Ảnh hưởng của bạo lự c gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ vị thành niên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới nhân cách trẻ vị thành niên (Trang 22 - 31)

1.2. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với nhân cách trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2. Ảnh hưởng của bạo lự c gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ vị thành niên

Nhân cách con người được hình thành với khoảng thời gian có thể phát triển và hoàn chỉnh. Giống như cây non được trồng ở đất đai màu mỡ, không khí, ánh sáng đầy đủ sẽ trở thành cây cổ thụ xum xuê khoẻ mạnh.

Con người cũng vậy, gia đình hoà thuận, êm ấm thì trẻ em sẽ phát triển tốt cơ thể lẫn tinh thần.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên. Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của mỗi người là khác nhau, ngay cả với anh em trong một nhà.

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của con người. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.

Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con.

Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.

Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự

nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.

Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.

Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau.

Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép với cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em

không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư.

Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian dài. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo…

Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái.

Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng

đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó, chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình.

Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng.

Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: no ấm, bình đăng, tiến bộ và hạnh phúc. Với tầm quan trọng mà không một môi trường nào có thể thay thế được, thử hỏi rằng trong cảnh căng thẳng đầy mâu thuẫn của bạo lực gia đình thì ảnh hưởng tiêu cực của nó tới tương lai trẻ vị thành niên sẽ như thế nào với tương lai sau này của chúng.

- Ảnh hưởng tới tâm sinh lý trẻ: có tính cách đặc biệt như rụt trè, thiếu tự tin, hay lo sợ và luôn làm hỏng việc

Bạo lực gia đình sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của nạn nhân.

Những nạn nhân thường xuyên bị bạo hành, sẽ có tâm trạng hốt hoảng, trầm cảm. Trong đầu họ, lúc nào cũng phập phồng lo sợ, sống không được thoải mái, vui vẻ như bao người khác. Đối với trẻ vị thành niên thì hậu quả càng nghiêm trọng hơn. Bởi tâm hồn trẻ vốn đã non nớt, nhạy cảm, nếu nhiều lần bị tác động mạnh sẽ tạo thành vết thương không bao giờ lành lặn được. Có thể bé gái sau này lớn lên sẽ mất niềm tin vào đàn ông, vì các em sợ bản thân mình sẽ lặp lại nỗi đau mà mẹ mình đã gánh chịu. Đã có không ít trẻ bỏ học, sa vào tệ nạn xã hội, sống với thái độ bất cần đời vì chứng kiến những cảnh bạo lực gia đình.

Những đứa trẻ có tính cách đặc biệt như rụt rè, thiếu tự tin, hay lo sợ và luôn làm hỏng việc. Theo nghiên cứu của nhà tâm lí học, trẻ em thường sợ hãi như người lớn nhưng thường không mô tả được nỗi sợ hãi của mình.

Nỗi thống khổ và sợ hãi của trẻ còn luôn đeo đẳng và lớn gấp nhiều lần nếu phải lớn lên trong một gia đình không có tình thương, bạo lực. Một em gái 15 tuổi kể lại: "Từ khi công việc làm ăn sa sút, bố cháu thường xuyên uống rượu say xỉn và quay ra đánh đập, hành hạ mẹ con cháu. Những lúc đó bố chẳng khác chi tên côn đồ hung hãn. Bố nhốt mẹ vào trong nhà mà đánh, nỗi khiếp sợ len lỏi trong từng suy nghĩ, việc làm của cháu. Có gì đáng

buồn hơn khi con cái lại khiếp sợ chính người cha đã đẻ ra mình chứ không phải là ma hay trộm cướp".

Khi trẻ em khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình của bố mẹ thì 85,4% luôn có tâm trạng buồn phiền và lo sợ, 20% sợ hãi, 8,5% không hiểu được bố mẹ và 4,2% không tôn trọng bố mẹ. Thậm chí có 5,5% có mong ước muốn bỏ nhà để thoát khỏi tình trạng chứng kiến cảnh bạo lực hàng ngày. Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, hành vi bạo lực trong cách cư xử của bố mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Điều này làm tổn hại rất lớn đến tư tưởng, tâm hồn và tình cảm trong sáng và ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ.

Nỗi sợ khủng khiếp

Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi bạo lực trong cách cư xử của bố mẹ cũng gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Người lớn không thể hiểu hết nỗi khổ và khiếp sợ của con trẻ khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.

Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của bố mẹ. Thực tế cho thấy nếu trẻ em được sống trong môi trường được hiểu và thông cảm cho những mặc cảm sợ hãi ban đầu dần trở thanh một con người mạnh mẽ, can đảm. Ngược lại, sống trong gia đình luôn có những hành vi bạo lực trẻ sẽ trở nên lầm lì, ít nói và trở thành nỗi khiếp sợ trong chính cuộc đời trẻ.

Vết thương tâm hồn

Ánh mắt thơ ngây của trẻ sẽ không còn trong sáng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh bạo lực của gia đình. Nó trở thành nỗi ám ảnh khó phai, nhiều khi ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cả ở tuổi trưởng thành. Di chứng của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của trẻ. Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ phải chứng kiến tình trạng bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ.

- Những đứa trẻ có thể là bản sao của của những hành vi bạo lực của cha mẹ chúng trong tương lai

Người Ấn Độ câu ngạn ngữ rằng: một cái tái vào mặt con anh có thể trở thành một nắm đấm vào mặt cháu anh, tức là anh đã truyền cái tát cho

những thế hệ con cháu với cường độ mạnh hơn. Thực tế cho thấy hiện nay vẫn khá nhiều ông bố bà mẹ không hiểu được rằng việc dùng bạo lực với con cái là hoàn toàn đồng nghĩa với việc dạy dỗ tập chúng quen dần với việc dùng bạo lực đối với người khác. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng những đứa trẻ nuôi dưõng trong môi trường bạo lực thường dùng bạo lực trong việc xử lí các mối quan hệ trong xã hội. Mặc dù khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành trong gia đình nhưng khi trưởng thành những đứa con đặc biệt là con trai lại có xu hướng “lặp lại” cách cư xử độc ác của người thân. Có thể đó là “di chứng” của tình trạng bạo lực đã in sâu vào tiềm thức điều khiển hành vi của họ.

- Ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển về phẩm chất trí tuệ, đạo đức

Trong những điều kiện thiếu thốn, không những về vật chất mà còn về tinh thần thì sự phát triển tốt nhất là không thể có. Đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm này, nếu như sự tiếp thu kiến thức sống bị gián đoạn thì hậu quả cho tương lai là vô cùng nặng nề cho thể chất trí tuệ. Nhận thức về cuộc sống cộng với sự lây nhiễm không tốt từ nhân cách của bậc cha mẹ thì ắt hẳn cánh cổng về cuộc đời tối tăm hơn rất nhiều. Một gia đình hạnh phúc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự hoàn thiện bản thân ở tuổi vị thành niên. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không quan tâm hay biết đến điều đó.

Cho đến nay, nhiều bậc làm cha làm mẹ vẫn coi việc hành hạ, đánh đập con cái hay sử dụng các hình phạt dã man đối với con trẻ là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, họ đánh, buồn bực, lo lắng vì mưu sinh, họ đánh…

Những cú đấm, cú tát cứ diễn ra thường xuyên trong gia đình được xem là hợp pháp. Nhiều khi bố đánh con đã cầu xin sự che chở của mẹ nhưng mẹ chúng cũng bất lực, vì bà cũng chính là nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình. Cảm giác mặc cảm bơ vơ, cô độc đã làm suy nhược cả tâm lí và tình cảm của trẻ. Tình trạng tồi tệ hơn khi đứa trẻ không chỉ chịu đánh đập mà còn chịu sự xỉ vả độc ác và vô văn hóa. Có những bà mẹ khi đánh con đã la lên: “ Đồ chết bầm kia, bà đánh cho mày què luôn khỏi nhày đi chơi.

Bà biết mày thế này thì bà đã bóp chết từ khi trong trứng”. Những lời sỉ nhục như vậy đã in hằn trong tâm trí của trẻ như vết thương khó lành.

Trẻ em phải trả cái giá quá đắt cho những vấn đề của người lớn, những trận đòn sẽ hằn rất lâu tròn đời sống tinh thần và tình cảm của trẻ, làm tổn thương đến quan hệ của trẻ và cha mẹ chúng. Nguy hiểm hơn bạo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới nhân cách trẻ vị thành niên (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w