2.1. Câu hỏi đặt ra đề tài cần giải quyết
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần phải trả lời 3 câu hỏi đặt ra, đó là:
1. Nội dung, nhân tố nào tác động đến đổi mới quản lí hoạt động KHCN ở tỉnh Hòa Bình?
2. Thực trạng và những hạn chế trong quản lí hoạt động KHCN ở tỉnh Hòa Bình là gì?
3. Giải pháp nào cho đổi mới quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Hòa Bình?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu + Thu thập số liệu sơ cấp:
Thông qua khảo sát từ các doanh nghiệp thấy đƣợc sự quan tâm của doanh nghiệp về KHCN, sự đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Các số liệu sơ cấp từ doanh nghiệp bao gồm: Thiết bị, công nghệ chính hiện doanh nghiệp đang sử dụng, loại công nghệ, công suất thiết kế, giá trị máy móc thiết bị, công nghệ mà doanh nghiệp đã đổi mới, năng suất, chất lƣợng sản phẩm sau khi doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hệ thống quản lí tiêu chuẩn chất lƣợng doanh nghiệp đang áp dụng, nguồn nhân lực của doanh nghiệp, các loại sản phẩm của doanh nghiệp, có sản phẩm công nghệ cao không, định hướng đầu tư, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần hỗ trợ gì từ nhà nước để đổi mới công nghệ, doanh nghiệp xây dựng quỹ phát triển KHCN không.
+ Thu thập số liệu thứ cấp:
Thông qua hệ thống thư viện của quốc gia, của Trường Đại học Kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và quản trị kinh doanh Thái Nguyên và các trường Đại học khác, các trang Web, các nhà khoa học để tìm những bài báo, bài viết, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo có liên quan đến hoạt động KHCN, đổi mới quản lí hoạt động KHCN. Thông qua các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh để tìm hiểu về hoạt động KHCN, những kết quả đạt được trong hoạt động KHCN ở các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là ở Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh.
Tổng hợp thông tin từ các công trình nghiên cứu:
Trên cơ sở thông tin, dữ liệu, đề tài thu thập những số liệu giúp cho việc nghiên cứu, bao gồm các số liệu về hoạt động KHCN, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dựng tiến bộ KHCN...
- Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng để thẩm định, để giải quyết những vấn đề còn gây tranh cãi, chƣa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích số liệu giúp chúng ta nhận ra những lỗ hổng của các nghiên cứu trước, những lĩnh vực cần phải nghiên cứu hoặc chứng minh thêm.
Phân tích số liệu về hoạt động khoa học công nghệ, thông qua các số liệu về số đề tài, dự án nghiên cứu, số liệu về đầu tƣ tài chính cho khoa học và công nghệ, số liệu về nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Với phương pháp phân tích số liệu chúng ta có cơ hội để xem xét những nghiên cứu nào đã đƣợc tiến hành để giải quyết vấn đề có liên quan tới quản lí hoạt động khoa học và công nghệ, kết quả của các nghiên cứu đó nhƣ thế nào, hệ thống các tiêu chí đánh giá đổi mới quản lí hoạt động khoa học và công nghệ mà các kết quả nghiên cứu trước đây có được. Trên cơ sở phân tích số liệu đó để phát hiện những lỗ hổng cho việc nghiên cứu của đề tài, để phương pháp phân tích số liệu đạt kết quả cao.
Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
luận văn nghiên cứu phân tích làm rõ các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đổi mới quản lí hoạt động KHCN. Phân tích và làm rõ nguyên nhân những tác động của đổi mới quản lí hoạt động KHCN tác động tới tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Hòa Bình.
Trên cơ sở số liệu, dữ liệu có đƣợc, đề tài tập trung phân tích và tổng hợp những nhân tố tác động đến đổi mới quản lí hoạt động KHCN; đánh giá những thành tự trong hoạt động KHCN tại tỉnh Hòa Bình, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động KHCN.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu bảng hỏi
Phiếu khảo sát là công cụ đƣợc dùng trong nghiên cứu này để khảo sát, doanh nghiệp qua đó thấy đƣợc sự quan tâm của doanh nghiệp về KHCN, sự đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để tiến hành điều tra doanh nghiệp điều trước tiên phải xây dựng phiếu điều tra, lấy ý kiến chuyên gia về phiếu điều tra, lựa chọn mẫu điều tra khoảng 50 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh, tiến hành điều tra doanh nghiệp bằng phương pháp gặp trực tiếp các doanh nghiệp. Phương pháp này tuy mất nhiều thời gian nhưng độ chính xác cao vì gặp trực tiếp đƣợc lãnh đạo doanh nghiệp. Phiếu điều tra đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống các câu hỏi bao gồm: Thiết bị, công nghệ chính hiện doanh nghiệp đang sử dụng? Loại công nghệ nào? Công suất thiết kế ra sao? Giá trị máy móc thiết bị, công nghệ mà doanh nghiệp đã đổi mới nhƣ thế nào? Năng suất, chất lƣợng sản phẩm sau khi doanh nghiệp đổi mới công nghệ? Hệ thống quản lí tiêu chuẩn chất lƣợng doanh nghiệp đang áp dụng? Nguồn nhân lục của doanh nghiệp? các loại sản phẩm của doanh nghiệp trong đó có sản phẩm công nghệ cao không? Định hướng đầu tư, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần hỗ trợ gì từ nhà nước để đổi mới công nghệ? Doanh nghiệp có xây dựng quỹ phát triển KHCN không?
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên sử dụng trong nghiên cứu này là trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng hoạt động KHCN tại tỉnh, cũng nhƣ đề xuất các giải pháp đổi mới quản lí hoạt động KHCN đều lấy ý kiến tham khảo của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động KHCN. Các chuyên gia này có thể làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ, tại Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc tại các Viện nghiên cứu...
2.3. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá đổi mới quản lí hoạt động KHCN Để đánh giá mức độ đổi mới quản lí hoạt động KLHCN, Luận văn sử dụng các tiêu chí sau:
- Đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ so với tổng chi ngân sách ở địa phương. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư ngân sách cho KHCN của tỉnh có đảm bảo tỉ lệ 2% chi ngân sách hàng năm theo quy định tại Luật KHCN hay không.
- Kết quả nghiên cứu triển khai các đề tài, dự án. Chỉ tiêu này phân tích các kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án hàng năm, số lƣợng, chất lƣợng các đề tài nghiên cứu, khả năng ứng dụng của các đề tài nghiên cứu.
- Tăng cường tiềm lực cho khoa học và công nghệ.Chỉ tiêu này cho thấy đầu tƣ cơ sở vật chất cho Sở KHCN và các đơn vị trực thuộc Sở KHCN để đổi mới trang thiết bị, điều kiện làm việc, năng lực làm việc của cán bộ KHCN.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ. Chỉ tiêu này đánh giá sự hỗ trợ từ nhà nước cho hoạt động đổi mới doanh nghiệp của các doanh nghiệp.
- Mức độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh.
- Tỉ lệ sản phẩm công nghệ cao/tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của tỉnh.
Chỉ tiêu này cho thấy sản phẩm công nghệ cao chiếm bao nhiều phần trăm trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, qua đó đánh giá việc đầu tƣ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.
- Đóng góp của khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đây chính là chỉ tiêu TFP phản ánh yếu tố khoa học và công nghệ đóng góp bao nhiêu phần trăm cho tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu TFP của Việt Nam năm 2015 dự kiến đạt 30%.
Chương 3