Kết thúc việc đào hố móng theo từng phần hoặc từng bậc, cần lập bản vẽ hoàn công trên đó có ghi rõ các sai lệch so với thực tế của kích thước hố móng và độ cao đáy móng.
Cơ sở trắc địa của việc đo hoàn công hố móng: Về mặt bằng, đó là các trục đac được chuyển vao trong hố móng. Về độ cao, đó là các mốc độ cao
đã chuyển vào trong hố móng.
Đo vẽ hoàn công hố móng về mặt bằng: Đầu tiên cần chuyển trục vào trong hố móng, đánh dấu bằng các cọc mốc, khi căng dây giữa các cọc mốc sẽ cho ta vị trí trục ở trong móng. Dùng thước thép đo khoảng cách từ các trục (hoặc dây căng) tới các mép bậc móng, ta sẽ lập được sơ đồ hoàn công về mặt bằng.
Đo vẽ hoàn công về độ cao: Thông thường dựa vào các trục đã được chuyển vào trong hố móng, bố trí được trong móng một lưới ô vuông cạnh ngắn 5ữ10m. Từ các mốc độ cao thi công, đo thủy chuẩn các điểm mắt lưới ô vuông và điềm lên hồ sơ hoàn công. Tại mỗi mắt lưới ô vuông ghi độ cao dưới dạng phân số. Tử số là độ cao mặt đất trước khi đào, mẫu số là độ cao mặt đất sau khi đào. ở khoảng giữa lưới ô vuông ghi độ cao thiết kế đáy móng (màu đỏ). Sai lệch giữa các độ cao ghi ở mẫu số và độ cao đỏ không
được vượt quá ±(2ữ3)cm. Sai lệch về kích thước hố móng so với thiết kế không được vượt quá ±5cm.
2.Đo kiểm tra lắp đặt các bộ phận trong móng
Trước khi đổ bê tông móng cần phải kiểm tra việc lắp đặt các bộ phận trong móng. Việc lắp đặt các kết cấu neo giữ trong móng là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của công tác lắp ráp về sau. Vì vậy trước khi đổ bê tông cần phải kiểm tra vị trí của tất cả các thiết bị được đặt trong móng cả về mặt bằng và độ cao. Việc kiểm tra cần bắt đầu từ việc kiểm tra lại các mốc bố trí đến các trục chính, hệ thống các khung định vị và các trục đã được chuyển lên ván khuôn. Dưa vào các trục này người ta dùng dây dọi và thước thép để đo khoảng cách đến các tâm của các bộ phận trong móng. Kiểm tra lại vị trí tương hỗ của các tim cột, các thanh chờ và độ cao của các bộ phận quan trọng trong móng cũng được kiểm tra bằng máy thủy chuẩn. Theo các số liệu kiểm tra, ta tính được các sai lệch so với thiết kế dọc theo các trục dọc và ngang, các sai lệch về độ cao, sai lệch về kết cấu thép
chờ vv… để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời trước khi đổ bê tông mãng
3.Đo vẽ hoàn công hố móng sau khi đổ bê tông
Trong quá trình đổ bê tông, dưới tác động của đầm rung, các bộ phận
được đặt trong móng cũng như các ván khuôn có thể bị xê dịch đi đôi chút.
Ngoài ra do sự co ngót của bê tông cũng làm cho bề mặt bê tông bị giảm độ cao vv… Vì vậy, để biết rõ vị trí thực tế của các bộ phận lắp đặt cũng như xác định các kích thước và độ cao các phần móng, sau khi tháo dỡ các ván khuôn cần phải đo vẽ hoàn công móng.
Để làm việc này, các trục chính sẽ được chuyển trực tiếp lên bề mặt bê tông của móng bằng phương pháp dóng hướng và đánh dấu chúng bằng một nét vạch mảnh, ở những chỗ có đặt mốc bằng kim loại thì trục được đánh dấu trực tiếp lên mặt các mốc này. Sau đó dùng thước cuộn đo trực tiếp trên bề mặt bê tông khoảng cách từ các trục dọc và ngang đến các chốt bulông và các bộ phận khác đã được lắp đặt vào móng, các khoảng cách đến ranh giới của bê tông, các chỗ lồi lõm, các lỗ cửa được chừa ra vv… Đồng thời xác
định độ cao của các đầu bulông, các bản neo, bản tựa và mặt bê tông ở cạnh chúng, độ cao các vị trí đặc trưng của các đường ống trong móng vv… Đối với các móng đai của tường nhà, cần đo vẽ vị trí mặt bằng và độ cao của tất cả các lỗ hổng đã được chừa ra để sau này đặt các đường ống dẫn ngầm.
Độ chính xác đo vẽ hoàn công móng được quy định như sau: Khoảng cách đo từ trục đến các bộ phận được đặt trong móng và độ cao của chúng
được xác định với độ chính xác ±1mm, kích thước của các bộ phận bê tông
được đo đến ±1cm.
Kết quả đo vẽ hoàn công là bản vẽ hoàn công móng và bảng kê các số liệu đo vẽ hoàn công các bộ phận neo giữ. Tài liệu hoàn công này sẽ là cơ sở cho việc nghiệm thu móng và lắp đặt máy móc thiết bị.
Công việc hoàn tất phần thi công xây dựng ngầm là việc đổ bê tông sàn tầng trot và trần mái của phần tầng hầm. Công việc này cũng được kết thúc bằng việc kiểm tra hoàn công độ cao của mặt sàn bê tông theo các dãy
điểm mia song song và phân bố đề trên phạm vi mặt sàn.
II.4. Công tác trắc địa phục vụ xây dựng phần thân công trình