Khéo léo giải vây lên ngôi bá chủ

Một phần của tài liệu Đường cờ Hứa Ngân Xuyên (Trang 39 - 44)

Địa điểm: Quảng Châu Thời gian: 27/12/1993

Bên Đỏ: Hắc Long Giang Triệu Quốc Vinh Bên Xanh: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên Kết quả: Hòa

Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên

Lại nói về giải cúp Ngũ Dương lần thứ 14. Sau khi đánh xong vòng 5, vòng 6 tôi với số điểm dẫn đầu gặp Hắc Long Giang Triệu Quốc Vinh vốn được xưng là "Tiểu Đông Bắc Hổ". Sư phụ của Triệu Quốc Vinh chính là "Đông Bắc Hổ" Vương Gia Lương.

Phong cách đánh cờ của Triệu Quốc Vinh không chỉ thừa hưởng sự dũng mãnh, hung hãn của vị sư phụ mà còn trong cương có nhu, khai trung tàn cuộc đều đạt đến mức thượng thừa. Vị này vào những năm 80 tài nghệ đã rất cao, chỉ tiếc là vận may chưa đủ, ngai vàng quán quân toàn quốc chỉ nhìn mà với không tới. Nhưng đáng tiếc nhất là vào giải cá nhân toàn quốc năm 1987, dù Triệu có tỷ lệ thắng rất cao là 8 ván thắng, năm ván hòa nhưng vẫn ở vị trí á quân (Lý Lai Quần đồng điểm

nhưng hơn hệ số phụ). Đến những năm 90 Triệu liền đại triển thân thủ, cuối cùng vào năm 1990, 1992 2 lần đoạt được vòng nguyệt quế (sau này vào năm 1995 lại xưng vương lần nữa). Nhưng sự kiện đáng nhớ gần nhất là trong giải cá nhân toàn quốc 1993, tôi chỉ thua có một ván. Đối thủ không phải là ai khác mà chính là vị cao thủ hàng đầu đang ngồi nghiêm chỉnh trước mặt.

1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. C3.1 X9-8

Dùng trận Thuận Pháo để chống lại Kỳ Vương Đông Bắc là trận mà tôi đã có kinh nghiệm thực tiễn qua lần giải cá nhân năm 1992. Lúc đó ở nước thứ 3, Triệu đã đi X1-2, sau đó ... C7.1, X2.6 M2.3, X2-3 X9.2, P8-6 X1-2, M8.7 P2-1, C7.1 P5/1 là một đường công thủ khác. Giờ đây, vị danh tướng tràn đầy kinh nghiệm chinh chiến thấy tôi đánh lại trận này không khỏi nảy sinh cảnh giác , chỉ thấy ông ta suy nghĩ một chút, chiêu kiếm liền thay đổi.

4. M8.7 M2.3 5. X1.2

Hay cho chiêu "Đình xa vấn lộ" (dừng xe hỏi đường) đã mở ra một cuộc diện mới toanh cho trận hoãn khai xa đối trực xa, đúng là một kiệt tác của đại tác gia! Cách đi thường thấy là C7.1

... X1.1

Đối diện với chiêu thức mới tinh này, tôi phải suy nghĩ vất vả rất lâu mới dám đi cờ.

Nước này nếu như đổi thành ...X8.4 thì X1-2 X8.3, P5-2 C5.1, T7.5 bên Đỏ chiếm được nước tiên. Còn nếu như đổi thành ... C3.1, P8.4 trận bên Xanh có mối nguy tiềm tàng

6. P8-9 P2.4 7. X9.1

Ba nước cờ này đều xoay quanh vấn đề đường ra của con Xe lộ 9 bên Đỏ. Rõ ràng là nếu như bên Đỏ có thể thuận lợi đánh Xe ra đường thẳng thì Mã Pháo cánh phải

bên Xanh sẽ trở thành gánh nặng, vì thế bên Xanh tiến Pháo phong tỏa trở thành thế bắt buộc. Vị "Tiểu Đông Bắc Hổ" công lực thâm hậu chỉ hơi chau mày đã nghĩ ra được một kế: Con Xe trái nâng hoành xa đi ra. Suy ngẫm cẩn thận thì mấy chiêu này tuy là không thấy chút khói lửa chiến tranh nhưng hoàn toàn không được phép có chút sơ sẩy nào.

... C3.1

8. X9-6 X8.1

Sau khi Xe giao chân biến thành trận trường xà, đầu đuôi hỗ trợ lẫn nhau. Cũng có thể đi ...X8.4, sau đó: X1-2 X8-4, X6.4 M3.4, X2.3 M4.5 (nếu ... P2/2, C7.1 X1-3, P9.4 P5-4, P9/1 Đỏ ưu. Còn như ... X1-4, C3.1 Đỏ ưu) đổi quân xong cuộc cờ lắng lại, đại khái là cân bằng.

9. X1/1

Tinh thông binh thư, lòng đầy mưu lược, tiến thoái ung dung. Nếu như đổi thành X1-2 thì ...X8-4, X6.7 X1-4, X2.4 P2/3 bên Xanh phản tiên.

... X8-4

10. X6.7 X1-4 11. X1-8 P2/2

Nếu như đổi thành ...X4-2 thì X8-6, sau đó (1) ... P2.1, X6.5 Đỏ ưu; (2) ... X2.4, X6.6 M3.2, P9-8 X2-7, P5/1 M2.3, P5-3 X7-3, P3-7 Đỏ ưu.

12. X8.3 X4.5 13. C7.1 X4-3 14. C7.1 P2-1

Khéo léo giải vây, nếu như đi ...X3/2 thì M7.6 P5/1, P9.4 bên Đỏ hơi ưu

15. X8/2 P1.3 16. T7.9 X3/2 17. P5/1 X3-4 18. M3.4 X4.3

19. P5.1

Thối xong rồi lại tiến, là nước cực hay. Những nước đi vừa rồi, hai bên âm mưu so kè, cờ đi vô cùng ngoạn mục. Chỉ có con Xe bên Xanh nằm ở góc Sĩ quấy rối trận của bên Đỏ hơi lỗ mãng, lẽ ra nên đi ...X4-6, X8.2 M3.4, M4.6 X6-4 X8-7 T3.1, P5-8 S4.5 bên Xanh có thể chống đỡ được.

... M3.4

20. S4.5 X4.1 21. M4.3 X4/2 22. X8.3 M4.5 23. X8-7 M5/7

Như trong hình, bên Đỏ dồn ép từng bước đã dần khống chế được cuộc cờ. Giờ Tượng bên Xanh lại bị hăm bắt. Nếu ... T3.1, X7.2 e là khó ứng phó. Quý vị độc giả, các vị có thể nghĩ giúp cho bên Xanh cách nào giải vây không?

24. M3.5 T3.5 25. X7-3 X4-7 26. T3.1

1.T3.1 X7.1, 2.X3/1 X7-5, 3. M7.6 X5-1, 4. X3.3 X1/1, 5. C1.1 X1/2, 6. X3-4 C9.1, 7.X4.1 T5/3, 8.M6.4 C9.1, 9.M4.2 S4.5, 10.X4-3 X1-8, 11.X3/2 C1.1, 12.X3-5 X8- 4, 13.M2/1 C1.1, 14.M1.2 T7.5, 15.M2.3 Tg5-4, 16.X5-8 C1.1, 17.X8.3 X4-5, 18.X8/5 S5.4, 19.T1.3 S6.5, 20.X8.2 X5-7. Nếu như mà có thể đi một cách chính xác như thế cũng chỉ hòa cờ.

... X7.1

Giương Tượng lên bắt Mã chắc chắn ăn được một quân, nhưng bên Xanh còn một chiêu khéo léo giải vây ngay sau. Quay đầu nhìn lại nước thứ 20, nếu như bên Đỏ đổi thành S6.5 thì bên Xanh cũng không có cái kế trong thực chiến như vậy. Binh pháp có câu: "Thế tất hữu tổn, tổn âm ích dương" hàm ý hình thế tất sẽ có tổn thất, nhưng dùng tổn thất để đổi được cái lợi khác chính là để chỉ loại tình huống như thế này.

27. X3/1 X7-5 28. M7.6 X5-1 29. X3.3 X1/1 30. C1.1 X1/2 31. M6.7 X1-4 32. M7.9 X4-3 33. X3/1 X3/2 34. M9.8 X3/1

Tiếp theo nếu như bên Đỏ đi M8/9 thì ....X3.1, Mã bên Đỏ không thể bắt hoài quân Xe Xanh tất sẽ bị ăn. Thực ra nếu bên Xanh có thể đổi được Chốt lộ 9 thì một Xe Sĩ Tượng Toàn chống lại Xa Mã vẫn là hình cờ hòa chuẩn.

Nhìn trên toàn ván cờ, nước đi của hai bên rất tinh tế, người xem nếu có thể cảm thụ được sự tinh tế ẩn tàng trong đó sẽ rất có ích. Có câu: "Khán tự tầm thường tối kỳ quật, thành như dung dịch khước gian tân" ý chỉ nhìn thấy có vẻ tầm thường nhưng thực sự kiệt xuất, lúc xong rồi thấy dễ nhưng khi làm phải trải qua muôn ngàn gian khó."

Đánh hòa ván này, tôi có được chiến tích ba thắng ba hòa, kết thúc chiến đấu (vòng cuối tôi miễn đánh). Lại do người có hai thắng hai hòa là Lữ Khâm vòng này thất thủ trước Hồ Vinh Hoa, nhờ thế vòng cuối tuy tôi chỉ làm khán giả nhưng vị trí quán quân đã không thể lay chuyển. Còn nhớ trước trận đấu, có bài báo viết: "Liệu Hứa Ngân Xuyên có xếp chót bảng không?" Quan sát biểu hiện của các vị kỳ vương quả thật là có ý khinh địch. Cũng nhờ đó mà lần đầu bước lên vũ đài "Cúp Ngũ Dương", tuy là kỳ nghệ và kinh nghiệm còn khiếm khuyết nhưng tôi lại bất ngờ đoạt được vị trí quán quân.

Người dịch: Ở đây chú giải câu "Khán tự tầm thường tối kỳ quật, thành như dung dịch khước gian tân". Đây là một câu danh ngôn của Vương An Thạch đời Tống trong bài thơ "Đề Trương tư nghiệp thi" như sau

Đề Trương tư nghiệp thi Tô Châu tư nghiệp thi danh lão, Nhạc phủ giai ngôn diệu nhập thần.

Khán tự tầm thường tối kỳ quật, Thành như dung dịch khước gian tân.

Tạm dịch (không biết làm thơ, các bác thông cảm)

Tô Châu có vị Trương Tịch làm quan đến chức Quốc Tử tư nghiệp (là hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám ngày xưa) có thơ rất nổi danh,

thơ làm theo lối Nhạc Phủ ngôn từ nghe hay đến nhập thần, Trông thì có vẻ tầm thường,

nhưng phải trải qua trăm gian ngàn khó mới thành được câu.

Ý Vương An Thạch chỉ thơ nhạc phủ của vị Trương Tịch này xem ra có vẻ tầm thường như thực ra là kiệt tác, lúc chép thì thấy có vẻ dễ dàng nhưng phải trải qua trăm gian ngàn khó mới nghĩ ra được, ý chỉ sự gian khổ, hao tâm tốn lực trong quá trình sáng tác. Ở đây Hứa Ngân Xuyên dùng câu này để nêu lên sự tinh tế, hao tâm tổn sức mới có thể đánh ra những nước nhìn có vẻ tự nhiên, có vẻ hiển nhiên đến như vậy. Thế mới biết, có thể đánh ra một nước cờ một cách tự nhiên, phù hợp với kỳ lý đâu phải dễ dàng.

Một phần của tài liệu Đường cờ Hứa Ngân Xuyên (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)