3. Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, thành phố của những công tr- êng x©y dùng
4.2. Tình hình sức khỏe và bệnh tật
Do tính chất công việc của nhà máy là nặng nhọc đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, do đó phần lớn công nhân là nam (202 người chiếm 84,17%). Nữ chiếm 15,83% công nhân. Nhìn tổng thể thì tỉ lệ nam công nhân (84,17%) cao gấp 5,32 lần tỉ lệ nữ công nhân (15,83%). Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Mai Tuấn Hưng [25] nghiên cứu về thực trạng môi trường lao động và tình hình sức khỏe bệnh tật của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương là tỷ lệ CN nữ gấp 2,1 lần CN nam. Kết quả trong nghiên cứu khi tỷ lệ nam CN gấp nhiều lần nữ CN là hoàn toàn phù hợp vì mức độ yêu cầu trong ngành xây dựng rất nặng nhọc nên nam CN sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn so với nữ CN.
Cũng do tính chất công việc mà người lao động chủ yếu ở độ tuổi 18-29 tuổi (chiếm 44,17%), đây là lứa tuổi có sức lao động dồi dào nhất. Sau đó là nhóm tuổi 30 – 39 tuổi (65 công nhân chiếm 27,08%). Trong đó, tuổi đời của công nhân phân bố chủ yếu vào nhóm tuổi 18-29 ở CN thi công xây lắp(55,83%) và ở nhóm tuổi 40-49 của nhóm ngành SX VLXD(34,17%).
Không có công nhân nào tham gia nghiên cứu dưới 18 tuổi. Với tuổi nghề thì tuổi nghề trung bình của công nhân là 7,57 ± 7,15 trong đó thấp nhất là 1 năm và nhiều nhất là 27 năm. Phân bố tuổi nghề tập trung nhiều từ 1-10 năm. Kết quả của trên có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của TS.Hoàng Thị Minh
Hiền và cộng sự [28] khi nghiên cứu thực trạng sức khỏe công nhân công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội 2009 có chỉ ra là về tuổi đời của công nhân Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội cho thấy, lứa tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (48,5%) và tuổi nghề cao trên 10 năm chiếm 60,7%. Tuổi nghề trung bình là 13,14 ± 8,91, nhóm tuổi nghề từ 10 năm trở lên chiếm 60,7%. Sự khác biệt này là do CN xây dựng yêu cầu tính chất công việc nặng nhọc hơn so với CN dệt nên phân bố tuổi đời tập trung vào lứa tuổi có sức trẻ, sức khỏe dẫn luôn thêm việc phân bố tuổi nghề cũng thấp hơn so với CN dệt may. Ngoài ra công nhân dệt cũng yêu cầu thao tác tỉ mỉ và lành nghề hơn nên tuổi nghề trung bình của CN dệt cũng cao hơn so với CN xây dựng.
Trình độ học vấn của các CN tập trung nhiều nhất vào trình độ cấp 2 và cấp 3, lần lượt là 36,67% và 37,92%. Trình độ CĐ, TC, ĐH chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 8,75%. Không có CN nào có trình độ sau đại học. Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả của Trịnh Hồng Lân và cộng sự [29] trong nghiên cứu stress nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía nam chỉ ra rằng về trình độ văn hóa, đa số công nhân có trình độ văn hóa cấp THCS (62%), số có trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học chiếm tỉ lệ rất thấp (chỉ có 5%).
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thấy tỷ lệ CN hút thuốc lá là 34,58% và tỷ lệ CN uống rượu bia là 9,58%. Kết quả này cao hơn so với kết quả của Mai Tuấn Hưng [25] trong nghiên cứu về thực trạng môi trường lao động và tình hình sức khỏe bệnh tật của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương với tỷ lệ CN hút thuốc lá và uống rượu bia lần lượt là 2% và 0,5. Như vậy CN xây dựng hút thuốc và sử dụng rượu bia nhiều, một phần là do đặc thù nghề nghiệp lao động nặng nhọc, nhiều căng thẳng trong lao động hơn CN sản xuất giầy Hải Dương nên sử dụng chất kích
thích nhiều hơn và đa phần CN là nam nên tỷ lệ hút thuốc và sử dụng rượu bia nhiều hơn.
Sau giờ làm việc các công nhân có các triệu chứng như ho, tức ngực, đâu đầu ù tai, mệt mỏi , mất ngủ, đau xương khớp và ngứa da. Chiếm tỷ lệ cao nhất là mệt mỏi với 67,92% CN mắc phải. Khi so sánh kết quả này với kết quả của Mai Tuấn Hưng [25] nghiên cứu về thực trạng môi trường lao động và tình hình sức khỏe bệnh tật của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương thấy lớn hơn khi nghiên cứu trước đó chỉ có 65,0% CN xuất hiện triệu chứng mệt mỏi. Kết quả trên là phù hợp vì yếu tố đặc thù của ngành xây dựng là rất nặng nhọc trong điều kiện các yếu tố làm việc ngoài trời, thi công mang vác nặng, bụi bặm… nên việc xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi sau giờ làm việc cao hơn là bình thường.
Trong 2 tuần trước thời điểm được hỏi thì có 9,17% CN có bệnh, triệu chứng và 36,36% trong số đó có nghỉ ốm.
Qua nghiên cứu ta thấy tỷ lệ các bệnh mãn tính thường gặp ở CN là 7,92%, ta đem so sánh với kết quả của Hoàng Thị Thúy Hà [27] trong nghiên cứu thực trạng một số chứng bệnh thường gặp và các yếu tố liên quan ở công nhân ở công ty may Thái Nguyên chỉ ra rằng tỷ lệ các bệnh mạn tính thường dao động xung quanh 5-7%, tỷ lệ các bệnh mãn tính ở họng chiếm từ 8,3- 9,5%, cụ thể hơn là trong nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy Hà có đưa ra tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính là 4,23%.Như vậy kết quả trong nghiên cứu với CN ngành xây dựng này thì phù hợp với nghiên cứu trước đó.
Tỷ lệ CN mắc các bệnh nghề nghiệp là 2,92%. Khi so sánh với kết quả của Huỳnh Thanh Hà, Trịnh Hồng Lân và cộng sự [30] trong nghiên cứu khảo sát tình hình bệnh nhiễm bụi phổi Silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An- Bình Dương thấy kết quả
thấp hơn nhiều khi con số mà tác giả đưa ra là tỷ lệ bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp của CN chiếm 11,97 %.
Qua nghiên cứu thấy tỷ lệ tai nạn lao động chung của CN là 3,33%, kết quả này thấp hơn so với số liệu đưa ra trong sách sức khỏe nghề nghiệp trường đại học y khoa Thái Nguyên, nhà xuất bản y học, Hà Nội 2007 [31]
khi tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất là các cơ sở xây dựng với 27,2%. Có thể là do các biện pháp kĩ thuật và bảo hộ của các cơ sở được nghiên cứu là khá tốt và CN đã tuân thủ mọi nguyên tắc bảo hộ lao động.
KẾT LUẬN