Thiết kế lưới khống chế mặt bằng bên ngoài công trình

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về công trình nhà cao tầng (Trang 64 - 69)

Lưới khống chế cơ sở mặt bằng bên ngoài công trình được thành lập dùng để chuyển bản thiết kế công trình ra thực địa. Ngoài ra lưới còn là cơ sở

để xác định vị trí các công trình trên khu vực xây dựng, xác định vị trí các trục công trình phục vụ thi công xây dựng công trình và phục vụ cho công tác đo vẽ hoàn công công trình.

2. Phương án thiết kế

Lưới khống chế cơ sở mặt bằng bên ngoài công trình được thiết kế trong hệ tọa độ giả định nhận điểm A làm điểm gốc, phương vị cạnh AB là phương vị gốc AB= 0000’00’’.

Sau khi nghiên cứu bản vẽ thiết kế một cách cẩn thận em đã thiết kế lưới khống chế mặt bằng bên ngoài là lưới tứ giác trắc địa với đồ hình như

sau:

Hinh III.1. Sơ đồ lưới khống chế cơ sở mặt bằng bên ngoài công trình Vị trí các điểm lưới như sau:

- Điểm A cách trục A’-A’ và trục 1-1 lần lượt là 12m và 7m.

- Điểm B cách trục D-D và trục 1-1 lần lượt là 6m và 7m.

- Điểm C cách trục D-D và trục 6-6 lần lượt là 6m và 6m.

-Điểm D cách trục A’-A’ và trục 6-6 lần lượt là 12m và 6m.

Lưới được thiết kế đo 8 góc và 6 cạnh.

Giả sử ta lấy tọa độ của điểm giao nhau giữa hai trục A’-A’ và trục 1-1 là 200,200. Từ đó ta có tọa độ thiết kế các điểm của lưới khống chế phía ngoài công trình như sau:

Tên điểm

Tọa độ điểm

X (m) Y(m)

A 188.000 193.000

B 222.800 193.000

C 222.800 243.500

D 188.000 243.500

3. Đánh giá độ chính xác phương án thiết kế

Khi thiết kế một mạng lưới khống chế thi công thì cần phải ước tính

độ chính xác của lưới để xác định sai số trung phương của một số yếu tố đặc trưng của lưới như: Sai số vị trí điểm, sai số chiều dài canh vv…xem có đạt yêu cầu quy định của quy phạm hay không để từ đó có sự điều chỉnh đồ hình, lựa chọn máy móc và phương án đo đạc hợp lý.

Để ước tính lưới khống chế mặt bằng bên ngoài tòa nhà em xin đưa ra hai phương án:

a. Phương án 1:Dự kiến đo bằng máy toàn đạc SET 5E Số liệu đưa vào ước tính:

- Sai số trung phương đo góc dự kiến: mβ= 5’’

- Sai số trung phương đo cạnh dự kiến: ms= 3 + 3ppm - Sai số trung phương đo góc dự kiến: m = 0.01’’

Lưới được ước tính bằng phương pháp chặt chẽ dựa trên nguyên lý của bài toán bình sai gián tiếp (phần ước tính được trình bày ở phụ lục 1), với kết quả ước tính như sau:

Bảng đánh giá kết quả độ chính xác và chiều dài phương vị cạnh của lưới:

STT Tên cạnh mS/S m(”) MTH(mm)

1 B-A 1/30312 0.01 1.2

2 A-C 1/37314 3.37 2.0

3 A-D 1/36163 4.74 1.8

4 B-D 1/37314 3.73 2.0

5 D-C 1/30212 4.91 1.4

6 C-B 1/36163 4.74 1.8

Bảng đánh giá độ chính xác vị trí điểm của lưới:

STT Tên điểm mX(mm) mY(mm) mP (mm)

1 B 1.2 0.0 1.2

2 C 1.4 1.4 2.0

3 D 1.2 1.4 1.8

Kết quả ước tính độ chính xác theo phương án 1 được tóm tắt như sau:

- Sai số trung phương trọng số đơn vị : = 5”

- Sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất (C) : mP=2.0 mm - Sai số trung phương chiều dài cạnh yếu nhất (D-C) : mS/S =1/30212 - Sai số trung phương phương vị cạnh yếu (D-C) : m = 4.94”

b. Phương án 2:Dự kiến đo bằng máy toàn đạc SET 3B Số liệu đưa vào ước tính:

- Sai số trung phương đo góc dự kiến: mβ= 3’’

- Sai số trung phương đo cạnh dự kiến: ms= 3 + 3ppm - Sai số trung phương đo góc dự kiến: m = 0.01’’

Bảng đánh giá kết quả độ chính xác và chiều dài phương vị cạnh của lưới:

STT Tên cạnh mS/S m(”) MTH(mm)

1 B-A 1/34795 0.01 1.0

2 A-C 1/38242 2.27 1.7

3 A-D 1/37770 2.89 1.5

4 B-D 1/38242 2.27 1.7

5 D-C 1/34795 2.98 1.1

6 C-B 1/37770 2.89 1.5

Bảng đánh giá độ chính xác vị trí điểm của lưới:

STT Tên điểm mX(mm) mY(mm) mP (mm)

1 B 1.0 0.0 1.0

2 C 1.1 1.3 1.7

3 D 0.7 1.3 1.5

Kết quả ước tính độ chính xác theo phương án 2 được tóm tắt như sau:

- Sai số trung phương trọng số đơn vị : = 3”

- Sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất (C) : mP=1.7 mm - Sai số trung phương chiều dài cạnh yếu nhất (D-C) : mS/S =1/34795 - Sai số trung phương phương vị cạnh yếu (D-C) : m = 2.98”

KÕt luËn:

Từ những kết quả ước tính ở trên, đem so sánh với các yêu cầu độ chính xác cho phép của lưới đã được ước tính ở mục (III.2.1) thì em quyết

định chọn phương án 2 dùng máy SET 3B để thành lập lưới khống chế mặt bằng bên ngoài công trình.

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về công trình nhà cao tầng (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)