MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU .1 Đẩy mạnh công tác Marketing

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty BMT (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH SWOT- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU .1 Đẩy mạnh công tác Marketing

Ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, công ty muốn đứng vững và phát triển đòi hỏi cần nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. Muốn làm được điều này, công ty nên chú trọng hơn bộ phận Marketing, trước hết cần tách bộ phận Marketing ra khỏi bộ phận kinh doanh và xuất nhập khẩu vì hiện nay nhiệm vụ marketing do những nhân viên phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu đảm nhiệm, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên phòng Marketing. Bộ phận này sẽ đóng vai trò quan trọng giúp công ty không những thu thập thông tin mà còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khách hàng, xác định nhu cầu, phân khúc thị trường, đề ra những chiến lược về giá cả, sản phẩm cho phù hợp.

Bên cạnh đó, công ty nên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu thị trường, cử người sang tận nơi nghiên cứu nhu cầu khách hàng, pháp luật, chính sách thuế của thị trường nước ngoài mà công ty đang và sẽ mở rộng. Đồng thời, cũng nên chú trọng đến hoạt động chiêu thị do khách hàng vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm cũng như khắc phục được những nhược điểm của BMT là chưa chú trọng nhiều đến công tác này, đây là bước tiếp cận để thuyết phục khách hàng chuyển đổi nhãn hiệu đang sử dụng sang nhãn hiệu của BMT, do đó phải tốn một khoản chi phí khá lớn cho các hoạt động này. Chẳng hạn như: sử dụng hình thức quảng cáo ngoài

trời tại những thành phố lớn, những cửa ngõ, quảng cáo trên những trang web về xuất nhập khẩu, vật liệu xây dựng, tham gia những hội chợ xuất nhập khẩu và tiêu dùng, hội chợ xây dựng và vật liệu xây dựng ở các nước.

Liên hệ với văn phòng Tham tán thuộc lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài để gởi cataloge, hàng mẫu nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty. Công ty cũng nên chủ động gởi thư trực tiếp để giới thiệu sản phẩm đến những khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, quảng cáo trên những báo, tạp chí chuyên ngành, niên giám thông báo...Mục đích của việc này là giúp sản phẩm công ty được nhiều người biết đến, giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được thông tin về sản phẩm, đồng thời tạo cơ hội cho công ty đẩy mạnh cơ hội đưa sản phẩm vào thị trường mục tiêu. Để đảm bảo hoạt động này có hiệu quả, BMT nên thuê các công ty chuyên về quảng cáo để soạn thảo nội dung có hiệu quả, thuê các chuyên gia về tổ chức dư luận xã hội để tạo hình ảnh cho mình.

Tiến đến lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, trước mắt là tại các thị trường truyền thống, ổn định lâu dài của công ty. Thông qua các văn phòng này để thực hiện công tác Marketing, thu thập thông tin dồi dào và chính xác hơn.

Thường xuyên tổ chức các cuộc viếng thăm những khách hàng lâu năm để củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài. Đồng thời gửi các phiếu điều tra, bảng thăm dò ý kiến đến các đối tác và khách hàng ờ cả trong và ngoài nước để thu thập ý kiến đóng góp về sản phẩm nhằm cải tiến sản phẩm ngày một tốt hơn.

3.2.2 Đẩy mạnh thương mại điện tử

Lập được trang web riêng là một lợi thế của BMT, song phải biết tận dụng và khai thác hết những lợi thế của nó, luôn cập nhật thông tin về các hoạt động của công ty một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác.

Công ty nên thiết kế thêm phần đặt hàng qua mạng, giải pháp thắc mắc cho người tiêu dùng. Hiện tại trang web chỉ có kênh tiếng việt, công ty nên thiết kế thêm kênh tiếng anh để thuận tiện trong việc giới thiệu sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước.

Nên đăng ký trang web của công ty tại cổng thông tin như:

http://www.google.com.vn hoặc http://www.vn.search.yahoo.com... Nhằm tạo điều kiện cho việc truy cập và tìm kiếm thông tin của khách hàng.

Đăng ký đường link liên kết tại các trang web khác có liên quan đến ngành hàng mà công ty đang kinh doanh.

Đăng ký địa chỉ, lĩnh vực hoạt động của công ty trên những trang vàng (Yellow Page) hoặc giới thiệu tại các tạp chí chuyên ngành (tạp chí ngoại thương, tạp chí thương mại...)

3.2.3 Giải pháp về giá cả

BMT nên chú ý đến vấn đề giá cả một lợi thế cần triệt để phát huy. Cần lập phương án cho chi phí sản xuất, nắm vững các loại chi phí như lương, thuế, cước phí vận chuyển, khấu hao tài sản cố định... và hoạch toán đầy đủ vào giá thành. Có chính sách giá phù hợp trên cơ sở giá thành và mức lợi nhuận hợp lý để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng khu vực. Liên tục theo dõi và nắm bắt thông tin thay đổi về cước phí. Nghiên cứu kỹ giá trong nước và thế giới để tạo ra một mặt bằng giá phù hợp, giúp hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới dễ dàng hơn.

Giá cả là yếu tố luôn biến động từng ngày, từng giờ trên thị trường vì vậy việc quản lý giá là hết sức khó khăn, BMT nên lập bộ phận chuyên theo dõi biến động giá cả của các đối thủ cũng như nhu cầu cao điểm của các tháng xây dựng ở từng nước để có sự điều chỉnh phù hợp về giá và sản lượng. Tuy nhiên, do sự hạn chế về ngân sách nên công việc này không thể làm đồng loạt ở nhiều nước theo phương thức riêng lẻ, nên chia nhóm theo sự tương đồng ở các thị trường để kết quả theo dõi có độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí.

Tăng cường tìm kiếm các đơn đặt hàng với số lượng lớn để giảm bớt chi phí vận chuyển, chi phí cho hoạt động xuất khẩu. Đồng thời cần chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển có giá cả cạnh tranh.

Cải tiến máy móc để gia tăng năng suất hơn nữa, từ đó giá thành sẽ hạ và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.2.4 Giải pháp mở rộng thị trường

Đối tác của BMT phần lớn là những quốc gia làm ăn lâu năm với nhau. Công ty cũng cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng mới nhằm phân tán rủi ro khi các đối tác cũ không cung cấp đủ hàng hóa hoặc khi các đối tác cũ không nhập hàng của công ty nữa thì công ty vẫn còn khách hàng mới như vậy sẽ tránh được tình trạng thiếu hụt nguồn hàng nhập khẩu hoặc ứ động nguồn hàng xuất khẩu.

Việc xác định được các thị trường trọng điểm là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu tại công ty, công ty nên chú trọng đẩy mạnh vào các thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Châu Âu, Nga, Mỹ...Mỗi thị trường đểu có những thế mạnh nổi bật. Vì thế, việc khảo sát, tìm hiểu kỹ từng thị trường là yếu tố hết sức cần thiết. Để thâm nhập vào các thị trường trên đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, trong khi đó đây lại là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không chỉ riêng của BMT. Trước mắt, công ty nên tham gia các cuộc gặp gỡ giữa hai nước theo ngành và địa phương, tham dự hội chợ, triển lãm, hội thảo trong và ngoài nước nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm của BMT đến với khách hàng nước ngoài.

Công ty cũng nên xây dựng chương trình phát triển nhãn hiệu với quy mô lớn, nhãn hiệu hàng hóa của công ty phải được đăng kí bảo hộ trong nước và tiến tới việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa, công ty nên tận dụng những thuận lợi để có thể đưa hàng hóa vào thị trường Asean và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ Asean vì buôn bán trong Asean không phải chịu thuế nhập khẩu.

Công ty cũng phải năng động tìm nhiều nguồn cung cấp clinker. Ngoài nguồn cung cấp truyền thống như Thái Lan, cần phải mở rộng giao dịch với tất cả các nước có nguồn clinker dồi dào như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga.. để đảm bảo nhu cầu sản xuất.

3.2.5 Hoàn thiện nguồn nhân lực

Cần chú trọng hơn trong lĩnh vực nhân sự vì con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhất là nguồn nhân lực chất lượng

cao. Hiện nay các công ty thành công đều bỏ ra hàng ngàn đô la Mỹ để tuyển vào vị trí trưởng phòng Marketing, trưởng phòng kinh doanh... và Nhật Bản đã nhìn ra vấn đề này cách đây 50 năm để xây dựng một quốc gia bị tàn phá sau thế chiến thứ hai, đến nay Nhật đã trở thành một cường quốc ngang hàng với Mỹ và Trung Quốc.

Hiện nay thị trường luôn biến động, phương cách làm ăn của mỗi quốc gia lại khác nhau, thủ tục hành chánh, hải quan lại hay thay đổi. Do đó, công ty nên tăng cường thêm những chương trình đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, nhân viên hàng năm. Khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi bằng nhiều hình thức như: sách, báo, internet...

Duy trì, mở rộng việc đăng kí kế hoạch cá nhân hàng năm, đây là công tác hiệu quả giúp cho cán bộ nhân viên công ty phấn đấu đạt và vượt mức kế hoạch cá nhân nhằm góp phần đạt và vượt mức kế hoạch chung của toàn công ty.

Thực hiện quy chế thi đua khen thưởng cụ thể, rõ ràng nhằm khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn cũng như đảm bảo công bằng, đoàn kết trong nội bộ công ty.

Tổ chức các buổi họp mặt định kỳ giửa cán bộ nhân viên các Phòng, các cửa hàng trực thuộc để cùng thảo luận về tình hình xuất nhập khầu trong tháng, về các mặt hàng cụ thể, qua đó tăng cường hiểu biết, dự báo về thị trường, đồng thời động viên tinh thần làm việc tích cực, có trách nhiệm của nhân viên, nâng cao khả năng phân tích, dự báo của cán bộ chuyên môn nhằm giúp Ban Gíam Đốc có những kinh doanh hiệu quả. Thỉnh thoảng, tổ chức những chuyến dã ngoại, tham quan, các buổi văn nghệ, thi đấu thể thao ...nhằm thông qua đó nhân viên hiểu biết nhau hơn, tăng cường tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty BMT (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w