Địa điểm: Quảng Châu
Thời gian: 22/12/1993
Bên Đỏ: Giang Tô Từ Thiên Hồng
Bên Xanh: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên Kết quả: Hậu Thắng
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Đánh hòa vòng đầu, không thêm được gì mà cũng chẳng mất chi, thu hoạch lớn nhất có được chính là củng cố thêm lòng tin chiến đấu với các vị quán quân. Do khoảng cách thực lực và kinh nghiệm, mọi người không coi trọng tôi lắm, nhưng đó quả là nhân tố có lợi nhất đối với tôi. Vòng thứ hai, Lý Lai Quần trong tình thế đã hòa chắc, chẳng hiểu trời xui đất khiến sao lại rụng kim nên tôi ăn không được một ván. Đến vòng 3, tôi đánh hòa với Hồ Bắc Liễu Đại Hoa. Tổng kết biểu hiện ở ba vòng, không có gì để bình luận, nhưng cũng không xuất hiện sơ sót gì quá. Do chiến tích cũng khá, vòng thứ 4 tôi gặp phải danh tướng của Giang Tô là Từ Thiên Hồng. Trận này, Từ đại sư do tâm lý phải đánh thắng, thí Xe cố tấn công, nhưng do quá ham tấn công nên lộ ra khuyết điểm. Trận này đối công phải nói là rất hay, vô cùng căng thẳng lôi cuốn, đặc biệt giới thiệu đến quý vị độc giả.
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7
Trận Phản Công Mã trước đây không được công nhận, xem trọng. Về sau, nhờ kỳ tài trời ban là Hồ Vinh Hoa đã thay da đổi thịt, từ đá hóa vàng, trở thành một trận mới có lực phản công rất mạnh. Trận này gặp sức tấn công càng mạnh, khả năng bật lại càng cao, có phong cách rất giống với đòn thôi thủ, mượn sức phản kích của Thái Cực Quyền. Lúc đó, vô số anh hùng mới gặp trận này đã tung hết kỹ thuật ra sức tấn công nhưng phần lớn bị thủ pháp gồm cả cương lẫn nhu của Hồ Vinh Hoa đả bại. Đến nay, Phản Công Mã đã trở thành một bố cuộc riêng tương đối hoàn chỉnh.
Hồ Vinh Hoa đã từng soạn quyển "Phản Công Mã Chuyên Tập" khái quát phần lớn các biến hóa này.
4. P8-6
Trận Ngũ Lục Pháo là phương cách tấn công tương đối bình ổn,ngoài ra còn có các cách tấn công C7.1, C3.1, M8.9, C5.1
... X1-2 5. M8.7 P2-1
Bình Pháo mở thông đường Xe kiêm phong tỏa Xe bên tiên, hợp với lẽ tự nhiên.
Đương nhiên cũng có thể đi ...X9.1 khống chế con Mã bên tiên nhảy lên cửa hà sau khi tiến chốt 7 lên 1. Nhưng bên Tiên lại có thể ra Xe cánh trái, phải nói là được mất như nhau.
6. C7.1 C7.1
Thường thì trong tình huống này, mỗi bên ủi một chốt lên, chiếm lĩnh cao điểm, phù hợp với quy luật đánh cờ. Nhưng cũng có người tìm đường khác lạ, đi ...X2.6 như trong giải cúp Ngũ Dương lần 9, Hồ Vinh Hoa đã thử nghiệm chiêu này đối phó với Lữ Khâm. Tiếp theo: C3.1 X9.1, S6.5 X9-4, M3.4 bên Tiên hơi ưu.
7. M7.6 S6.5
Cũng là củng cố phòng tuyến nhưng chống Sĩ linh hoạt hơn lên Tượng nhiều. Một mặt là còn chừa đường để gá pháo đầu phản công, mặt khác là nếu Mã 7 bị uy hiếp thì có thể chuyển pháo đường 6 đi, để pháo đường 1 phát huy tác dụng liên kết toàn quân.
8. X2.6
Tiến công vô cùng tích cực, thể hiện rõ quyết tâm chiến thắng của Từ đại sư. Nếu như đổi thành X9.2 tất ...X9-8, đổi mất một Xe, cuộc diện lắng dịu lại.
... X9-8
9. X2-3 P6/1 10. M6.7 X2.3 11. C7.1
Hùng binh qua sông, thuận theo thời thế. Về sau có người đổi thành P6-7, nếu bên Hậu đi ...X8.5 thì C3.1 X8-7, M7/5 X7-4, P7.5 X2-4, S4.5 C5.1, P5.3 X4-5, P5-7,
đến đây con pháo lỏng lẻo bên hông đó lại trở thành gánh nặng, bên Tiên đại ưu.
Đương nhiên đó chỉ là một phương án, nói không chừng lúc đó người ta lại nghĩ ra cách chống đỡ khác cho bên Hậu nên ở đây không tiện đi sâu hơn.
... P6-7
12. X3-4 P1/1 13. M7/5
Đòn hồi mã thương, ý đồ độc đáo, đó cũng là thủ đoạn nối tiếp sau khi chốt 7 qua sông. Nếu như đổi thành X9.2 tất sẽ bị ...T7.5, X9-8 X2.4, P5-8 C7.1 bên Hậu có thể chống đỡ được.
... X2.2 14. P6-7
Đi cờ đến đây, hai bên vẫn đi theo con đường quen thuộc. Bình pháo dòm Mã phải nói là một lựa chọn cực kỳ nghiêm túc của bên Tiên, một lần nữa thể hiện tinh thần quyết tâm cầu chiến của Từ đại sư. Nếu đổi thành C7.1 thì ...M3/2, M5/6 X2.1, M6.7 X2-3, M7.5 X3/3, cuộc cờ trở thành bình thường, ổn định.
... C7.1
Bỏ Mã đẩy chốt tạo nên muôn ngàn đợt sóng dữ. Đây chính là nước cờ do Lưu Điện Trung sáng tạo ra năm 1987 trong giải toàn vận hội lần 6. Nếu đổi thành ...C5.1 thì P7.5 M7.8, P5.3 T7.5, X4-3 bên Tiên chiếm ưu rõ rệt.
15. C3.1
Lựa chọn ổn định, nếu như ham ăn quân đi P7.5 thì ... C7.1, M3/5 M7.8, X4-5 X2-6, bên Hậu có thế tấn công mãnh liệt.
... C5.1
16. P7.5 X2-7 17. P5.3 T7.5 18. X9.2 M7.8
Lúc đang đánh cũng đã có nghĩ qua đường khác là : ...X8.4, C7-6 X8-6, X4-2 Tg5- 6, T3.1 bên Tiên chắc chắn hơn chốt, có lợi.
19. X4-5
Các sách cờ trước đây đều đi: X4/1 P7.5, P5-2 X8.3 thành cuộc cờ nhạt nhẽo. Bên Tiên tuy hơi ưu nhưng không đủ sức thắng. Từ Thiên Hồng lúc đánh biến chiêu, phải nói là tinh thần sáng tạo và tinh thần chiến đấu cực kỳ đáng trân trọng. Chiêu này vừa tung ra, cả đấu trường xôn xao. Thí Mã để tấn công, mở màn một cuộc vui sao không khiến người ta vui sướng chứ? Do bàn cờ được bố trí sao cho người xem và kỳ thủ gần nhau, vì thế tôi thậm chí còn nghe thấy một số lời bày mưu tính kế giúp mình nữa.
... M8.6
Đối diện với chiêu mới, tôi rơi vào suy nghĩ rất lâu. Lúc đó, cảm giác đầu tiên là ...P7.6 ăn hơn quân. Nếu như bên Tiên đi X5.1 thì ...Tg5-6, X5/1 X7-6, bên Hậu hơn quân nên ưu. Hoặc nếu X9-6 M8.6, X5-6 (X5.1 Tg5-6, X6.6 X7/1 bên Hậu ưu) P1/1, P7-8 X7/2, bên Tiên cũng không làm được gì, cuộc diện khá khó khống chế hơn nữa còn phát hiện ra đường đi khác còn chắc chắn hơn. Sau này phân tích lại, phát hiện thêm biến hóa sau: P5.2 T3.5, X5.1 P1-3, P7-9 P3-1, P9-7 bên Hậu rất khó tìm đường đánh. Như hình, bên Hậu thúc Mã qua sông, cuộc chiến đấu tiến vào giai đoạn cao trào.
20. X5.1
Từ đại sư dường như không đề phòng nước này. Sau khi suy nghĩ rất lâu, quyết định lao lên quyết chiến, hủy luôn đường thối lui. Nếu như đổi thành M3.4 P7.8, S4.5 P7-9, X9-4 X8.9, S5/4 X8/1, S4.5 X7.4, S5/4 X7/3, S4.5 X8.1, S5/4 X7-5, T7.5 X8/6 bên Hậu ưu lớn. Còn nếu: P5.2 T3.5, X5.1 P1-3, P7-9 X7.2, X9-3 (nếu T3.5 X7-6, S6.5 X6.1, T5.3 M6.7, X9-6 P7/1 bên Hậu nhập cuộc sát trước) M6.7, P9.2 P3/1, X5-3 M7/6, X3.1 M6.4, X3/7 M4/3 bên Tiên khó cầu hòa.
... Tg5-6 21. X9-4 T3.5
22. M3.4 S5.6
Phòng thủ khéo léo, dựa vào nước này. Cho dù bên Tiên có thiên biến vạn hóa ngàn lần đi nữa cũng khó tránh khỏi được kiếp số rồi.
23. M4.5
Nếu đổi thành M4.6 P7.8, S4.5 T5/3, X4.5 P1-6, P5-4 Tg6-5 rồi ...X7/1 bên Hậu ưu lớn, hoặc: T7.5 X7/1, M4/6 S4.5 bên Tiên cũng khó cứu được thế thua.
... P1-6
24. X4-6 P7.8 25. S4.5 S6/5 26. X6-4 S5.6 27. X4-6 S4.5
Nếu như bên Hậu tiếp tục đi ...S6/5 thì bên Tiên vẫn X6-4. Theo quy định của luật cờ Trung Quốc, bên Tiên thuộc về hai nước đều dọa hết, còn bên Hậu lại một dọa hết một bắt, hai bên không đổi tất hòa cờ.
28. X6-8 S5/4 29. X8-6 S4.5 30. X6-8 S5/4 31. P5.2 P7-9
Nước chính xác!!! Nhìn bề ngoài thì có vẻ như bên Tiên bất đắc dĩ phải biến chiêu, nhưng nếu như bên Hậu không xem xét kỹ, đi ...X8.9 thì P7.2 S4.5, X8-2 rồi:
1...X8/2, M5.7 chiếu hết; 2...P7-4, X2/2 P4-8, P5-9 X7-2, M5.7 bên Tiên chuyển bại thành thắng. Đòn chiếu hết tuyệt diệu như thế, nếu không cẩn thận quan sát kỹ quả thật chắc chắn là trúng kế. Từ đó khiến chúng ta cảm được sự nguy hiểm trong đánh cờ. Hiện tượng "Vi sơn cửu nhận, công khuy nhất quỹ" tức núi đắp đã cao nhưng lại thiếu sọt đất cuối cùng, việc sắp thành lại hỏng, cho dù là đấu cờ giữa các cao thủ cũng thường xảy ra. Vì thế mới nói đánh cờ là rèn luyện tố chất tâm lý của một con người, nó đòi hỏi người đánh cờ từ đầu cho đến cuối, lúc nào cũng phải duy trì một tâm lý bình tĩnh, ổn định.
32. P7.2 S4.5 33. P7-2 X7.4 34. S5/4 X7/2 35. S4.5 X7-2 36. T7.5 X2/4 37. M5/6 P6-7 38. P2/7 S5/4
Đến đây bên Tiên rụng kim, bị xử thua.
Toàn cuộc chiến phải nói là hùng tráng như muôn ngàn cơn sóng dữ xô bờ đá, cuộn lên vô số cột nước trắng xóa. Có thể đánh được một ván cờ hùng tráng như thế toàn nhờ vào tinh thần dũng cảm sáng tạo, quyết giành chiến thắng của vị danh tướng Giang Đông. Cờ là một môn nghệ thuật, có thể truyền từ đời này qua đời khác mà không suy yếu, há chẳng phải là nhờ vào tinh thần như thế hay sao?
Nười dịch: Ở đây chú giải câu: "Vi sơn cửu nhận, công khuy nhất quỹ". Câu này có nguồn từ thiên "Lữ Ngao" trong "Thư Kinh". Ý nói là nếu muốn tạo một ngọn núi cao cửu nhận (1 nhận = 8 xích, 1 xích = 23cm, cửu nhận = 23cmx8x9 = 15.56m), mà sọt đất cuối cùng không thể đổ trên đỉnh núi thì độ cao của núi không đạt tới cửu nhận , coi như việc tạo núi thất bại. Toàn bộ công sức đổ sông đổ bể là do không thể kiên trì đến phút cuối cùng.