Địa điểm: Quảng Châu Thời gian: 02/12/1993
Bên Đỏ: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên Bên Xanh: Chiết Giang Vu Ấu Hoa Kết quả: Đỏ thắng
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Nói về cúp Vị Cực Vương, đây là giải thi đấu giữa tinh anh của tám tỉnh đã cử hành lần 1 năm 1992. Tiêu chuẩn mời tham gia giải này có khác biệt so với các giải khác.
Lúc đó, các giải thi đấu phần lớn toàn mời các kỳ thủ đã đoạt quán quân toàn quốc tham gia, nhưng cúp Vị Cực Vương lại chuyên môn mời các kỳ thủ xếp hạng tương đối cao trong bảng tổng sắp. Quả thật là vô cùng cảm tạ ban tổ chức đã có lòng nghĩ tới các kỳ thủ còn thiếu bước nữa là lên ngôi quán quân. Có thể nói, phần đông các kỳ thủ có thiên phú chưa vượt lên được, một phần là do bản thân, mà phần lớn là do thiếu rèn luyện mà ra. Nói ra cũng ngộ, giải này tổ chức hai lần, mà rèn luyện qua giải này, tôi và Đào Hán Minh lần lượt bảng hổ đề danh năm 1993, 1994 trở thành vị quán quân toàn quốc thứ 9 và thứ 10 trong lịch sử cờ. Giải cúp Vị Cực Vương được tổ chức lần này, tôi đã đoạt được quán quân toàn quốc, nhưng với tư cách là chủ nhà, tôi vẫn gia nhập chiến trường. Giống như lần tổ chức trước, giải lần này vẫn là tám người phân ra làm 2 tổ tiến hành thi đấu, sau đó cùng hạng ở hai bảng đấu với nhau. Phân theo đẳng cấp sắp xếp, tổ A gồm Chiết Giang Vu Ấu Hoa,
Cát Lâm Đào Hán Minh, Hà Bắc Diêm Văn Thanh và tôi ở Quảng Đông. Tổ B gồm Thượng Hải Lâm Hoành Mẫn, Bắc Kinh Trương Cường, Quảng Đông Trang Ngọc Đằng và Tứ Xuyên Tưởng Toàn Thắng. Sau đây giới thiệu 1 ván cờ ở vòng 2.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 C7.1 4. X2.6 M2.3 5. M8.7 S4.5
Nếu như đổi thành ...C3.1 tất X9.1 hình thành trung pháo trực hoành xa đối bình phong mã lưỡng đầu xà đang thịnh hành. Căn cứ vào thực tế lúc đó thì bên đi trước có thể nắm được nước tiên tương đối ổn thỏa, cho dù là chém một nhát không trúng thì cũng có thể an toàn rút lui. Cũng vì lẽ đó, "Anh ba liều mạng" Vu Ấu Hoa đương nhiên là không muốn chọn đường cực ít cơ hội phản kích như thế. Hơn nữa, vị "Lãnh diện sát thủ" nổi danh khắp thiên hạ trong lòng cũng muốn nắn gân thử vị
"Tân khoa trạng nguyên".
6. P8-9
Cũng có thể đổi thành C7.1 tất ... T3.5, tiếp theo Đỏ có thể đi X2-3 chấp nhận ăn mã thí hoặc M7.6 P8-9, cuộc thế lại quay về biến quen thuộc. Nhưng bên Đỏ ở nước này nếu đổi thành X9.1 tất ... P2-1, so với trận lưỡng đầu xà đề cập bên trên, bên Xanh nhanh chóng triển khai chủ lực cánh phải, đương nhiên là hiệu quả hơn so với ...C3.1
... X1-2
7. X9-8 M7.6
Nếu đổi thành ...P8-9 thì X2.3 M7/8, X8.4 bên Đỏ vẫn nắm tiên. Còn nếu đổi thành ...C3.1, X2-3 P8/1, X3/1 bên Xanh trận hình không hoàn chỉnh. Giờ Vu đại sư tả mã bàn hà lại phục thủ đoạn phản kích xông tốt uy hiếp Xe, rõ là rất có lực phản kích.
8. X8.4
Cũng là đề phòng bên Xanh ...M6.4 tập kích, nếu như đổi thành C7.1 thì trở lại hình khai cuộc Ngũ Cửu Pháo đối Tả Mã Bàn Hà. Mà nước xe tuần hà này còn có thể ngăn được Pháo bên phải tiến lên phong tỏa. Ngoài ra còn phòng chống Xanh đẩy chốt qua hà. Việc này thể hiện rõ nguyên tắc tác chiến trong "Binh pháp Tôn Tử" có đề cập "Thủy nhân địa nhi chế lưu, binh nhân địch nhi chế thắng. Cố binh vô
thường thế, thủy vô thường hình..." ý chỉ nước do thế đất mà thành dòng, binh dựa vào động tĩnh của địch mà lên kế hoạch đánh thắng, vì thế mới có câu quân binh không có thế trận cố định mà nước cũng không có hình dạng nhất định.
... P2.2
Nếu như đổi thành ...T3.5 thì sao? Có thể lấy một ví dụ để đối chiếu: M3/5 C3.1, P5-2 P2.1, X2/3 C7.1, C3.1 M6/8, X2-4 P8.5, P9-2 M8.7, P2-3 M7/5, X4-3 bên Đỏ hơi ưu (xem đối cuộc giải đồng đội năm 1994, tác giả tiên hòa Tống Quốc Cường).
9. C7.1 T7.5 10. P9-8 P2.3
Như trong hình, bên Đỏ bình pháo mời đổi, nước đi xuất thần. Cuộc diện lập tức mở ra. Lẽ nào không thấy binh pháp có nói:"Dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng" ý chỉ dùng chính tắc bày trận, dùng kỳ chiêu để chiến thắng hay sao? Nếu nước này đi sai thành P5.4 tất ... C7.1 sau đó ...M6.4 ngược lại thành xấu cờ.
11. X8.5 M3/2 12. P5-8 C7.1 13. X2/1
Nếu đổi thành X2-4 tất ... P8.5, X4/1 P8-3, C3.1 X8.6 bên Xanh tuy ít chốt nhưng cũng không có gì đáng ngại. Phải nói rằng, nếu nước thứ 7, bên Xanh đi ... C7.1 thì bên Đỏ chỉ còn cách chọn nước biến này mà thôi.
... M6/7
14. X2-8 M2.3 15. C3.1 C3.1 16. X8.2 M7.6 17. C7.1 M3.4 18. X8/2 M4.3
19. X8/1 P8.5 20. M3.4
Chủ động mời đổi, nước cờ trầm ổn. Nếu như sai lầm đi T7.5 tất ... M6.8, bên Xanh có thể thở nhẹ nhõm.
... P8-2
21. X8/2 M6.4 22. M4/6 C5.1
"Anh Ba liều mạng" không còn đường nào binh. Tình thế vô cùng khẩn cấp không tránh khỏi có chút mất tinh thần. Con chốt giữa này đối với con Mã lộ 3 của bên Xanh hoàn toàn không có chút giúp đỡ thực tế nào. Chẳng bằng đi ...T5.3, sau đó X8.2 M4/2, M6.7 C5.1 vẫn có thể cầm cự được.
23. X8.2 M4.6 24. S6.5 C5.1 25. X8-5 X8.7 26. T3.5 M6.7 27. Tg5-6 M7/5 28. X5-7
Tổng quan toàn cuộc, bên Xanh ở nước thứ 5 thử nắn gân tốc độ quá chậm khiến cho toàn cuộc bị động chịu đòn. Cũng cần phải nói là bên Đỏ ở nước thứ 10 và nước thứ 20 hai đòn đổi quân, xem thì có vẻ bình thường nhưng lại đặt nền móng cho sự thắng lợi. Ngẫm đi ngẫm lại, quả thật có điểm đạt tới ý cảnh "Vô vi nhi vô sở bất vi"
ý chỉ không chống lại hoàn cảnh khách quan, không cưỡng cầu thì việc chi cũng thành vậy.
Giải lần này tôi đánh rất xuất sắc, trong bảng chém hết 3 tướng, sau đó trận chung kết đánh bại Tưởng Toàn Thắng, thuận lợi đoạt được cúp quán quân.