Yêu cầu về kiến thức

Một phần của tài liệu 40 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 NGỮ VĂN CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT (Trang 143 - 148)

HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau :

a. Đối với phần nghị luận văn học: tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)

* Nêu tình huống truyện: Nhặt vợ

* Phân tích tình huống:

- Tình huống độc đáo:

+ Dựng vợ gả chồng là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người vậy mà anh cu Tràng trong tác phẩm lại nhặt được vợ chỉ sau hai lần gặp gỡ, mấy câu bông đùa và vài bát bánh đúc.

+ Người nhặt vợ lại là người tưởng như ế vợ.

+ Việc nhặt vợ diễn ra trong bối cảnh nạn đói thê thảm.

=> Mọi người ngạc nhiên (Dân xóm ngụ cư, Tràng, Bà cụ Tứ) - Tình huống éo le mà cảm động:

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

MÔN NGỮ VĂN

+ Hạnh phúc của Tràng diễn ra trên nền bối cảnh thê lương, ảm đạm của những ngày đói (Khái quát bối cảnh nạn đói)

+ Sự éo le, cảm động còn thể hiện rõ ở tâm trạng của các nhân vật (Phân tích diễn biến tâm trạng của các nhân vật để thấy rõ mỗi nhân vật đều trải qua nỗi lo âu, xót xa, buồn tủi nhưng trên hết, họ đều tìm thấy niềm hạnh phúc, gắn bó với nhau bằng tình thương. Sự sống đối mặt, thách thức với cái chết và khẳng định sức mạnh mầu nhiệm của nó.)

 Dân xóm ngụ cư

 Tràng

 Thị

 Bà cụ Tứ

* Ý nghĩa tình huống

- Cho thấy tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945

- Khẳng định niềm tin sâu sắc vào phẩm giá, lòng nhân hậu của con người, trân trọng những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. (Giá trị hiện thực và nhân đạo)

b. Đối với phần nghị luận xã hội:

- Giải thích: Câu nói đã khẳng định một cái nhìn lạc quan về sự sống, về sức mạnh hồi sinh.

Ở đời này, không có những con đường cùng, chỉ có những ranh giới giữa sự sống và cái chết, hạnh phúc và gian khổ hi sinh,… Để bước qua những ranh giới ấy, ngoài sự hỗ trợ của các yếu tố khách quan thì điều cốt yếu nhất chính là nghị lực, niềm tin của bản thân mỗi người.

- Chứng minh: Câu chuyện nhặt vợ mà Kim Lân kể lại là một minh chứng sinh động cho sức mạnh vượt qua ranh giới khốc liệt của cuộc sống.

+ Các tác phẩm cùng thời với Vợ nhặt: Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình….

+ Thực tế chiến đấu dựng xây đất nước - Bình luận mở rộng:

+ Khẳng đinh những tấm gương trong cuộc sống hiện tại biết vượt lên gian khó.

+ Phê phán những người không biết vươn lên, đầu hàng số phận.

- Bài học nhận thức và hành động:

Cần phải có nghị lực, niềm tin, trí tuệ để vượt qua những thách thức của cuộc sống c. Thang điểm:

- Điểm 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.

- Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.

- Điểm 5: Đáp ứng về cơ bản các yêu cầu về kiến thức, diễn đạt khá - Điểm 4: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi.

- Điểm 3: Bài thiếu ý, còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 2: Bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi về kĩ năng

- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn Lưu ý:

- Cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, có thể thưởng cho những bài viết sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đề bài.

SỞ GD & ĐT NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT YÊN MÔ A ĐỀ THI THỬ LẦN THỨ NHẤT

KÌ THI THPT QUỐC GIA CHUNG NĂM 2016 Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu, 02 trang) Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Lá đỏ

- Nguyễn Đình Thi - Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Trường Sơn, 12/1974)

1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ)

2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)

3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ)

4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)

5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)

6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)

7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)

8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ)

Một phần của tài liệu 40 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 NGỮ VĂN CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)