Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 21 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển du lịch

Trong quá trình phát triển du lịch, vị trí địa lí là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Vị trí địa lí bao gồm vị trí về mặt tự nhiên (các chỉ tiêu về giới hạn, tọa độ, giới hạn lãnh thổ và các điểm đặc biệt có liên quan) và vị trí địa lí KT - XH, chính trị.

Đối với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong khu vực phát triển du lịch ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát sinh nhu cầu du lịch ngắn hay dài. Tuy nhiên, để xét điểm đến du lịch chịu ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ vị trí địa lí thì còn phải xét trong loại hình du lịch nào, ví dụ như đối với loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm thì vị trí thuận lợi gần đường giao thông chƣa chắc đã có ý nghĩa. Đối với các loại hình du lịch còn lại thì vị trí địa l có ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của điểm đến. Một điểm đến có nhiều tài nguyên, cảnh quan đẹp và hấp dẫn nhưng vị trí ở quá xa đường giao thông thì lượng khách đến chƣa chắc đã nhiều.

b. Tài nguyên du lịch

* Khái niệm tài nguyên du lịch

TNDL là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 12 TÀI NGUYÊN

DU LỊCH Tài nguyên

tự nhiên

Tài nguyên nhân văn

Địa hình

Khí hậu

Thủy

văn Sinh vật

Di tích VH -

LS

Lễ hội

Dân tộc học

Nhân văn khác

DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

DI SẢN HỖN HỢP

Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.[22]

Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi khục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.[38]

Luật Du lịch Việt Nam qu 4 (Điều 4, Chương I): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.[15]

* Phân loại tài nguyên du lịch

TNDL rất phong phú đa dạng, vì thế có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau.

Trong luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), TNDL đƣợc chia làm 2 nhóm cơ bản theo sơ đồ:

Hình1.2: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch[41]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 13

* Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tƣợng, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể đƣợc khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người.

Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.[15]

- Địa hình: là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài. Các quá trình địa chất là nguyên nhân tạo ra bề mặt địa hình, là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình thuộc CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch.

Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven biển và đảo. , địa hình đồi núi, cao nguyên có nhiều điều kiện phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao...

Ngoài các dạng địa hình chính, các dạng địa hình đặc biệt có ý nghĩa với du lịch cần đƣợc quan tâm là dạng địa hình Karst và địa hình ven bờ.

- Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch. Trong các tiêu chí của khí hậu, đáng chú ý nhất là hai tiêu chí chính:

nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra một số yếu tố khác nhƣ gió, lƣợng mƣa, thành phần lý hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt... Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người các nhà nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu khí hậu sinh học (Phụ lục 1).[41]

Tính mùa vụ của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng. Các địa phương khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc hoạt động du lịch. Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ nhƣ những tai biến thiên nhiên (bão, gió mùa, lũ lụt...).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 14

- Thủy văn: Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch. Tài nguyên nước phục vụ du lịch bao gồm nước trên mặt, nước dưới đất và nước khoáng. Trong đó, nguồn nước trên mặt có ý nghĩa to lớn nhất. Ngoài ra, cần phải nói đến nguồn nước khoáng với những thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, chất khí, nguyên tố phóng xạ…) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH…) có tác dụng đối với sức khỏe con người; đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.

- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dƣỡng, chăm sóc, lai tạo.

Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạonên phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường như: bảo vệ nguồn gen, che phủ cho mặt đất, hạn chế hiện tƣợng xói mòn, xâm thực, rửa trôi... ở miền núi, hạn chế đƣợc hiện tƣợng xâm thực, động tiêu cực của sóng thần, các vùng ven biển.

Thảm thực vật còn cung cấp chất mùn cho thổ nhƣỡng, đƣợc coi là máy điều hòa tự nhiên, lọc không khí, làm cho không khí thêm trong lành mát mẻ.

Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dƣợc liệu cho việc phát triển các loại hình du lịch chữa bệnh và nghỉ dƣỡng, cung cấp nguồn thực phẩm cho du khách. Vì vậy, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, cùng với tài nguyên nước và địa hình góp phần phát triển du lịch sông nước, miệt vườn.

* Tài nguyên nhân văn

TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra.

Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là TNDL nhân văn.

Vì vậy TNDL nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điều 13, chương II: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.[15]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 15 - Các di tích lịch sử - văn hóa

Các di tích lịch sử - văn hóa đƣợc coi là một trong những TNDL nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch.

Di tích lịch sử - văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Vì vậy nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã trở thành đối tƣợng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn TNDL quý giá.

Ở Việt Nam, theo Luật di sản văn hóa (năm 2001) thì: “Di sản văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học”. Di sản văn hóa đƣợc phân chia thành di tích văn hóa - khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và các loại danh lam thắng cảnh.[14], [41]

- Lễ hội

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả, là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương, với đất nước, có liên quan đến những lễ nghi, tôn giáo hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.

“Lễ hội đã dệt nên tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng” - (Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 12/1989). Nhƣ vậy lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống có sức lôi cuốn đông người tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân và là TNDL hấp dẫn du khách.

Các lễ hội thường bao gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau. Nhìn chung, chúng thường diễn ra vào mùa xuân. Có lẽ là thời điểm bắt đầu mỗi năm mới, con người có nhu cầu thông qua các lễ hội dân tộc để nạp thêm năng l ng sống nhằm tiếp tục tồn tại và phát triển. Ở một chừng mực nhất định, lễ hội cũng tạo ra tính mùa của du lịch.

Khi đánh giá ý nghĩa của lễ hội với du lịch người ta thường tập trung các tiêu chí sau: Thời gian diễn ra lễ hội (mùa nào, tháng nào), quy mô của lễ hội; địa điểm diễn ra lễ hội.[41]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 16 - Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cƣ trú nhất định.

Những đặc thù riêng của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị du lịch là các tập tục về cƣ trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cƣ trú và xây dựng, trang phục dân tộc...[41]

-Làng nghề thủ công truyền thống

Theo Bách khoa toàn thƣ Việt Nam, làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam.

Còn theo Bùi Văn Vương: “Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời”.

Các sản phẩm thủ công cổ truyền không những mang những giá trị sử dụng mà còn có giá trị về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm ƣớc, ƣớc vọng của người làm ra chúng. Chính vì vậy, mà các làng nghề thủ công là nguồn TNDL nhân văn quý giá hấp dẫn du khách, nhất là du khách quốc tế.[41], [45]

- Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các đối tƣợng văn hóa cũng thu hút khách với mục đích tham quan, nghiên cứu nhƣ: trung tâm của các viện khoa học, các thƣ viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn ba lê, các cuộc thi hoa hậu…Các đối tượng văn hóa thường tập trung ở các thủ đô và thành phố lớn vì thế các thành phố này trở thành những trung tâm lớn về du lịch văn hóa.

Các thành tựu kinh tế của mỗi quốc gia hay địa phương cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch.

c. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị - Dân cư và lao động

Dân cƣ và nguồn lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội.

Cùng với hoạt động lao động, dân cƣ còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cƣ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 17 - Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu nhƣ lực lƣợng sản xuất còn ở trong tình trạng thấp kém.

Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành nhƣ công nghiệp, nông nghiệp và cả giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.

+ Công nghiệp cùng với cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo nên những tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, đồng thời làm tăng khả năng đi du lịch.

+ Nông nghiệp cũng có ý nghĩa lớn vì du lịch không thể phát triển đƣợc nếu nhƣ không đảm bảo đƣợc việc ăn uống cho khách du lịch. Trong những ngày du lịch, khách cần có nguồn thực phẩm đa dạng từ nông nghiệp, trong đó các món đặc sản đã trở thành TNDL. Sự có mặt của nguồn hoa quả, rau xanh, thảo mộc mở ra khả năng phát triển du lịch chữa bệnh.

+ Giao thông cũng là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển du lịch.

Nhờ mạng lưới giao thông hoàn thiện mà du lịch có điều kiện phát triển với tốc độ nhanh. Bên cạnh tốc độ, sự đảm bảo về an toàn, tiện nghi, cùng giá thành hạ làm cho hoạt động vận tải ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch.

-Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Điều kiện an ninh đảm bảo, chính trị ổn định là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các mối quan hệ ở mọi lĩnh vực của thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa nhƣ hiện nay. Trên phạm vi quốc tế, du lịch ngày càng mở rộng. Du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Ngƣợc lại du lịch có tác dụng trở lại đến việc củng cố hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là đƣợc sống, lao động trong hòa bình và tình hữu nghị.

Điều kiện đảm bảo về y tế trước các dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tâm lý và nhu cầu của du khách. Thêm vào đó, các tai biến thiên nhiên (nhƣ động đất, sóng thần, lũ lụt...) gây mất an toàn cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hútkhách của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)