Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 44 - 48)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

Thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha như sau:

Bảng 4.2 Hệ số Cronback alpha của các thành phần thang đo.

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này Thành phần ảnh hưởng từ người thân: Alpha= .547

NT1 9.79 5.307 .272 .535

NT2 9.81 5.353 .418 .407

NT3 9.65 5.008 .461 .364

NT4 9.49 6.206 .205 .572

Thành phần ảnh hưởng từ vị trí Ngân hàng thuận lợi: Alpha = .673

VT1 7.91 2.501 .437 .647

VT2 7.66 2.582 .515 .544

VT3 7.85 2.494 .510 .546

Thành phần nhận biết thương hiệu: Alpha = .853

TH1 18.73 12.644 .627 .831

TH2 18.67 12.549 .735 .813

TH3 18.76 12.300 .739 .811

TH4 19.25 14.076 .390 .874

TH5 18.91 11.769 .659 .827

TH6 18.75 12.425 .730 .813

Thành phần thái độ với chiêu thị: Alpha = .863

CT1 16.11 12.466 .612 .847

CT2 16.14 12.198 .733 .826

CT3 16.18 12.409 .665 .838

CT4 15.95 12.782 .572 .854

CT5 15.91 12.059 .712 .829

CT6 15.90 12.113 .647 .841

Thành phần chất lượng dịch vụ cung cấp: Alpha = .867

DV1 23.22 11.591 .702 .840

DV2 23.20 12.025 .717 .837

DV3 23.20 12.002 .768 .830

DV4 23.20 12.332 .718 .838

DV5 23.09 13.040 .659 .847

DV6 23.31 13.195 .452 .875

DV7 22.93 13.675 .504 .865

Thành phần lợi ích tài chính: Alpha = .704

TC1 6.96 2.586 .532 .606

TC2 7.28 3.274 .406 .747

TC3 7.04 2.824 .651 .465

Thành phần xu hướng lựa chọn Ngân hàng: Alpha = .647

LC1 18.31 7.940 .261 .656

LC2 17.61 7.674 .434 .583

LC3 17.65 7.694 .426 .586

LC4 18.29 7.470 .472 .568

LC5 17.53 8.310 .346 .615

LC6 17.58 8.245 .349 .614

Thành phần ảnh hưởng từ người thân gồm 4 biến quan sát là NT1, NT2, NT3, NT4. Trong 4 biến quan sát này có 2 biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 là NT1 và NT4. Như vậy 2 biến quan sát này bị loại bỏ. 2 biến quan sát bị loại bỏ trong trường hợp này tương ứng với câu hỏi gia đình, người thân và đối tác làm ăn có

ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng. như vậy, khi bỏ 2 biến quan sát này thì ta sẽ không nghiên cứu được đầy đủ sự tác động của yếu tố người thân đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng. 2 biến quan sát NT2 và NT3 được giữ lại tiến hành lại kiểm định thang đo kết quả như sau:

Thành phần ảnh hưởng từ người thân: Alpha = .560

NT2 3.26 1.189 .389 .a

NT3 3.10 1.082 .389 .a

Sau khi loại bỏ 2 biến NT1, NT4 thì 2 biến quan sát cón lại là NT2, NT3 đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận và có hệ số Alpha = .560 đây là mức có thể chấp nhận được đối với những thang đo nghiên cứu mới và đây cũng là yếu tố mà tác giả muốn tiếp tục nghiên cứu. Các biến NT2, NT3 được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần ảnh hưởng từ vị trí Ngân hàng thuận lợi gồm 3 biến quan sát là VT1, VT2, VT3. Cả ba biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach Alpha là 0.673>0.6 nên thang đo thành phần ảnh hưởng từ vị trí Ngân hàng thuận lợi đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần nhận biết thương hiệu gồm 6 biến quan sát là TH1, TH2, TH3, TH4, TH5, TH6. Cả sáu biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha là 0.853 là khá cao ( lớn hơn 0.6) nên thang đo nhận biết thương hiệu đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần thái độ với chiêu thị gồm 6 biến quan sát là CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6. Cả sáu biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được

chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha là 0.863 khá cao ( lớn hơn 0.6) nên thang đo thái độ với chiêu thị đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần chất lương dịch vụ cung cấp gồm 7 biến quan sát là DV1, DV2, DV3, DV4, DV5, DV6, DV7. Cả bảy biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp thuận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha là 0.867 lớn hơn 0.6 nên thang đo chất lượng dịch vụ cung cấp đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần lợi ích tài chính gồm 3 biến quan sát là TC1, TC2, TC3. Cả ba biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach Alpha là 0.704 lớn hơn 0.6 nên thang đo lợi ích tài chính đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần xu hướng lựa chọn Ngân hàng gồm 6 biến quan sát là LC1, LC2, LC3, LC4, LC5, LC6. Trong sáu biến quan sát này có 1 biến quan sát là LC1 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 bị loại bỏ. Còn lại 5 biến quan sát ta tiến hành kiểm định Cronbach Alpha như sau:

Thành phần xu hướng lựa chọn Ngân hàng: Alpha = .656

LC2 14.53 5.596 .368 .624

LC3 14.57 5.206 .474 .572

LC4 15.21 5.295 .441 .589

LC5 14.45 5.810 .371 .621

LC6 14.50 5.686 .393 .612

Như vậy, năm biến quan sát LC2, LC3, LC4, LC5, LC6 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, các biến này có hệ số Cronbach Alpha là 0,656 lớn hơn 0.6 nên thang đo xu hướng lựa chọn sau khi loại bỏ biến LC1 đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Nhìn chung, hệ số Cronbach Alpha của các thành phần đều lớn hơn 0.6 đạt yêu cầu. Chỉ có thành phần ảnh hưởng từ người thân có hệ số Cronbach alpha là 0.56<0.6 tuy nhiên đây là một yếu tố mà tác giả muốn nghiên cứu do đó hệ số gần bằng 0.6 có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)