THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THCS

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS (Trang 70 - 74)

Hiện nay, đa số HS THCS còn thiếu kiến thức về biển đảo và nhận thức chưa đấy đủ về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Khi được hỏi về các vấn đề liên quan đến biển đảo, đến chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo, đặc biệt là hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa, hầu hết các bạn còn rất lơ mơ, thậm chí có bạn còn không biết.

Chúng em đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 150 bạn HS trường THCS Vũ Di thông qua các phiếu hỏi và thu được kết quả như sau:

Phiếu 1: Theo bạn, biển Đông, quần đảo Hoàng sa, Trường sa có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của nước ta ? Kết quả là:

Rất quan trọng 10%

Quan trọng 20%

Ít quan trọng 28%

Không quan trọng 42%

Từ bảng trên ta thấy, chỉ 30% cho rằng biển Đông và quần đảo Hoàng sa, Trường sa có vai trò quan trọng, rất quan trọng; tới 70% các bạn HS cho rằng biển Đông và quần đảo Hoàng sa, Trường sa ít quan trọng hoặc không quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của nước ta. Như vậy, rõ ràng các bạn HS đã thiếu hiểu biết về biển Đông và quần đảo Hoàng sa, Trường sa nên không nhận thức được tầm quan trọng to lớn của biển Đông và hai quần đảo này đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của việt Nam.

Phiếu 2: Bạn có hiểu rõ về chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông và hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa không?

Kết quả là:

Rất rõ 6%

Bình thường 60%

Không rõ 34%

Từ kết quả trên cho thấy đa số các bạn được hỏi không rõ hoặc còn mơ hồ về quyền làm chủ của Việt Nam ở biển Đông cũng như hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa (94%). Chỉ có 6% các bạn được hỏi hiểu rõ về chủ quyền của ta đối với biển Đông và hai quần đảo này. Như thế, việc giáo dục để các bạn hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông cũng như hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa là vô cùng cấp thiết. Thế nhưng khi được hỏi về sự cần thiết của việc GD chủ quyền biển đảo (bằng phiếu 3), chúng em thu được kết quả sau:

Phiếu 3: Theo bạn, việc GD ý thức về chủ quyền biển đảo quê hương cho HS THCS có cần thiết không?

Kết quả là:

Rất cần thiết 8%

Cần thiết 16%

Ít cần thiết 40%

Không cần thiết 36%

Từ bảng trên ta thấy, có 8% các bạn được hỏi cho là rất cần thiết, 16%

cho là cần thiết, có tới 40% các bạn cho là ít cần thiết và 36% cho là không cần thiết. Như vậy, phần lớn các bạn HS không quan tâm hoặc ít quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển đảo nên chưa ý thức được quyền làm chủ của mình. Từ đó các bạn cũng cho rằng việc GD chủ quyền biển đảo là ít cần thiết hoặc không cần thiết.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, đó là:

Thứ nhất, do các bài học về biển đảo trong chương trình THCS rất hạn chế. Việc tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo cho HS cũng không được chú trọng. Chúng em nghĩ, hoàn toàn có thể thông qua các môn học trong nhà trường như Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD, HĐNGLL và các hoạt động ngoại khoá để cung cấp kiến thức về biển đảo và giáo dục chủ quyền biển đảo cho HS THCS. Thế nhưng, một thực tế hiện nay là: Kiến thức về biển đảo được đề cập rất ít trong chương trình Địa lý 8, 9; Môn Lịch sử có khả năng rất lớn trong việc GD chủ quyền biển đảo thì lại chỉ đề cập đến quá trình hình thành, phát triển của dân tộc và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn nội dung liên quan đến chủ quyền biển đảo gần như không được đề cập tới. Những kiến thức về biển đảo và chủ quyền biển đảo cũng có thể tích hợp lồng ghép vào các bài học môn Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD…thế nhưng, do bài học ở các môn này còn quá dài, do đó GV chỉ đủ thời gian truyền đạt cho HS những kiến thức trong SGK. Nên việc sử dụng tài liệu về chủ quyền biển đảo trong việc giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho HS sẽ làm cho nhiều GV lúng túng, không biết lắp ghép tài liệu sao cho phù hợp và khi gặp khó khăn đó rất nhiều GV đã bỏ qua việc giáo dục ý thức chủ quyền biển

đảo cho HS. Còn với môn HĐGDNGLL thì phần lớn các thầy cô chỉ tổ chức theo những chủ đề có sẵn mà không đưa vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo vào giảng dạy và giáo dục. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá thì hầu như không được thực hiện. Chính vì vậy dẫn đến thực trạng đa số HS hiểu biết rất hạn chế về biển đảo Việt Nam và nhận thức chưa đầy đủ về chủ quyền biển đảo nói chung, chủ quyền đối với hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa nói riêng.

Thứ hai, là do tâm lý của các bạn HS cũng như tâm lý của GV, đến cán bộ quản lý đều coi môn Lịch sử, Địa lý, GDCD, HĐGDNGLL là môn phụ, ít được coi trọng. Vì thế, các bạn HS không đầu tư thời gian tìm hiểu, mà chỉ tập chung vào học những môn thi vào THPT. Việc đầu tư của GV trong việc chuẩn bị các thiết bị dạy học (sách, báo, tranh ảnh...), sử dụng tài liệu về chủ quyền biển đảo, PPDH cũng bị hạn chế. Hiện tượng kết thúc những môn học trên khi biết những môn đó không được chọn để thi vào THPT trong những năm gần đây và nhường thời gian cho HS học các môn để thi vẫn còn diễn ra ở một số trường. Bởi vậy, các vấn đề liên quan đến biển đảo và chủ quyền biển đảo không được HS nhận thức đầy đủ.

Thứ ba, do chương trình học chính khoá của HS THCS hiện nay khá nặng. HS phải học nhiều môn, số lượng kiến thức và bài tập về nhà khá lớn nên không có thời gian để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến biển đảo và chủ quyền biển đảo Việt Nam thông qua các kênh khác ngoài SGK và bài học trên lớp. Thêm nữa, phần lớn HS thường dành thời gian rảnh rỗi của mình vào việc xem các chương trình phim truyện hơn là xem thời sự nên mặc dù vô tuyến truyền hình liên tục đưa tin về vấn đề biển Đông, chủ quyền biển đảo Việt Nam ở biển Đông nhưng các bạn vẫn mơ hồ, không hiểu biết.

Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến thực trạng đa số HS thiếu kiến thức về biển đảo và nhận thức không đầy đủ về chủ quyền biển đảo nói chung, chủ quyền đối với hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa của Việt Nam nói riêng. Bởi vậy, nhiệm vụ cấp thiết lúc này là phải GD ý thức về chủ quyền

biển đảo cho HS THCS để trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản về biển đảo, chủ quyền biển đảo quê hương, đồng thời khơi dậy ở các bạn lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm giữ vững lãnh thổ quốc gia.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w