2.2. Một số ý kiến đề xuất
2.2.1. Đối với các bậc cha mẹ trẻ vị thành niên
Trước hết, bạo lực gia đình làm ảnh hưởng xấu đến bầu không khí gia đình mà trẻ em luôn là nạn nhân. Vì vậy, muốn giải quyết được vấn nạn
này cần tác động từ nhiều phía. Cụ thể từ bố mẹ và con cái. chúng ta cần phát huy một cách hiệu quả nội tại các chủ thể trong gia đình để ngăn chặn sự nóng bỏng của bạo lực gia đình hiện nay. Kết hợp với đó là phải phát huy vai trò của toàn xã hội trong việc ngăn ngừa và phòng chống.
- Xây dựng gia đình hạnh phúc không có bạo lực
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau: “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”. Từ khái niệm này, chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để xem xét các mối quan hệ của gia đình ở góc độ là một nhóm xã hội, nhóm tâm lý – tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng. Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người.
Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng.
Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có tất cả chúng ta.
Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách lớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Để tồn tại và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từng thành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam; không ít những gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm chí tan vỡ đã kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị, ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan giải.
Đi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, ký kết hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế giới, với các nước ASEAN, các nước châu Á, EU, Mỹ, … Vì vậy, đang diễn ra nhiều sự thay đổi, nhiều tiến bộ trong hoạt động kinh tế của nhân dân ta. Những thay đổi này có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của các gia đình.
Thứ nhất, Có sự giao lưu hợp tác về kinh tế rộng rãi giữa các gia đình ở thành phố và nông thôn, kể cả với nước ngoài. Thu thập của các gia đình tăng lên, tiêu dùng cũng tăng theo, không chỉ trong ăn uống mà nhiều nhu cầu giải trí, văn hóa của những gia đình có điều kiện cũng được thỏa mãn tốt hơn trước. Đối với con cái, việc đào tạo nghề nghiệp đa dạng hơn, kể cả du học ở nước ngoài. Trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt, các gia đình phải tìm mọi cơ hội, điều kiện kinh doanh có lợi nhất, tốt nhất để kiếm được lợi nhuận tối đa; thậm chí, có một số trường hợp còn bất chấp cả luật pháp nhà nước và chà đạp lên đạo đức thông thường. Sự thay đổi về công việc, về nghề nghiệp của một bộ phận lao động diễn ra liên tục, kịp thời tạo điều kiện cho họ và gia đình có thể sống và làm việc có hiệu quả nhất.
Thứ hai, Văn hóa Âu Mỹ, văn hóa các nước phát triển, lối sống, nếp sống của họ được du nhập bằng nhiều con đường khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến nhân dân ta, đặc biệt là lớp trẻ. Hiện nay, trong xã hội, nguyên tắc tự do dân chủ được đề cao; quyền lợi cá nhân, lợi ích cá nhân, tư duy cá nhân được nêu lên hàng đầu. Đồng thời, cũng có sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đặt cái tôi lên trên hết. Trong hôn nhân đã nảy sinh khuynh hướng chủ nghĩa thực dụng; không ít người lấy nhau, bỏ nhau vì động cơ tiền tài, địa vị, danh vọng. Tỷ lệ ly hôn, ly thân của các gia đình ở nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm. Tầm quan trọng của hôn nhân dường như bị mất đi ở số đông các gia đình. Chính chúng làm cho mối quan hệ giữa các thành viên càng xa rời, khi đó mâu thuẫn và bạo lực là khó tránh khỏi.
Gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề xã hội lớn, được đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy, giáo dục gia đình thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình. Tính đa dạng còn thể hiện qua phương pháp giáo dục, không chỉ bằng lời nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ là nói lý thuyết hay nói suông mà phải bằng thực tiễn từ những việc làm cụ thể. Tính nhiều chiều trong giáo dục gia đình thể hiện qua việc tiếp xúc rộng rãi với môi trường xã hội mà các thành viên trong gia đình là người trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ đó. Đây là những vấn đề quan trọng ở mỗi gia đình khó có thể hình dung hết và thấy hết được trách nhiệm cũng như vai trò đóng góp to lớn của "tế bào" nhỏ bé của mình cho tương lai của dân tộc. Để đạt được tiêu chí đó, hơn bao giờ hết các thành viên gia đình phải thực sự chung sức chung lòng đóng góp sức lực dù chỉ là bé nhỏ đối với sự phát triển của gia đình. Muốn cho gia đình "ấm no", trước hết, chúng ta phải góp phần cùng gia đình làm tốt chức năng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Muốn gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững thì các thành viên được học tập, được giáo dục tất cả về học vấn về chuyên môn, văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, của quê hương đất nước. Như vậy, xây dựng gia đình theo chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc"
không chỉ tạo sự tiến bộ toàn diện cho mọi gia đình, mọi người mà cái cốt lõi đó chính là việc tạo nên điểm tựa vững chắc cho mỗi tế bào xã hội. Khi chúng ta lớn lên trong môi trường lành mạnh và phát triển của gia đình, chúng sẽ trở thành những chủ nhân tương lai đáp ứng với yêu cầu của thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đã chọn ngày 28/6
là ngày gia đình Việt Nam và hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam “no ấm, bình đẳng, bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”.
Đối với trẻ em, gia đình là nơi nương tựa vững chắc nhất trong những năm tháng đầu đời. Ở đó chúng được hưởng tình yêu thương cũng như sự chăm sóc về vật chất đầy đủ nhất. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những kinh nghiệm mà trẻ thu nhận được trong gia đình sẽ chi phối cách ứng xử của cá nhân trong xã hội. Một đứa trẻ sinh ra, người mà nó mà gắn bó nhất là mẹ. Mẹ luôn tiếp xúc với đứa trẻ trong mọi hoạt động: ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi…. Mọi hành động, việc làm, cách đối nhân xử thế của cha mẹ đều được trẻ quan sát ghi nhận và bắt chước. Bên cạnh hình ảnh dịu dàng, ngọt ngào của người mẹ thì chúng ta không nên quên chất mạnh mẽ, nam tính, quyết đoán của người cha – biểu tượng của sức mạnh, sự chở che nâng đỡ, với uy quyền của mình cha sẽ dần đưa trẻ vào khuôn mẫu tự điều chỉnh hành vi của bản thân mình, biết tuân theo kỉ kuật, sống có quy tắc chuẩn mực hơn. Như vây, bậc làm cha mẹ không chỉ giới hạn trong việc nuôi con, mà bao gồm cả việc dạy con. Dạy cách làm người, đi đứng, nói năng lễ phép, sống ở đời phải biết trước biết sau. Tất cả đó có thể cha mẹ không dạy bằng lời mà bằng hành động, từ những ứng xử của cha mẹ trong cuộc sống, cha mẹ như tấm gương phản chiếu cho trẻ bắt chước.
Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại, phát huy mặt tích cực của Nho giáo, Đạo giáo trong quan hệ lễ nghĩa tương kính. Mặt khác, dần dần xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.
Về văn hóa tiêu dùng, về tiền bạc và những tiện nghi sinh hoạt khác, cha mẹ cần giáo dục con ý thức tiết kiệm và quý trọng đồng tiền làm ra từ lao động chân chính. Các thói xấu như ham tiền, kiếm tìền bằng mọi giá,
đua đòi, ăn chơi cần được sớm ngăn chặn, vì điều này dễ dẫn các em vào con đường hư hỏng. Giáo dục cho con ý thức, nếp nghĩ, cử chỉ lời nói lễ phép, khiêm tốn, trang phục, trang sức hợp gia cảnh từng nhà và truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là văn hóa giao tiếp. Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Nâng cao nhận thức về BLGĐ của các thành viên trong gia đình về ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên
Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm một cách thô bạo quyền con người. Tuy nhiên, để đẩy lùi và loại bỏ hành vi này ra khỏi đời sống xã hội, việc cần làm là phải nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình và những tác hại to lớn của nó đối với cộng đồng và xã hội. Câu chuyện bạo hành gia đình sẽ bớt "rôm rả" hơn khi mà tất cả mọi người đều được trang bị những kiến thức về pháp luật, bởi trên thực tế thì nhiều khi người bị bạo hành không ý thức được quyền lợi của mình nên đành cam chịu. Còn người gây ra bạo hành thì không nhận thức được hành vi của mình, nên vẫn “hồn nhiên” vi phạm pháp luật.
Đối với nam giới, một trong những biện pháp hữu hiệu là phải xuất phát từ những tác nhân chủ yếu gây nên, đó là cần thay đổi nhận thức của nam giới. Bạo lực gia đình làm ảnh hưởng xấu đến bầu không khí gia đình mà trẻ em luôn là nạn nhân. Vì vậy, muốn giải quyết được vấn nạn này cần tác động từ nhiều phía. Yêu cầu trước hết là phải nhận diện được những gia đình có nguy cơ diễn ra bạo lực. Đó là những gia đình vốn có nhiều hụt hẫng, từng xảy ra bạo hành. Như gia đình có bố hoặc mẹ nghiện rượu, ma túy, bố thất nghiệp, gặp khó khăn về mặt kinh tế, bố hoặc mẹ trước kia là con của gia đình xảy ra nạn bạo hành. Khi đã nhận diện được cần nâng cao hiểu biết về tâm lí gia đình cho các thành viên trong gia đình đặc biệt là người chồng. Cụ thể có thể tổ chức các buổi nói chuyện thân thiện với những ông chồng chỉ ra cho họ thấy được hậu quả của việc sử dụng bạo lực trong gia đình đối với con cái; tổ chức các buổi tập huấn bài thực hành về các kĩ năng biết lắng nghe, kiềm chế những xung năng
giận dữ. Đồng thời cần tìm hiểu nguyên nhân nguyên nhân khiến cho ông bố trở nên như vậy (lịch sử gia đình, quan niệm cũ, gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống,…)
Mục tiêu cần hướng tới là tiếp cận số đông, kể cả người không dùng bạo lực gia đình và không hề có hành động nào để ngăn cản bạo lực. Muốn kêu gọi họ cùng hành động, nói chuyện với những người đồng trang lứa, can thiệp, dạy con cái mình rằng bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ là sai. Tập trung vào việc chuyển tải các thông điệp đề xuất với nam giới rằng họ có thể làm việc gì đó, có một hành động nào đó hoặc đưa ra giải pháp nào đó cho việc chấm dứt bạo lực gia đình.
Đã đến lúc cần nói không với bạo lực gia đình, để giúp người phụ nữ bớt đi những đau khổ về thể xác, tinh thần trong cuộc sống hằng ngày. Mặc dù quá trình thay đổi nhận thức của nam giới là rất khó nhưng cũng không thể không thay đổi được. Với phương cách tiếp cận “lấy xây để chống”, không chì chiết, buộc tội, chú trọng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, nêu gương gia đình văn hóa, gương người tốt việc tốt, đi đầu trong phòng, chống bạo lực gia đình; đưa nam giới vào tâm điểm và cùng tham gia bởi chính họ sẽ là người đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất đẩy lùi bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no và bình đẳng.
Đối với phụ nữ, thường là những nạn nhân bi đát của BLGĐ, cũng cần thay đổi nhận thức về vấn đề này. Có khi nào họ nghĩ được rằng nếu họ nhảy cảm hơn với các ông chồng thì có lẽ sẽ không xảy ra những tình trạng đó. Phải chăng một phần không nhỏ trong các nguyên nhân của bạo lực đó là xuất phát từ phụ nữ, nhân dân ta thường nói ví von là “ không có lửa làm sao có khói”. Trước hết, phải hiểu rõ được nguyên nhân tại sao lại xảy ra bạo lực trong gia đình mình, phải biết phát huy sự khôn khéo của người phụ nữ Việt hơn nữa trong việc hạn chế những cơn nóng giận của những ông chồng khó tính, thường thì phụ nữ trí thức sẽ ít xảy ra bạo lực hơn. Mặt khác, vì bị chồng ức hiếp mọi bề nên có người bị chồng đánh nhiều lần nhưng không dám đi tố cáo vì sợ bị đuổi ra khỏi nhà, sợ về nhà lại bị đánh nhiều hơn, sợ bị gia đình chồng ghẻ lạnh. Nói tóm lại, những người vợ như thế là những người phải cam chịu sự yếu thế hoàn toàn. Hay thiển cận hơn, họ cho rằng xung đột gia đình mà đi trình báo là tự “vạch áo cho người xem lưng”… Biện pháp hữu hiệu là giải thích cho phụ nữ hiểu họ cũng có quyền bình đẳng như nam giới trong mọi lĩnh vực, giải thích cho họ hiểu