Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình (Trang 95 - 99)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH

3.3. Đánh giá công tác quản lí hoạt động KHCN giai đoạn 2010-2014

3.3.3. Bài học kinh nghiệm

- Những đề tài nghiên cứu ứng dụng đƣợc gắn với sản xuất và đời sống nên có độ bền vững. Sự lựa chọn những đề tài nghiên cứu ƣu tiên đã cho thấy sự phát triển đúng hướng của KHCN ở Hòa Bình.

- Sự tham gia đề tài nghiên cứu, Hội đồng thẩm định, hội đồng nghiệm thu, hội đồng khoa học, các cuộc hội nghị, hội thảo… của các chuyên gia trong và ngoài ngành, trong và ngoài tỉnh đã mang lại cho các hoạt động KHCN thêm luồng sinh khí mới.

- Từng bước xã hội hóa đầu tư cho hoạt động khoa học. Việc thực hiện xã hội hóa KHCN càng quan trọng hơn bao giờ hết không chỉ vì cần tăng cường nguồn kinh phí đầu tư mà còn vì thực hiện được như vậy KHCN càng nhanh chóng đi vào sản xuất trên đồng ruộng và trong doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Để đảm bảo KHCN phát triển bền vững, cần:

(i) KHCN phải bắt nguồn và giải quyết những yêu cầu của sản xuất và đời sống đặt ra.

(ii) Phải đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

(iii) Phải vươn lên từ nội lực của ngành KHCN. Mỗi cán bộ của ngành phải có “3T” (có trí - có tâm – có tầm).

(iv) Phải tăng cường hạ tầng cơ sở và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành để có điều kiện nghiên cứu áp dụng KH-CN mới hiện đại, phức tạp nhằm làm cho ngành khoa học của tỉnh ta phát triển xứng tầm với nhiệm vụ đƣợc giao và ngang tầm với các tỉnh bạn trong cả nước.

(v) Thực hiện xã hội hóa KHCN trước hết khuyến khích tham gia hoạt động KH-CN của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nông nghiệp tiên tiến, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp…

- Đổi mới về tƣ duy, quan điểm. Cần phải chuyển biến tƣ duy KHCN là nhìn nhận lại sứ mệnh, vai trò tích cực của KHCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh của nền kinh tế đang chuyển đổi theo hướng mở rộng thị trường và hội nhập. Từ đó xác định quan điểm đổi mới mang tính đột phá coi đổi mới công nghệ là trọng tâm của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó doanh nghiệp là chủ thể là tâm điểm thực hiện đổi mới, chuyển trọng tâm hoạt động KHCN về khu vực doanh nghiệp, khu vực sản xuất, khu vực dịch vụ. Chính sách đầu tư cho KHCN cũng theo hướng đó để thực hiện nhằm mang lại kết quả và hiệu quả cao.

- Đổi mới chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực KHCN. Nhanh chóng xây dựng qui hoạch cán bộ KHCN đồng bộ trong các lĩnh vực tương thích với các loại hình cán bộ. Nghiên cứu cơ chế khuyến khích các tổ chức sử dụng cán bộ khoa học tham gia quá trình đào tạo và đánh giá chất lƣợng cán bộ. Có chính sách để thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia nghiên cứu giảng dạy chỉ dẫn cố vấn cho các hoạt động KHCN hoặc trực tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tham gia các hoạt động đó.

- Đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thị trường KHCN.

Thực hiện chủ trương KHCN đi cùng với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là trọng tâm và đối tác để hợp tác. Vì vậy cần xác định các mặt hàng chiến lƣợc nêu trên và các bước đổi mới công nghệ đối với khu vực công nghiệp của tỉnh nhằm vƣợt qua những thách thức để hội nhập thành công với nền kinh tế chung của cả nước. Đổi mới và phát triển công nghệ cũng cần triển khai ở khu vực nông nghiệp, nông thôn vì nơi đó còn gặp rất nhiều khó khăn cần đƣợc tiếp thu công nghệ mới cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tích lũy ban đầu cho nền kinh tế của tỉnh.

- Nên tăng mức đầu tƣ ngân sách cho hoạt động KHCN giai đoạn 2016- 2020 chiếm 1,0 - 1,5 %, giai đoạn 2010-2014 chiếm 0,22 % so với tổng chi ngân sách của tỉnh.

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các Hội đồng xác định, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KHCN: nghiên cứu hình thành cơ sở dữ liệu về chuyên gia để lưu trữ thông tin về chuyên gia KHCN, liên kết với các CSDL chuyên gia ở trong nước để cung cấp nguồn chuyên gia cho các Hội đồng.

- Nâng cao chất lƣợng quá trình giám sát thực hiện. Xây dựng hệ thống giám sát minh bạch và rõ ràng. Hệ thống này giúp các nhà quản lý và các cấp lãnh đạo nắm bắt thông tin một cách có hệ thống từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời.

- Nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh một số cơ chế chính sách đặc thù phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh, ví dụ: chính sách thu hút cán bộ khoa học trẻ, có năng lực; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng vào đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh; khuyến khích sự liên kết hợp tác giữa khối nghiên cứu, doanh nghiệp và các hộ nông dân; điều chỉnh cơ chế về tài chính, cơ chế đánh giá, nghiệm thu đề tài … theo hướng đơn giản và gắn với hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đề tài, dự án đƣợc bố trí tập trung hơn, khắc phục một bước tình trạng phân tán, dàn trải, cân đối hơn giữa khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn.

Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng và công khai bước đầu đƣợc áp dụng, góp phần nâng cao chất lƣợng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 4

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)