Câu 2 (3,0 điểm):
Ngày 20/3/2015, trên mạng internet lan truyền với tốc độ chóng mặt những hình ảnh, thông tin được công bố trên báo chí Ấn Độ kèm theo lời nhận xét về vụ việc hàng trăm phụ huynh, bạn bè của các thí sinh bất chấp nguy hiểm leo trèo như người nhện lên bức tường cao của trường trung học Vidya Niketan để ném phao thi vào cho các thí sinh tham gia kỳ thi đầu vào lớp 10 toàn quốc, diễn ra ngày 18/3/2015.
Trang vtc.vn còn cho biết: Trước đó vào tháng 10/2014, 2.440 sinh viên Trung Quốc bị phát hiện dùng tai nghe không dây hoặc "cục tẩy điện tử" để nhận đáp án từ ngoài truyền vào dưới dạng mật mã trong kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ cho dược sĩ.
Anh (chị) suy nghĩ gì về các hình thức tiêu cực trong thi cử nói trên? Liên hệ đến các hình thức tiêu cực trong thi cử đã xuất hiện ở Việt Nam và đề xuất giải pháp khắc phục.
Câu 3 (5,0 điểm):
Anh (chị) hãy phân tích và so sánh sự trỗi dậy sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ được thể hiện qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài./.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm):
1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm) 2. - Các dạng phép điệp: điệp từ, điệp cú pháp (0,5 điểm)
- Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo giọng điệu đanh thép, hùng hồn cho văn bản khi tố cáo những tội ác của thực dân Pháp (0,5 điểm)
3. Nội dung chính của văn bản: Vạch trần những tội ác về kinh tế của thực dân Pháp đối với nhân dân ta (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục rõ ràng, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế, chọn lọc. Hạn chế mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về nội dung:
* Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận: hiện tượng gian lận thi cử
* Thân bài:
- Nêu cách hiểu về gian lận thi cử: Gian lận trong thi cử là hành vi vi phạm quy chế thi của thí sinh. Thí sinh làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thi theo thực chất.
- Các hình thức gian lận thi cử nói trên ở Ấn Độ, Trung Quốc cho ta thấy nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam đang đứng trước thực trạng tiêu cực trong thi cử. Các hình thức gian lận thi cử ngày càng diễn ra phổ biến, dưới nhiều hình thức, và ngày càng tinh vi, hiện đại. Đây là một vấn đề gây nhức nhối dư luận, mặc dù vậy không dễ dàng giải quyết triệt để.
- Các hình thức gian lận thi cử đã tồn tại ở Việt Nam: trao đổi bài, nhìn bài bạn, quay cóp, mang tài liệu, mang các thiết bị công nghệ cao vào phòng thi, người nhà ném phao cho thí sinh... (Dẫn chứng: Tiêu biểu là vụ gian lận thi cử tại THPT Đồi Ngô – Bắc Giang năm 2012...)
- Nguyên nhân:
+ Do sự lười biếng của học sinh; do mất kiến thức cơ bản; do học tập trong môi trường thiếu tính kỷ luật.
+ Do khâu tổ chức thi cử không nghiêm túc, giám thị coi thi thiếu tính nghiêm minh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh có hành vi gian lận trong khi thi
+ Do xã hội trọng bằng cấp, trọng thành tích
+ Do phụ huynh muốn con có kết quả thi tốt để có tương lai tốt sau này nên nhiều khi đã mua chuộc giám thị, giám khảo...
- Tác hại:
+ Tạo ra kết quả ảo, thành tích ảo, chất lượng giáo dục đi xuống.
+ Gian lận trong thi cử sẽ làm cho người học không có chí tiến thủ trong học tập, sinh ra sự lười biếng, ỷ lại, thiếu tự tin, đánh mất lòng tự trọng, nhân cách phẩm giá của mình...
+ Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy: sự xuống cấp về đạo đức, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước bị hạn chế, đất nước kém phát triển, bị tụt hậu.
- Giải pháp khắc phục:
+ Cần chấn chỉnh lại các kỳ thi, đề ra quy chế thi chặt chẽ, thắt chặt an ninh.
Kỷ luật những giám thi coi thi không nghiêm túc và hủy kết quả bài thi nếu học sinh gian lận trong thi cử.
+ Về phía học sinh, cần ý thức được trung thực là một giá trị làm nên nhân cách. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại vẫn phải có ý thức sống cho trung thực.
Học sinh cần không ngừng tu dưỡng để có phẩm chất trung thực, rèn ý chí nghị lực để khắc phục bệnh lười biếng và tình trạng gian lận thi cử; đồng thời, phải luôn học tập nghiêm túc, chăm chỉ để sau này có kiến thức phục vụ xã hội.
+ Mỗi người cần kiên quyết đấu tranh với những hành vi gian lận trong thi cử để làm trong sạch môi trường giáo dục
* Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề - Liên hệ bản thân 3. Thang điểm
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ
- Điểm 2: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ
- Điểm 1,5: Đáp ứng khoảng 1/2 các yêu cầu trên, mắc một số lỗi trong diễn đạt
- Điểm 0,5: Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi
- Điểm 0: Không làm được bài hoặc lạc đề hoàn toàn Câu 3 (5,0 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc.
Hạn chế mắc các loại lỗi.
II. Yêu cầu về nội dung:
*Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị
- Nhấn mạnh sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
* Thân bài: