ tran h của F. Amôrcôlô ghi lại các cảnh Manila bị chiếm đóng, các bức tranh bi kịch của Đ.Điegô, bức tran h "Fiesta ở Angônô" và các tác phẩm khác của Fransiscó.
Sau khi giành được độc lập vào năm 1946, vào khoảng giao thời giữa những thập niên 40-50 diễn ra sự phân định quvết liệt giữa "những người truyền thống” và các hoạ sĩ "hiện đại". Trung tâm của những hoạt động đó là Viện bảo tàng nghệ th u ật Philippin.
Thuộc phái "hiện đại", ngoài những hoạ sĩ mô phỏng chủ nghĩa môđéc Mỹ, Tây Au, còn có nhiều hoạ sĩ
chịu ảnh hưởng của V. Van Gốc, p. Piccasô, Đ. Rivera..*
như D. Sikôngrôs. Nhưng những bức tran h tường và tranh giá vẽ của ông hướng tới các truyền thuyết, truyện cổ, quá khứ của Philippin và các anh hùng giải phóng dân tộc, hướng tới vẻ đẹp của công việc lao động của người nông dân, người dân đánh cá, thợ
mỏ. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của K. Fransiscô là các bức tranh tường theo đề tài cách mạng dân tộc chống chủ nghĩa thuộc địa trong những năm 1896-1898 (toà thị chính ở Malina), "Phiesta" (khách sạn 'Manila") M500 năm lịch sử Philippinn (Triển lãm quốc te năm 1953); các bức tranh "Kaingin", "giã gạo”,
Betrôtal" (đám cưới bình dân)...
Vào những năm 50, ở Philippin đã lập ra nhóm Tân hiện thực”. Tham gia nhóm đó có các hoạ ồĩ lớn muốn phá+ tr?ển CỂ.:: -'.i-uyầii thống dân tộc và hướng - ,ÚA iũii cua xả hội. A. Maysaisai - Hô đã tạo ra trong các bức tranh thấp thoáng tính trang trí cua minh hình tượng thơ mộng của người phụ nữ nông thôn. Các tác phẩm của V. Manansala lại toát len sự vạn dụng khá độc đáo các bút pháp của "lập the va màu săc phong phú rực rỡ của xứ nhiệt đới.
Nhưng bưc tranh của ông vẽ đời sông nghèo của đô thi và thôn quê vẫn to át lên sự phê p h án xã hội và đây kịch tính. Thể hiện hiện thực cuộc sông và lao động của nhân dân là đặc trưng cho tranh
cua R. Tabuen, cho các tiểu phẩm của N. Nalango Santôc, cho tra n h tường của u. Lônsôn. Cùng một lúc, trong nghệ th u ậ t Philippin hình th àn h và phát triển xu hướng của chủ nghĩa trừ u tượng. Xu th ế này trở thành một dòng thời thượng ở Philippin vào những năm 60. Đứng đầu xu hướng này là E. Ôkampô - bố cục tran h của ông thấm đượm chất dần gian và bốíc lên như những ngọn lửa.
Trong điêu khắc, việc tìm ngôn ngữ dân tộc hiện đại được bắt đầu bằng các nhà điêu khắc H. A lkantara và A. M. Imao. Họ hướng tói các hình tượng cách điệu dân gian của người Môrô. N. Abue lại sáng tác theo bút pháp vừa trừ u tượng vừa hiện thực để tạo ra những hình tượng dân dã rực rỡ trong điêu khắc hoàng trán g và điêu khắc nhỏ. Vào những năm 60, bắt đầu phát triển tran h đồ hoạ ờ Philippin (Maysaisai - Hô, Legaspi, E. P aras Peres, R. Ragôddôn).
y ào những năm 70, nổi lên một nhóm nghệ sĩ trẻ tách khỏi ảnh hưởng của các trường phái Mỹ và đoạn tuyệt với chủ nghĩa trừ u tượng (L.Esnôva, H. Niđa, B. Kabrera Galang). Họ cố khôi phục lại, các truyền thống nghệ th u ậ t hiện thực dân tộc. Các anh hùng giải phóng được thể hiện trên điêu khắc hoành tráng của N. Abueva, s. Saprida, nội dung triết học xã hội nhân đạo thấm vào trong các tác phẩm điêu khắc của E. Kastriliô.
Xu thê đi tới tín h đặc th ù dân tộc, sự tìm kiêm các con đường nghệ th u ậ t - là đặc trưng cho nền nghệ th u ậ t Philippin hiện đại.