Kết quả phân tích tần số các kiểu sai hình

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHÂN BỐ THỰC NGHIỆM LIỀU – HIỆU ỨNG SAI HÌNH NHIỄM SẮC THỂ Ở TẾ BÀO LYMPHO NGƯỜI CHIẾU BỨC XẠ GAMMA SUẤT LIỀU THẤP (Trang 54 - 66)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. Nghiên cứu khả năng phát sinh hiệu ứng sai hình nhiễm sắc thể

3.2.2. Kết quả phân tích tần số các kiểu sai hình

Bảng 3.2a. Kết quả phân tích tần số sai hình nhiễm sắc thể ở tập hợp A S

T T

Liều hấp thụ (Gy)

Số tế bào phân tích

Kiểu sai hình NST được phát hiện Hai tâm Mảnh không tâm Số

lượng

Tần số (%)

Số lượng

Tần số (%)

1 Đối chứng 1073 - - 1 0,093

2 0,099 989 1 0,101 3 0,303

3 0,201 1056 3 0,284 4 0,379

4 0,302 1123 5 0,445 5 0,445

5 0,401 920 7 0,761 4 0,435

6 0,501 993 10 1,007 7 0,705

Kết quả phân tích tần số sai hình nhiễm sắc thể của tập hợp A cho thấy: Sai hình hai tâm không được phát hiện ở mẫu đối chứng (không chiếu xạ). Tần số sai hình hai tâm ở các mẫu chiếu xạ tăng dần từ liều 0,099 Gy đến 0,501Gy.

Sai hình hai tâm được tạo thành theo một quy luật chặt chẽ, điều kiện cần là có 2 đứt gãy đôi trên 2 NST của một tế bào, điều kiện đủ là có sự tương tác giữa các “đầu đứt gãy” trong đó xảy ra sự kiện “nối nhầm” 2 mảnh NST có mang tâm động của 2 NST để tạo thành một sai hình 2 tâm. Sai hình hai tâm là loại sai hình đặc trưng cho kết quả tác động của bức xạ ion hóa trên phân tử DNA, tần số sai hình hai tâm trong tự nhiên rất thấp. Sự tăng dần tần số sai hình hai tâm khi liều bức xạ tăng trong giới hạn từ 0,1Gy đến 0,5Gy của nguồn nghiên cứu ở tập hợp A phù hợp với quy luật tác động của bức xạ có LET thấp. Khi liều lượng bức xạ tăng, số lượng đứt gãy đôi ở các tế bào cũng gia tăng, dẫn đến sự tăng xác xuất để tạo sai hình hai tâm. Sai hình không tâm được phát hiện ở cả mẫu đối chứng và mẫu chiếu xạ. Tần số sai hình mảnh không tâm tăng dần ở liều 0,1; 0,2; 0,3Gy và giảm ở liều 0,4Gy, đạt tần số cao nhất ở liều

0,5Gy. Tần số mảnh không tâm ở các liều của tập hợp A không phản ánh chiều hướng biến thiên khi gia tăng liều bức xạ.

Khả năng phát sinh sai hình của nguồn chiếu mẫu còn được kiểm chứng qua giá trị hiệu suất sinh học tương đối thu được trong giới hạn liều từ 0,1Gy – 0,5Gy. Hiệu quả sinh học tương đối RBE được xác định bằng tỷ số tần số sai hình hai tâm phát hiện ở liều i của nguồn nghiên cứu (f.x) và tần số sai hình hai tâm phát hiện ở liều i của nguồn gamma chuẩn (f.γ), RBE = f.x/ f.γ. Nguồn chuẩn được chọn để so sánh là nguồn bức xạ gamma lò dừng suất liều 150mGy/h. Phương trình chuẩn liều – hiệu ứng sai hình hai tâm y = 0,61 D + 5,25 D2 + C được nghiên cứu bởi Trần Quế. Kết quả tính RBE của các liều từ 0,1Gy đến 0,5Gy thuộc tập hợp A được trình bày ở bảng 3.2b.

Bảng 3.2b. Giá trị hiệu suất sinh học tương đối (RBE) trong giới hạn liều 0,1Gy – 0,5Gy thuộc tập hợp A

Tên tham số

Liều hấp thụ (Gy)

0,099 0,201 0,302 0,401 0,501

fx 0,101 0,284 0,445 0,761 1,007

0,112 0,335 0,663 1,089 1,623

RBE 0,903 0,848 0,671 0,699 0,620

Hiệu suất sinh học tương đối biểu thị khả năng phát sinh sai hình nhiễm sắc thể của các liều nằm trong giới hạn từ 0,1Gy đến 0,5Gy thuộc tập hợp A của nguồn chiếu mẫu. Xét trong cùng liều thì hiệu suất tạo sai hình hai tâm của nguồn nghiên cứu ở tất cả các liều thuộc tập hợp A đều có giá trị nhỏ hơn 1. Do suất liều của bức xạ gamma được chọn để so sánh có suất liều (150mGy/h) cao hơn so với bức xạ gamma nghiên cứu (125mGy/h) nên tuy ở cùng một liều lượng hấp thụ nhưng tần số sai hình hai tâm được tạo ra sẽ cao hơn. Hiệu suất sinh học tương đối RBE có chiều hướng giảm dần từ liều 0,1Gy đến 0,5Gy, khi liều lượng bức xạ tăng, tần số sai hình hai tâm tăng dần từ liều 0,1Gy đến 0,5Gy nhưng tốc độ gia tăng tần số hai tâm theo liều lượng bức xạ của bức xạ gamma suất liều thấp 125mGy/h (fi) không nhanh bằng bức xạ gamma có suất liều cao 150mGy/h (fγ).

Bảng 3.3a. Kết quả phân tích tần số sai hình nhiễm sắc thể ở tập hợp B S

T

Liều hấp thụ (Gy)

Số tế bào phân tích

Kiểu sai hình NST được phát hiện Hai tâm Mảnh không tâm

T Số lượng

Tần số (%)

Số lượng

Tần số (%)

1 Đối chứng 1141 - - 2 0,175

S T T

Liều hấp thụ (Gy)

Số tế bào phân tích

Kiểu sai hình NST được phát hiện Hai tâm Mảnh không tâm Số

lượng

Tần số (%)

Số lượng

Tần số (%)

2 0,098 1382 2 0,145 4 0,289

3 0,206 1002 3 0,299 5 0,499

4 0,307 1041 4 0,384 5 0,480

5 0,403 890 6 0,674 6 0,674

6 0,501 893 8 0,896 7 0,784

Kết quả phân tích tần số sai hình của tập hợp B được trình bày ở bảng 3.3a cho thấy sai hình hai tâm cũng không được tìm thấy ở mẫu đối chứng. Cũng giống như tập hợp A, tần số sai hình hai tâm ở tập hợp B có chiều hướng tăng dần từ liều 0,1Gy đến 0,5Gy. Tần số sai hình hai tâm ở tập hợp B cao hơn so với tập hợp A ở các liều 0,1; 0,2; 0,3Gy nhưng ở các liều 0,4Gy và 0,5Gy thì tần số này lại thấp hơn. Sự tăng tần số sai hình hai tâm khi tăng liều hấp thụ ở tập hợp B phán ánh quy luật tác động của bức xạ gamma với phân tử DNA của tế bào lympho máu ngoại vi người. Sai hình mảnh không tâm có chiều hướng tăng dần khi gia tăng liều hấp thụ. Giá trị hiệu suất sinh học tương đối trong giới hạn liều 0,1Gy đến 0,5Gy được trình bày ở bảng 3.3b.

Bảng 3.3b. Giá trị hiệu suất sinh học tương đối (RBE) trong giới hạn liều 0,1Gy – 0,5Gy thuộc tập hợp B

Tên tham số

Liều hấp thụ (Gy)

0,098 0,206 0,307 0,403 0,501

fx 0,145 0,299 0,384 0,674 0,896

0,110 0,348 0,682 1,098 1,623

RBE 1,316 0,858 0,563 0,614 0,552

Giá trị RBE ở bảng 3.3b đánh giá khả năng phát sinh sai hình nhiễm sắc thể của các liều nằm trong giới hạn từ 0,1Gy đến 0,5Gy thuộc tập hợp B của nguồn chiếu mẫu. Khác với tập hợp A, RBE ở liều 0,1Gy của tập hợp B có giá trị lớn hơn 1 (1,316). RBE có chiều hướng giảm dần từ liều 0,1Gy đến 0,3Gy. Liều 0,4Gy RBE đạt giá trị cao hơn ở 0,3Gy. RBE Ở liều 0,1Gy RBE lớn hơn 1 do tần số sai hình hai tâm được tạo ra từ bức xạ gamma của nguồn nghiên cứu cao hơn so với nguồn so sánh, RBE của các liều còn lại đều nhỏ hơn 1, phản ánh giá trị thấp hơn của tần số sai hình hai tâm thu được khi suất liều giảm.

Bảng 3.4a. Kết quả phân tích tần số sai hình nhiễm sắc thể tập hợp C S

T T

Liều hấp thụ (Gy)

Số tế bào phân tích

Kiểu sai hình NST được phát hiện Hai tâm Mảnh không tâm Số

lượng

Tần số (%)

Số lượng

Tần số (%)

1 Đối chứng 1103 - - 1 0,091

2 0,097 1000 1 0,100 4 0,400

3 0,196 1072 2 0,187 4 0,373

4 0,301 1142 5 0,438 5 0,438

5 0,402 1002 7 0,699 8 0,798

6 0,498 1007 9 0,894 5 0,497

Kết quả phân tích tần số sai hình ở giới hạn liều 0,1Gy đến 0,5Gy của tập hợp C có sự tương đồng với kết quả phân tích tần số sai hình ở hai tập hợp A và B. ở mẫu đối chứng không xuất hiện sai hình hai tâm. Tần số sai hình hai tâm tăng dần từ liều 0,1Gy đến 0,5 Gy. Tần số sai hình hai tâm thu được ở liều 0,3Gy cao hơn so với tập hợp A và B ở cùng liều. Sai hình mảnh không tâm cũng được tìm thấy ở mẫu đối chứng, tần số sai hình mảnh không tâm tăng ở các liều 0,1Gy đến 0,4 Gy và giảm ở liều 0,5Gy, so với tần số sai hình hai tâm thì quy luật tăng tần số ở sai hình mảnh không tâm khi tăng liều hấp thụ không thể hiện rõ. Bảng 3.4b thể hiện giá trị RBE thuộc tập hợp C của nguồn chiếu mẫu.

Bảng 3.4b. Giá trị hiệu suất sinh học tương đối (RBE) trong giới hạn liều 0,1Gy – 0,5Gy thuộc tập hợp C

Tên Liều hấp thụ (Gy)

tham số 0,097 0,196 0,301 0,402 0,498

fx 0,100 0,187 0,438 0,699 0,894

0,109 0,321 0,659 1,094 1,606

RBE 0,921 0,582 0,664 0,639 0,557

RBE thu được ở các liều của tập hợp C có giá trị nhỏ hơn 1, phản ánh hiệu quả tạo sai hình hai tâm của bức xạ nghiên cứu thấp hơn so với hiệu quả tạo sai hình hai tâm ở cùng liều của bức xạ gamma suất liều 150mGy/h. Mối liên hệ giữa tần số sai hình hai tâm với suất liều được thể hiện qua các giá trị RBE ở mức liều cụ thể của các tập hợp A; B và C. Với cùng bức xạ gamma từ nguồn Co60, hiệu quả tạo sai hình hai tâm ở suất liều 125mGy/h thấp hơn so với suất liều 150mGy/h. RBE giảm từ liều 0,1Gy đến 0,5Gy phản ánh tốc độ tăng tần số sai hình hai tâm ở suất liều 125mGy/h không nhanh bằng suất liều 150mGy/h khi liều hấp thụ tăng.

Bảng 3.5a. Kết quả phân tích tần số sai hình nhiễm sắc thể ở tập hợp D S

T T

Liều hấp thụ (Gy)

Số tế bào phân tích

Kiểu sai hình NST được phát hiện Hai tâm Mảnh không tâm Số

lượng

Tần số (%)

Số lượng

Tần số (%)

1 Đối chứng 1151 - - 1 0,087

2 0,109 1212 2 0,165 6 0,495

3 0,207 1210 4 0,331 4 0,331

4 0,306 1053 4 0,380 5 0,475

5 0,409 1174 8 0,681 4 0,341

6 0,496 997 9 0,903 4 0,401

Kết quả phân tích tần số sai hình thu được ở tập hợp D cho thấy tần số sai hình hai tâm gia tăng dần khi tăng liều hấp thụ, ở mẫu đối chứng không phát hiện thấy sai hình hai tâm. Tần số sai hình hai tâm ở liều 0,2Gy (0,331) cao hơn

hẳn so với các tần số thu được ở cùng liều của các tập hợp A; B; C (<0,3). Tần số sai hình không tâm tăng giảm xen kẽ ở các liều từ 0,1Gy đến 0,5Gy. Cũng giống như các tập hợp A; B; C, chiều hướng biến thiên ở sai hình mảnh không tâm không được thể hiện ở tập hợp C.

Giá trị hiệu suất sinh học tương đối (RBE) trong giới hạn liều 0,1Gy – 0,5Gy thuộc tập hợp D được trình bày ở bảng 3.5b.

Bảng 3.5b. Giá trị hiệu suất sinh học tương đối (RBE) trong giới hạn liều 0,1Gy – 0,5Gy thuộc tập hợp D

Tên tham số

Liều hấp thụ (Gy)

0,109 0,207 0,306 0,409 0,496

fx 0,165 0,331 0,380 0,681 0,9027

0,129 0,351 0,678 1,128 1,594

RBE 1,280 0,942 0,560 0,604 0,566

Kết quả RBE ở các liều cụ thể của tập hợp D tương đồng với kết quả RBE thu được ở tập hợp B: Ở liều 0,1Gy RBE có giá trị lớn hơn 1, đây là hai trường hợp có giá trị RBE lớn hơn 1 trong số tất cả các mẫu chiếu xạ. RBE ở các liều còn lại có giá trị nhỏ hơn 1 phản ánh hiệu quả tạo sai hình hai tâm ở cùng liều của bức xạ gamma suất liều 125mGy/h nguồn Co60 thấp hơn so với bức xạ gamma cùng nguồn nhưng có suất liều 150mGy/h.

Bảng 3.6a. Kết quả phân tích tần số sai hình nhiễm sắc thể ở tập hợp E S

T T

Liều hấp thụ (Gy)

Số tế bào phân tích

Kiểu sai hình NST được phát hiện Hai tâm Mảnh không tâm Số

lượng

Tần số (%)

Số lượng

Tần số (%)

1 Đối chứng 1014 - - 2 0,197

2 0,098 964 1 0,104 4 0,415

3 0,201 1002 3 0,299 4 0,399

4 0,296 1120 4 0,357 6 0,536

5 0,398 1142 6 0,525 5 0,438

6 0,500 1012 10 0,988 7 0,692 Kết quả phân tích tần số sai hình ở tập hợp E cho thấy: Tần số sai hình hai tâm tăng dần từ liều 0,1Gy đến 0,5Gy thể hiện quy luật mối liên hệ thuận giữa tần số sai hình hai tâm và liều lượng hấp thụ ở LET thấp. Tần số sai hình hai tâm cao nhất ở liều 0,5Gy gần bằng 1%, có kết quả gần với tần số thu được cùng liều ở tập hợp A. Ở tập hợp E tần số sai hình mảnh không tâm cũng có sự xen kẽ giá trị cao, thấp ở các liều 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 và 0,5Gy.

Bảng 3.6b. Giá trị hiệu suất sinh học tương đối (RBE) trong giới hạn liều 0,1Gy – 0,5Gy thuộc tập hợp E

Tên tham số

Liều hấp thụ (Gy)

0,098 0,201 0,296 0,398 0,500

fx 0,104 0,299 0,357 0,525 0,988

0,110 0,335 0,641 1,074 1,618

RBE 0,944 0,893 0,557 0,489 0,611

Giá trị RBE ở bảng 3.6b đánh giá khả năng phát sinh sai hình nhiễm sắc thể của các liều nằm trong giới hạn từ 0,1Gy đến 0,5Gy thuộc tập hợp E của nguồn chiếu mẫu. RBE thu được ở các liều của tập hợp E có giá trị nhỏ hơn 1, phản ánh hiệu quả tạo sai hình hai tâm của bức xạ nghiên cứu thấp hơn so với hiệu quả tạo sai hình hai tâm ở cùng liều của bức xạ gamma suất liều 150mGy/h.

Với cùng bức xạ gamma từ nguồn Co60, hiệu quả tạo sai hình hai tâm ở suất liều 125mGy/h thấp hơn so với suất liều 150mGy/h. RBE giảm từ liều 0,1Gy đến 0,4 Gy phản ánh tốc độ tăng tần số sai hình hai tâm ở suất liều suất liều 150mGy/h nhanh hơn so với suất liều 125mGy/h khi liều hấp thụ tăng.

Bảng 3.7a. Tần số sai hình nhiễm sắc thể trung bình trong giới hạn liều của 5 tập hợp mẫu A; B; C; D; E

STT Liều trung bình Tần số trung bình (%)

Hai tâm Mảnh không tâm

1 Đối chứng - 0,129 ± 0,053

2 0,100 0,123 ± 0,030 0,380 ± 0,085

3 0,202 0,280 ± 0,055 0,396 ± 0,063

4 0,302 0,401 ± 0,039 0,475 ± 0,039

5 0,403 0,668 ± 0,087 0,537 ± 0,191

6 0,499 0,938 ± 0,055 0,616 ± 0,161

Hình 3.6. Biểu đồ trung bình tần số sai hình hai tâm của các tập hợp A, B, C, D, E

Hình 3.7. Biểu đồ trung bình tần số mảnh không tâm của các tập hợp A, B, C, D, E

Xét tần số sai hình hai tâm ở mỗi tập hợp cho thấy: Sai hình hai tâm không được tìm thấy ở mẫu đối chứng (không chiếu xạ) ở tất cả các tập hợp. Đối với các mẫu chiếu xạ đều xuất hiện sai hình hai tâm với tần số tăng dần từ liều 0,1Gy đến 0,5Gy (ở mức từ 0,1% đến 1% đối với cả 5 tập hợp mẫu). Chiều hướng biến thiên tăng dần tần số sai hình hai tâm đồng đều ở tất cả các tập hợp dẫn đến tần số sai hình hai tâm trung bình cho cả năm tập hợp tăng từ 0,123%

đến 0,938% khi liều bức xạ gamma tăng từ 0,1Gy đến 0,5Gy. Độ lệch chuẩn nhỏ hơn 0,09 cho tần số hai tâm trung bình của cả 5 tập hợp ở tất cả các liều, thể hiện tần số sai hình hai tâm cùng liều ở cả 5 tập hợp chênh lệch nhau không đáng kể. Chiều biến thiên của tần số sai hình hai tâm thể hiện quy luật tác động của bức xạ ion hóa tăng dần theo liều lượng chiếu xạ. Nghiên cứu của Trần Quế trên nguồn phát gamma đơn năng do đồng vị Co60 phát ra ở suất liều 750mGy/h ở rặng liều 0,3Gy đến 4Gy cho thấy tần số hai tâm tăng dần [12].

Các công trình nghiên cứu của Bauchinger (1987); Brewen (1989) và Loyd (1980) và các tác giả khác đều xác nhận có sự tăng dần tần số hai tâm khi tăng liều lượng chiếu xạ với LET thấp [17], [43], [45], [49], [73]. Quy luật này được lý giải dựa trên khả năng gây tổn thương của bức xạ ion hóa tăng dần khi có sự tăng liều lượng bức xạ, trong các loại tổn thương trên phân tử DNA do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các gốc tự do sinh ra do quá trình xạ phân những phân tử nước thì tổn thương đứt gãy đôi trên phân tử DNA được xem là khó sửa chữa nhất. Khi liều lượng chiếu xạ tăng, số lượng đứt gãy đôi tăng lên, cơ hội tương tác giữa các đầu đứt gãy để tạo nên sự kiện “sửa sai nhầm” dẫn đến sai hình hai tâm cũng lớn hơn. Nghiên cứu của Fabry và cộng sự (1990) trên bức xạ gamma từ nguồn Co60, liều được thiết kế ở các điểm 0,05Gy;

0,10Gy; 0,20Gy; 0,50Gy; 1,0Gy và 2,0Gy. Tất cả các mẫu đều được chiếu với thời gian 30 phút, như vậy có sự khác nhau về suất liều chiếu giữa các mẫu. So sánh kết quả thu được về tần số sai hình hai tâm với nghiên cứu của Fabry ở các điểm chiếu có cùng liều lượng cho thấy: Ở liều 0,1Gy; 0,2Gy; 0,5Gy tần số thu được trung bình của cả 5 tập hợp chiếu bức xạ gamma suất liều 125mGy/h là 0,122%; 0,243%; 0,938%, trong khi tần số sai hình hai tâm trong nghiên cứu của Fabry lần lượt là 0,2%; 0,85%; 2,4% [30]. Tần số hai tâm thu được từ kết quả nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Fabry ở cùng liều chiếu. Điều này có thể giải thích do có sự khác nhau về thời gian chiếu mẫu. Trong các loạt thí nghiệm của đề tài, suất liều được cố định ở mức 125mGy/h. Trong khi tất cả các mẫu chiếu trong nghiên cứu của Fabry có cùng thời gian chiếu là 30 phút.

Như vậy, suất liều ở các liều 0,1Gy; 0,2Gy; 0,5Gy lần lượt là 200mGy/h;

400mGy/h; 1000mGy/h. Suất liều cao hơn dẫn đến tần số sai hình hai tâm cao hơn so với kết quả nghiên cứu của đề tài ở các điểm chiếu cùng liều lượng. So

sánh tần số sai hình hai tâm ở cùng liều chiếu xạ giữa kết quả thu được với các nguồn bức xạ LET cao cho thấy tần số sai hình do bức xạ gamma gây ra thấp hơn nhiều: Nghiên cứu của Trần Quế với nguồn phát neutron toàn phần tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt ở liều 0,5Gy thu được tần số sai hình đa tâm 5,02%

[12]. Nghiên cứu của Fabry, Leonard và Wambersie trên nguồn neutron d(33)+Be ở liều 0,5Gy tần số hai tâm ở mức 24,5%, kết quả thu được từ mẫu chiếu bức xạ gamma suất liều thấp ở liều 0,5Gy của cả 5 tập hợp ở giới hạn 0,894% - 1,007% [30] phản ánh được hiệu quả gây sai hình hai tâm của bức xạ LET thấp nhỏ hơn gấp nhiều lần so với LET cao. Kết quả thu được từ phân tích tần số sai hình hai tâm của 5 tập hợp với 5 điểm chiếu mẫu 0,1Gy đến 0,5Gy kèm theo điểm đối chứng ở mỗi tập hợp khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa tần số sai hình hai tâm với liều lượng, suất liều và bản chất của bức xạ.

Sai hình mảnh không tâm được phát hiện ở tất cả các mẫu, tần số sai hình hai tâm trung bình cho cả 5 tập hợp A; B; C; D; E có giá trị tăng dần khi tăng liều bức xạ từ 0,1Gy đến 0,5Gy. Chiều biến thiên tăng dần của tần số sai hình không tâm không thể hiện ở tất cả các tập hợp, độ lệch chuẩn của trung bình 5 tập hợp ở sai hình mảnh không tâm cao hơn so với sai hình hai tâm ở tất cả các liều, chứng tỏ mức độ chênh lệch về tần số mảnh không tâm giữa các tập hợp ở cùng liều cao hơn so với chênh lệch tần số sai hình hai tâm ở cùng liều giữa 5 tập hợp.

Sai hình NST lympho máu ngoại vi người là một loại hiệu ứng sinh học phản ánh được ý nghĩa của quy luật hiệu quả sinh học giữa các liều bức xạ cùng nguồn và giữa các nguồn khác nhau. Nghiên cứu hiệu quả gây sai hình NST có ý nghĩa lớn trong việc hoạch định an toàn phóng xạ đối với từng nguồn bức xạ được sử dụng trong công nghiệp cũng như trong đời sống.

Khả năng phát sinh sai hình của nguồn chiếu mẫu còn được kiểm chứng qua giá trị hiệu suất sinh học tương đối thu được trong giới hạn liều từ 0,1Gy – 0,5 Gy. Hiệu quả sinh học tương đối RBE được xác định bằng tỷ số tần số sai hình phát hiện ở liều i của nguồn nghiên cứu (f.x) và tần số sai hình phát hiện ở liều i của nguồn gamma chuẩn (f.γ), RBE = f.x / f.γ. Nguồn chuẩn được chọn để so sánh là nguồn bức xạ gamma lò dừng suất liều 150 mGy/h (y = 0,61 D + 5,25 D2 + C). Kết quả tính RBE trung bình của 5 tập hợp ở từng điểm liều trong giới hạn từ 0,1Gy đến 0,5Gy trình bày ở bảng 3.7b.

Bảng 3.7b. Hiệu suất sinh học tương đối (RBE) trung bình của 5 tập hợp A, B, C, D, E

Liều RBE RBE TB

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHÂN BỐ THỰC NGHIỆM LIỀU – HIỆU ỨNG SAI HÌNH NHIỄM SẮC THỂ Ở TẾ BÀO LYMPHO NGƯỜI CHIẾU BỨC XẠ GAMMA SUẤT LIỀU THẤP (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)