2.2. Một số ý kiến đề xuất
2.2.2. Đối với các cơ quan chức năng, các tổ chứ c và toàn xã hội
- Về cơ quan lập pháp
Xây dựng hành lang pháp lí chặt chẽ hơn về phòng và chống BLGĐ. Trước tình trạng ngày càng tăng của bạo lực gia đình, Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH 10;
Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 2 thông qua Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật này có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2008. Phạm vi điều chỉnh:
+ Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống bạo lực gia đình, và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Ra đời với mục tiêu chặn đứng nạn bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, những điều luật của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã sâu sát đến từng khía cạnh, từng “dáng vẻ” của bạo lực gia đình. Đặc biệt, Luật cũng không dung tha cho bất kỳ hành vi bạo lực nào dù rằng xuất phát từ những gia đình của vợ chồng đã ly hôn, hoặc của nam nữ không đăng ký kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng. Theo quy định của Luật, những
“tác giả” của hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, đưa vào trường giáo dưỡng (đối với người dưới 18 tuổi)... tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nếu người có hành vi bạo lực là cán bộ, công chức, viên chức..., ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính sẽ bị thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác để giáo dục.
Nạn nhân của nạn bạo lực gia đình sẽ được bảo vệ ở mức cao nhất, thông qua các biện pháp tư vấn, chăm sóc tại cơ sở khám chữa bệnh, áp dụng các biện pháp cách ly với người bạo hành tại nhà, hay cơ sở tạm lánh... và có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo những hành vi bạo lực tới cơ quan có thẩm quyền. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị cho các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các biện pháp thi hành luật như:
tuyên truyền, phổ biến giáo dục về luật, tổ chức các lớp tập huấn, bố trí ngân sách, đảm bảo kinh phí cho việc triển khai luật. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành khác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực quản lý để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành luật và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuy vậy, luật vẫn còn nhiều bất cập Băn khoăn tính khả thi
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng lo ngại sự trùng lắp của Luật mới này với các luật mà chúng ta đã ban hành trước đó, như Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...,các văn bản đó quy định khá đầy đủ các biện pháp để hạn chế, trừng phạt người có hành vi bạo lực trong gia đình.
Ngoài ra, đa số thành viên Ủy ban Pháp luật cũng rất băn khoăn về tính khả thi của Luật, bởi đây là một vấn đề xã hội, thể hiện lối sống thiếu trách nhiệm, việc ứng xử thiếu văn hóa trong gia đình, phản ánh sự suy thoái về đạo đức của một số thành viên trong gia đình. Xét trên tổng thể, hành vi này còn do công tác quản lý xã hội kém hiệu quả; các tổ chức, đoàn thể xã hội chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; trong khu dân cư vẫn còn những người sống theo quan điểm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Các hành vi bạo lực thường xảy ra đằng sau cánh cửa khép kín.
Như vậy, việc khắc phục tình trạng bạo lực trong gia đình đòi hỏi phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ và mang tính toàn diện. Trong khi đó, một số quy định mới như các hành vi bạo lực trong gia đình, các biện pháp liên quan như việc cấm tiếp xúc với nạn nhân, giáo dục tại cộng đồng... được xây dựng không xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội và
phong tục tập quán, tâm lý của người Việt Nam mà dựa trên cơ sở kết quả các chuyến nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài, luật pháp của nước ngoài.
Về việc Luật có đưa ra biện pháp cách ly nạn nhân bị bạo hành với thủ phạm, nhưng nhiều ý kiến cho rằng điều đó khó thực hiện nổi vì có quá nhiều bất cập. Nạn nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm địa điểm nhà cách ly để tạm lánh vì hiện tại mới chỉ có ở vài nơi. Mặt khác, khi có vấn đề gì trong gia đình tâm lý người Việt thường có xu hướng tìm đến nhà người thân, anh em, họ hàng để tạm lánh, tìm sự an ủi và hướng giải quyết.
Nên chăng không nên đưa các biện pháp cách ly nạn nhân vào Luật.
Vấn đề bạo lực tình dục, một số ý kiến lo ngại điều này khó thực thi vì gần như không ai muốn phơi bày chuyện phòng the ra công luận. Đúng là thói quen, tập quán, phong tục và văn hoá của người Việt mình không dễ gì nói chuyện phòng the cho tất cả mọi người. Thiết nghĩ, khi xây dựng Luật này, không phải chúng ta làm cho ngay bây giờ mà làm cho 5-10 năm sau, khi kinh tế Việt Nam hội nhập. Đến lúc đó, chúng ta đâu biết trước được Việt Nam sẽ không có cái gì và sẽ có cái gì, mà thế giới có thì ắt rằng Việt Nam sẽ có. Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng các gia đình trẻ bây giờ tiến bộ, nhận thức rất nhanh, sẽ ý thức được mình cần luật pháp bảo vệ như thế nào và chúng cũng ý thức được rằng chúng phải tự bảo vệ như thế nào.
Thiết nghĩ rằng, bây giờ có thể không khả thi, nhưng thời gian nữa, dần dần người ta nhận thức được rằng hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật, nam giới sẽ ý thức được cần tôn trọng ý kiến người bạn đời, còn nữ giới cũng ý thức được người nào không thực hiện luật ấy thì chính bản thân mình cũng phải đấu tranh chứ không dấu diếm như lâu nay nữa.
Về vấn đề đơn tố cáo, có lẽ điều này còn cần phải nghiên cứu nữa, một cái đơn tố cáo vẫn chưa phải là chứng cứ đầy đủ. Câu hỏi lớn đặt ra là lấy gì làm bằng chứng để xét xử những vụ kiện bạo lực tình dục và hậu quả của bị ép làm đó sẽ xác định như thế nào nếu không xảy ra xô xát? Các hình thức xử lý chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục. "Chỉ khi nào nạn nhân được chứng minh là thương tích 11% trở lên mới truy cứu". Song không phải lúc nào, nạn nhân cũng được đi giám định, nhiều cơ sở y tế địa phương cũng không đủ khả năng làm điều này.
Về việc tố cáo hành vi bạo lực, cách ly thì phải có điều kiện mới cách ly được, có một người tố cáo người ta mới áp dụng biện pháp cách ly,
nhưng trong điều kiện người ta cam chịu và không muốn tố cáo nhưng hành vi bạo lực vẫn tiếp diễn với sự chứng kiến của những người xung quanh thì đó có được xem cũng là điều kiện can thiệp chăng? Quả thật cái này cũng là cái khó, thứ nhất người đó phải tố cáo hoặc thành viên gia đình đứng ra tố cáo. Bạo lực trong gia đình mà công an hoặc chính quyền đến can thiệp, phải có người nào đó báo cáo, tố giác.
Mặt khác, nhiều người lo rằng phong tục, truyền thống, văn hoá Việt Nam thì không dễ gì tố cáo tội phạm BLGĐ, có lẽ không có Luật cho nên phụ nữ mình không hiểu và cam chịu, lệ thuộc vào người khác, cho nên cam chịu đủ mọi thứ; có Luật này chắc rằng những hành vi đó sẽ giảm bớt và những người cam chịu từ trước tới giờ người ta sẵn sàng nhờ người khác giúp đỡ. Dường như chúng ta đã quên mất rằng, nếu như trẻ em là nạn nhân chính của bạo lực chứ không phải là là người phụ nữ thì ai sẽ tố cáo? Có khi nào con cái lại đi tố cáo cha mẹ mình để cho họ bị xử lý, điều này phải chăng lại đụng chạm đến truyền thống về chữ “hiếu” trong đạo làm con của dân tộc.
Ngoài ra, nếu hành vi bạo lực gia đình đó quá thể đáng mà có đoàn, hàng xóm tố cáo thì vẫn có thể can thiệp. Vậy, thiết nghĩ rằng, những lúc như thế này chúng ta càng nên phát huy tốt hơn vai trò quan trọng của cơ quan, đoàn thể nhà nước, tổ chức xã hội, của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực trong gia đình.
Như vậy, qua những phân tích trên cho thấy Luật còn nhiều kẻ hở pháp lý, tác giả mong muốn rằng cơ quan lập pháp cần nghiên cứu và cho ra các chế định cụ thể bổ sung và hoàn thiện Luật, như việc đơn tố cáo, việc tố cáo hành vi bạo lực như thế nào.
Qua hơn một năm Luật phòng chống BLGĐ có hiệu lực thi hành đến nay tình trạng bạo lực vẫn không hề giảm ở các gia đình về số lượng và tính chất mức độ. Có lẽ các chế tài xử lý còn quá nhẹ, còn nhiều hạn chế chưa có tác dụng lớn đối với những kẻ gây bạo lực.
+ Thực tế cho thấy nhiều trường hợp vợ tố cáo chồng vì có những nộp phạt. Vậy là các ông hành vi bạo lực nhưng cũng là người thay chồng chồng vẫn thoải mái nhởn nhơ. Có lẽ biện pháp xử phạt hành chính là không phù hợp. Nên chăng, Quốc hội cần xem xét lại có nên áp dụng biện pháp hành chính trong xử phạt các vụ BLGĐ.
+ Luật quy định nếu hậu quả nặng có thể áp dụng việc truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe, nhưng nếu truy cứu trách nhiệm hình sự rồi thì gia đình đó có còn có được sự yên bình. Chắc hẳn li tán là cảnh khó có thể tránh khỏi với những gia đình bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nên chăng Quốc hội nên hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp hình sự.
+ Biện pháp hữu hiệu và khả thi là nhấn vào điểm yếu của các đức lang quân. Nếu họ làm ở cơ quan thì chuyển văn bản về cho lãnh đạo, ở địa phương thì phát lên bản tin truyền thanh của phường, xã, bắt lao động công ích như quét đường, làm vệ sinh nơi công cộng…kiến nghị rằng Quốc hội nên áp dụng biện pháp này nhiều hơn trong xử phạt những hành vi bạo lực gia đình.
- Về phía chính quyền địa phương
Cần xây dựng mạng lưới phòng, chống BLGĐ tại cộng đồng hoàn thiện hơn. Mạng lưới này có chức năng phát hiện sớm (dưới hình thức điều tra, thăm dò tại địa phương) những gia đình có nguy cơ bạo hành, giúp nâng cao nhận thức của người dân, nguyên nhân phát sinh ngăn ngừa bạo hành thông qua gặp gỡ những người đồng đẳng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Với những em sinh ra trong gia đình phải chịu cảnh bạo lực, các em ít nhiều sự chịu tác động tâm lí. Mỗi em thường có cách thể hiện khác nhau. Có em trở nên nghỗ ngược, hung tàn, có em lại lầm lì ít nói, thu dần mình vào võ bọc. Nhân viên xã hội (NVXH) cần nhận thức rõ được để có phương án giúp đỡ phù hợp. NVXH có thể tập hợp các em lại cho các em sinh hoạt tập thể, vui chơi với nhau, cho các em trò chuyện giải bày tâm tư suy nghĩ, hoàn cảnh của bản thân để các em bớt mặc cảm tự ti về gia đình mình từ đó giúp nhau cùng tiến bộ. Theo Luật khi nạn nhân bạo lực gia đình có yêu cầu, Chủ tịch UBND cấp xã xem xét bố trí nơi ở tạm thời cho nạn nhân, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cá nhân bao gồm: quần, áo, chăn, đồ ăn, nước uống…
Thực tế, dù Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực thực thi hơn một năm nhưng mới chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền là chủ yếu.
Mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình thông qua các mô hình can thiệp như “Địa chỉ tin cậy”, “Nhà tạm lánh” chưa được triển khai nhiều hoặc hoạt động chưa hiệu quả.
+ Vì là vấn đề nhạy cảm nên cần phát huy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hội thi, các phong trào toàn dân chống BLGĐ. Điển
hình như: Hơn 600 đại biểu đã tham dự lễ phát động truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện bình đẳng giới hướng tới Ngày Quốc tế về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25/11) do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày (23/11/2009). Cam kết thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình theo tiêu chí “ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, giảm bạo lực gia đình từ nhận thức đến hành vi, thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Thành phố cần tiếp tục thực hiện các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc như: CLB gia đình hạnh phúc, gia đình phát triển bền vững, biểu dương gia đình văn hóa, hỗ trợ vốn giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, học bổng Nguyễn Thị Minh Khai cho nữ sinh nghèo, hiếu học, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho lao động nữ ở các khu công nghiệp...
+ Một điều không kém phần quan trọng là chính quyền cần chú trọng và chi thêm ngân sách để công tác tuyên truyền, các hoạt động phòng, chống có hiệu quả hơn.
+ Thành lập nhiều hơn các trung tâm tư vấn, ban hòa giải ở các khu dân cư để giúp những gia đình gặp bế tắc trong cuộc sống có thể giải quyết chuyện gia đình mình tốt hơn. Trung tâm tư vấn phải được thành lập và hoạt động có hiệu quả, với những người có kinh nghiệm trong các công tác xã hội.
- Đối với cơ quan công an
Bạo hành đang xảy ra ở khắp nơi. Những người bị bạo hành khó tìm sự chia sẻ. Nhiều trường hợp nhờ chính quyền địa phương, nhưng ngay chính cán bộ, công an cơ sở đến rất chậm hoặc không đến. Cái chính là họ chưa được trang bị về kỹ năng hòa giải, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân. Chưa được tập huấn về kỹ năng sàng lọc, phát hiện nạn nhân bị bạo lực ngay từ khi có mầm mống xảy ra. Đa số, những vụ việc nào nghiêm trọng, nạn nhân làm đơn tố cáo thì cán bộ mới hay và thụ lý. Đến lúc này, gia đình đã có nguy cơ đổ vỡ, khó hàn gắn lại được. Nếu như cán bộ biết phát hiện vấn đề sớm, hòa giải, tư vấn ngay từ đầu thì những mâu thuẫn nhỏ có thể đã được giải quyết triệt để. Vậy, phải nâng cao nhận thức đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi BLGĐ, cần tổ chức nhiều các lớp nâng cao nghiệp vụ về xử lý vấn đề này. Đồng thời, cần kịp thời phát hiện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Các tổ chức xã hội
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…cần phát huy cao độ vai trò của tổ chức, đi sâu sát vào từng thành viên, đặc biệt là các chị em phụ nữ, quan trọng nhất là phải có sự phối hợp với các cơ quan khác. Hội Liên hiệp phụ nữ VN cho rằng tình trạng này đang xảy ra phổ biến ở mọi vùng miền, không phân biệt người giàu nghèo, trình độ học vấn cao hay thấp, trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Nhận thức không đầy đủ về bạo lực gia đình và bình đẳng giới khiến việc tiếp cận với các đối tượng gây và bị bạo hành trong gia đình trở nên khó khăn, các hành vi tát, đấm, đá vợ, thậm chí đánh vợ bằng roi được chấp nhận nếu người vợ hỗn láo, không chăm sóc chồng con hoặc ngoại tình.
Trên thực tế, các hành vi bạo lực bằng chân tay mới chỉ là “phần nổi của tảng băng’’. Trong nhận thức nói chung của xã hội, các hành vi lạm dụng, cưỡng bức tình dục, lăng mạ, xỉ nhục, ngoại tình chưa được coi là các hình thức bạo lực gia đình. Một hành vi được đa số dân chúng coi là bạo lực gia đình chỉ khi nó gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, bị thương nặng,…), hoặc tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng diễn ra thường xuyên hoặc người bị bạo hành không có lỗi.
Không nên nghĩ rằng bạo lực là do hoàn toàn lỗi của đàn ông. Nhiều lúc phụ nữ là những nhân tố “châm ngòi’’. Vì vậy, cũng cần phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo, bồi dưỡng nhận thức nâng cao hiểu biết của chị em về nguyên nhân của bạo lực, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cho nhau về cách làm hạn chế và hạ nhiệt mỗi khi “đàn ông nóng’’. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội phụ nữ, ban hoà giải, cơ quan công an,…cấp cơ sở cần chung tay trong việc nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình và có sự can thiệp cần thiết, hiệu quả vào các vụ việc cụ thể.
- Trách nhiệm chung của toàn xã hội
Trước hết, phải nâng cao trách nhiệm của mỗi người, bởi từ trước tới nay, mọi người vẫn có quan niệm “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, chuyện chồng đánh vợ chỉ là chuyện bình thường trong lúc nóng giận, hay đơn giản là họ đang “dạy vợ”, người ngoài không nên can thiệp. Tai hại hơn họ sợ đụng chạm, sợ bị liên lụy, sợ rây vào rồi “không phải đầu cũng phải tai”.
Hơn nữa, các cơ quan chức năng ở địa phương, các hội đoàn thể cần có sự quan tâm thấu đáo. Thực tế ở nhiều nơi khi xảy ra sự cố, người bị hại phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quan chức năng, các hội đoàn thể mới vào cuộc.