Chương 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN
2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông ở Lạng Sơn hiện nay chủ yếu là đường bộ và đường sắt.
Mặc dù có sông, song giao thông đường thủy không có điều kiện phát triển mạnh do có nhiều ghềnh thác và mực nước không đủ sâu.
Tuy Lạng Sơn không có sân bay có thể khai thác dân dụng nhƣng khoảng cách không quá xa tới sân bay Nội Bài, lại đƣợc kết nối thuận tiện bằng tuyến QL nên khách du lịch có thể tiếp cận tỉnh một cách thuận tiện, trực tiếp.
-Mạng lưới đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm các tuyến đường QL, tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng chiều dài 3.657km, đạt tỷ lệ 4,95km/1000 dân và 0,45km/km2, cao hơn mức trung bình cả nước (0,33km/km2).
+ Đường Quốc lộ: Có 7 tuyến hoặc đoạn tuyến với tổng chiều dài 616,2km (bao gồm: 94,7km QL 1A mới, 66km QL 1A cũ; 100,5km QL 1B; 66km QL 4A;
80km QL 4B; 61km QL 31; 86km QL 279 và 62km QL 3B).
Các tuyến QL đều là cơ sở hình thành tuyến du lịch liên vùng, tuyến du lịch quốc gia, trong đó tuyến QL 1A và QL 4A, 4B giữ vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch Lạng Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 54
+ Đường tỉnh: Có 34 tuyến với tổng chiều dài 774,6km, với nhiều cấp đường khác nhau, từ đường đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B đến đường cấp IV miền núi.
+ Đường huyện: Có 60 tuyến gồm nhiều cấp khác nhau, từ đường giao thông nông thôn loại B đến đường cấp V miền núi.
+ Đường xã: Có 1.404,4km và hiện nay về cơ bản đã được bê tông hóa, thuận lợi cho đi lại của người dân cũng như tổ chức đi đến các điểm du lịch.
+ Đường đô thị: Có 126,4km, trong đó 72,6km là đường đô thị TP. Lạng Sơn, còn lại 53,8km là đường thị trấn, thị tứ.
Hệ thống đường bộ là loại đường quan trọng, trước hết phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cũng như sản xuất và sinh hoạt. Mặt khác các hệ thống đường bộ hiện đại thông suốt góp phần phát triển KT - XH của tỉnh nói chung cũng nhƣ phát triển du lịch nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống đường bộ, trong những năm gần đây loại đường này đã không ngừng được nâng cấp và xây mới. Đặc biệt là các cây cầu nhƣ cầu vƣợt sông Kỳ Cùng, cầu Tằm Cát, cầu BảnChu... tạo điều kiện đi lại thuận tiện và tổ chức các tuyến du lịch trong tỉnh dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống đường bộ đƣợc nâng cấp hiện đại, đẹp tạo mỹ quan cho cảnh quan du lịch.
Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường ở vùng sâu vùng xa vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp gây khó khăn trong lưu thông đi lại. Cộng thêm sự xuống cấp của nhiều tuyến đường ảnh hưởng không nhỏ cho việc đi lại cũng nhƣ sự phát triển của du lịch.
-Đường sắt: trên địa phận tỉnh Lạng Sơn có hai tuyến đường sắt: tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăngdài 162km và tuyến Mai Pha- Na Dương dài 31km. Các tuyến đường này đều do ngành đường sắt quản lý và khai thác. Hàng hoá vận chuyển của đường sắt chủ yếu là hàng xuất nhập khẩu và vận chuyển than, vật liệu xây dựng trong vùng.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng giữ vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch Lạng Sơn, đây là một phần của tuyến du lịch xuyên Việt và cùng là một phần của tuyến du lịch xuyên Á.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 55 2.4.2. Hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính - viễn thông được đầu tư đồng bộ và ngày càng mở rộng là cơ sở để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích tới người dân, đặc biệt là đồng bào các xã vùng xa, vùng biên giới. Hiện nay đã phủ cập sóng điện thoại đến từng thôn bản. Năm 2013, tỉnh Lạng Sơn đạt đƣợc 736.921 thuê bao điện thoại, chỉ tiêu này cao hơn nhiều so với các tỉnh trong khu vực miền núi và trung du phía Bắc nhƣ Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, Hòa Bình…Trong đó, số thuê bao di động là 682.434 thuê bao. Trong thời gian qua, nhiều dịch vụ mới đƣợc triển khai có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Mega VNN, dịch vụ chuyển phát nhanh... Đặc biệt sự phát triển mạnh của mạng Internet là một bước tiến lớn trong thông tin liên lạc, giúp nối gần mọi khoảng cách. Năm 2013, số thuê bao Internet của tỉnh Lạng Sơn là 57.347 thuê bao, góp phần đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin thường xuyên.
Chất lƣợng dịch vụ viễn thông nông thôn đƣợc nâng cao thông qua việc cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã, thay thế dần phương thức truyền dẫn hiện có như phương thức máy kéo dài với chất lượng liên lạc thấp.
Hiện nay, nhu cầu liên lạc giữa Lạng Sơn với các vùng trong cả nước và quốc tế đƣợc đáp ứng một cách dễ dàng và nhanh chóng, đặc biệt phục vụ cho hoạt động du lịch, thông tin liên lạc giữa các điểm, tuyến và khu du lịch không còn gì trở ngại. Đây là tiền đề quan trọng trong liên lạc, trao đổi, cung cấp và tìm kiếm thông tin du lịch.
2.4.3. Hệ thống điện
Hệ thống điện lưới quốc gia ngày càng mở rộng. Hiện nay điện lưới quốc gia đã rải tới 11 huyện, thành phố, cửa khẩu, cặp chợ đường biên... Đã có 195 trên tổng số 207 xã vùng nông thôn được dùng điện lưới quốc gia, đạt 94,2% số xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 90%.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trạm 110KV là: trạm Đồng Mỏ (Chi Lăng) 110/35/10KV - 25MVAvà trạm TP. Lạng Sơn 110/35/22KV - 25MVA, có 71km đường dây 110KV; 641,94km đường dây 35KV; 154,25km đường dây 10KV;
70,58km đường dây 6KV và 976,17km đường dây 0,4KV.
Ngoài ra, đối với một số xã ở vùng xa, nơi gần sông, suối, nhân dân sử dụng thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống (khoảng 8.700 hộ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 56
Nhƣ vậy, hệ thống điện hoàn toàn đủ cung cấp và phân phối cho nhu cầu của người dân trong sản xuất, trong sinh hoạt. Cũng như phục vụ du lịch về các nhu cầu của khách du lịch.
2.4.4. Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống cấp nước: Về cung cấp nước sạch và xử lý nước thải của tỉnh chưa đặt ra bức xúc như các thành phố khác, các trung tâm công nghiệp lớn của đất nước, nhưng cũng đang được tỉnh quan tâm đầu tư. Đến nay, tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch ở nông thôn là 50%, thành thị là 90%, tỉnh sẽ cải tạo nâng cấp hiện đại hoá hệ thống cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân trong tỉnh. Các cửa khẩu, thị trấn, khu vực dân cư tập trung, trung tâm các nông, lâm trường cũng đang được đầu tư cải tạo và đang được đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sạch.
Hệ thống các công trình cấp nước ở khu vực thành phố, các thị trấn đã được quan tâm đầu tư, mở rộng hệ thống cấp nước trên địa bàn TP. Lạng Sơn (lên 10.000m3/ngày- đêm), đầu tư hệ thống nước sạch các thị trấn Lộc Bình, Đình Lập, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn, Hữu Lũng, đầu tư hệ thống nước sinh hoạt nông thôn... Đến nay, có 75% dân số thành thị và 55% dân số nông thôn được dùng nước sạch, sản lượng nước máy đạt 3,27 triệu m3.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống cấp nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống, hầu hết công suất công trình cấp nước còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển dân số ở khu vực đô thị; các công trình nước sạch nông thôn còn ít.
Nguồn nước chủ yếu hiện nay:
+ Nhà máy nước TP Lạng Sơn: cung cấp nước cho 180 nghìn hộ dân.
+ Giếng đào, cáp nước tự chảy, giếng khoan: tại các trung tâm huyện Chi Lăng, Văn Lãng, Đình Lập, Bắc Sơn, Bình Gia.
Toàn tỉnh có 44 giếng khoan, trong đó 25 giếng có chất lượng tốt do thường xuyên đƣợc bảo dƣỡng và vận hành đúng quy trình. Ngoài ra tỉnh có trên 38 nghìn giếng đào, gần 1/2 có chất lượng tốt. Hiện nay loại hình cấp nước chủ yếu cho nhu cầu sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của các thị trấn, khu dân cƣ tập trung là các hệ thống tự chảy (292 hệ thống), trong đó chỉ có 135 hệ thống đƣợc đánh giá là có chất lượng tốt. Toàn tỉnh còn có 1.242 bể chứa nước mưa, chủ yếu được xây dựng ven sườn núi. Toàn tỉnh còn trên 18 nghìn hệ thống máng lần cấp nước cho người dân, phổ biến ở các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 57
- Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường: Trong những năm qua đã hoàn thành đƣa vào sử dụng một số công trình thuỷ lợi (gồm cả công trình đầu mối, hệ thống kênh mương) như: An Rinh - Lệ Minh, huyện Cao Lộc; Văn An, Xuân Mai huyện Văn Quan; Hội Hoan, huyện Văn Lãng; Bản Nằm, huyện Tràng Định... đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt; chuẩn bị các điều kiện để đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi Thất Khê, huyện Tràng Định; Thiện Kỵ, huyện Hữu Lũng; Tân Lập, huyện Bắc Sơn. Đến nay, phần lớn các công trình hồ đập đầu mối đã được củng cố, nâng cấp, xây dựng mới, kiên cố hoá, đảm bảo nước tưới cho 56% diện tích cây lương thực, thực phẩm.
Hệ thống các công trình thoát nước ở khu vực thành phố, thị trấn tuy đã được đầu tư, nhưng chưa đồng bộ, nhiều nơi hệ thống cống, vỉa hè, rãnh thoát nước chưa có hoặc đã xuống cấp, nhất là hệ thống thoát nước thải chưa được đầu tư bao nhiêu.
Hầu nhƣ trên toàn tỉnh không phân loại rác thải: rác sinh hoạt, công nghiệp, rác độc hại và rác thải y tế. Tại TP. Lạng Sơn, tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom cũng chƣa đạt 70% tổng khối lƣợng... Nhiều thị trấn, thị tứ còn chƣa tổ chức đƣợc công tác thu gom, xử lí tập trung chất thải rắn.
Đây là một thách thức lớn với địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống người dân và hoạt động du lịch.
2.4.5. Các công trình phục vụ công cộng khác
Các công trình văn hóa, thông tin, thể dục thể thao cũng từng bước được đầu tƣ xây dựng nhƣ: xây mới trung tâm văn hóa thông tin tỉnh, cung văn hóa thiếu nhi, nhà thi đấu thể thao tỉnh, nhà bảo tàng tỉnh…
Các chợ trung tâm thành phố (Đông Kinh, Kỳ Lừa), nhiều chợ trung tâm cụm xã, hệ thống nhà hàng, khách sạn…cũng đƣợc đầu tƣ xây mới hoặc nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng nhƣ du khách.