Xu hướng biến động mức chết

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN DÂN SỐ HỌC CƠ BẢN (Trang 65 - 68)

Chương 4 MỨC CHẾT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

II. Đặc trưng của mức chết, xu hướng biến động mức chết và các yếu tố ảnh hưởng

2. Xu hướng biến động mức chết

Mặc dù mức chết chịu sự tác động của nhiều yếu tố và mức độ rất khác nhau giữa các vùng, các nước, giữa các thời kỳ nhưng nhìn chung, nó vẫn biến động theo một xu hướng nhất định: Trong giai đoạn đầu của xã hội loài người, tỷ suất chết rất cao duy trì trong thời gian dài. Đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cách mạng công nghiệp ra đời, đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nhân khẩu học, trước hết biểu hiện ở chỗ, tỷ suất chết giảm xuống rất nhanh, nguyên nhân của chết thay đổi, sau đó giảm chậm dần và ổn định ở mức thấp.

Trong xã hội nguyên thuỷ, mức chết rất cao, đặc biệt mức chết của trẻ em.

Con người chết không chỉ vì đói mà còn do nhiều thứ bệnh tật, do xung đột lẫn nhau, do thú dữ và các trường hợp bất hạnh khác. Đến chế độ nô lệ, sản xuất có phát triển hơn, đời sống của người dân có được nâng cao một bước, tỷ suất chết có giảm một chút nhưng vẫn còn rất cao. Vị trí hàng đầu trong các nguyên nhân chết là đói khát, bệnh tật và chiến tranh.

Với cách mạng công nghiệp, loài người bước vào giai đoạn mới, kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, trình độ y học phát triển... làm mức độ chết giảm xuống nhanh chóng.

Bảng 4.4: Biến động mức chết trên thế giới CDR (‰) Thời kỳ

Nhóm nước

1950 - 1955

1970-

1975 1985

1990 1999 2009 Chung trên thế giới

Trong đó:

Các nước phát triển Các nước đang phát triển Việt Nam

18,8

10,1 23,3 12,0

12,8

9,2 14,3

7

10

11 10 8

9

10 9 5,6

8

10 8 6,8

Nguồn: World Population Data Sheet các năm

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ 1950 lại đây, tỷ suất chết giảm rất nhanh, đặc biệt đối với các nước phát triển, mức chết đã thấp từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đối với các nước đang phát triển, mức chết mới giảm trong mấy thập kỷ qua và hiện nay tương đối ổn định ở mức thấp. Việt Nam cũng có mức chết thô giảm rất nhanh nhưng từ Tổng điều tra Dân số 1999, mức chết thô đã có xu hướng tăng lên.

Đặc biệt mức chết của trẻ em giảm đi khá nhanh, rõ nét nhất là các năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Ở Việt Nam, trong 10 năm từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1.4.1999 đến Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1.4.2009, tỷ suất chết trẻ em đã giảm đi một nửa (36,7 phần nghìn xuống còn 16 phần nghìn).

Bảng 4.5: Biến động mức chết của trẻ em trên thế giới (IMR)

Đơn vị tính: phần nghìn Thời kỳ

Nhóm nước

1985 -

1990 1995 1999 2009

Chung trên thế giới Trong đó:

- Các nước phát triển - Các nước đang phát triển

71

15 79

62

10 67

57

8 62

46

6 50

- Việt Nam 35,7 31,8 36,7 16,0

Nguồn: World Population Data Sheet các năm

Điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe năm 2002; Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009.

Chính vì vậy, tuổi thọ bình quân của người dân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, vẫn còn có sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển. Đối với các nước phát triển, tuổi thọ bình quân đã đạt tương đối cao từ những năm 70, nhưng đến cuối thế kỷ 20, các nước đang phát triển vẫn chưa đạt được mức đó.

Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân của dân số Việt Nam đầu thế kỷ thứ 21 lại đạt khá cao (72,8 tuổi)

Bảng 4.6: Tuổi thọ bình quân (eo) của các nước qua các năm Năm

Nhóm nước

1985-

1990 1995 1999 2009

Chung trên thế giới Trong đó:

- Các nước phát triển - Các nước đang phát triển

- Việt Nam

61

73 60 64,6

65

75 63 62,2

66

75 64 68,2

69

77 67 72,8

Nguồn: World Population Data Sheet các năm

Ở Việt Nam, trong thời kỳ chống Pháp và những năm đầu sau ngày hoà bình lập lại, do đời sống còn khó khăn, do bệnh tật và chiến tranh, mức chết còn khá cao (dao động từ 12‰ đến 15‰). Nhưng từ những năm 70 của thế kỷ 20, do sự quan tâm của Nhà nước, do thành tựu y học và những thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, mức chết đã giảm thấp so với trước đây. Bước vào cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ 21, mức chết có xu thế tăng lên do cơ cấu dân số đang già hóa. Sự khác biệt mức chết giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại nhưng có thu hẹp khoảng cách (Bảng 4.7).

Bảng 4.7: Tỷ suất chết thô phân theo thành thị - nông thôn qua các năm Đơn vị tính: phần nghìn

Năm Toàn quốc Thành thị Nông thôn

1989 1999 2005

7,3 5,6 5,3

5,1 4,2 4,2

7,9 6,0 5,8

2006 2007 2008 2009 2010

5,3 5,3 5,3 6,8 6,8

4,8 NA 4,8 5,5 5,5

5,5 NA 5,5 7,4 7,3

Nguồn: Điều tra biến động Dân số - KHHGĐ 1.4.2010: Kết quả chủ yếu. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, Hà Nội, tháng 2 năm 2011: trang 57.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN DÂN SỐ HỌC CƠ BẢN (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w