QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS”

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS (Trang 100 - 104)

Lĩnh vực: 02

Tên lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi NHÓM THỰC HIỆN:

1. Lê Thi Bích Hồng : Nhóm trưởng 2. Nguyễn Thị Thu Yến : Thành viên NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

Giáo viên: Nguyễn Minh Thúy

Vũ Di, Tháng 11 năm 2015 TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1. Lý do chọn đề tài:

Do hiểu được vai trò to lớn của biển Đông đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng- an ninh và bảo vệ đất nước chúng ta.

Do Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Do thực trạng nhận thức của học sinh THCS về vấn đề chủ quyền biển đảo và việc giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường hiện nay.

2. Ý nghĩa khoa học 2.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn Lịch sử, Địa lí, …

- Giúp học sinh có thêm kiến thức, thêm nguồn tài liệu về biển đảo, chủ quyền biển đảo để từ đó có thể nghiên cứu và học tập tốt hơn, nâng cao hiệu quả, chất lượng các môn học.

3. Ý nghĩa thực tiễn 2.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về chủ quyền biển đảo trong các hoạt động tuyên truyền, giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp….

- Kết quả nghiên cứu đề tài này góp phần giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương đồng thời giúp cho việc giảng dạy lồng ghép, tích hợp ở trường THCS hiện nay được triển khai thực hiện tốt hơn.

- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên và giáo viên bộ môn Lịch sử, Địa lí...

4. Điểm mới của đề tài

- Nghiên cứu trên đối tượng cụ thể, thực tế, có tìm hiểu khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam

- Đề xuất những hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh THCS

- Áp dụng các hình thức đề xuất vào thực tế và có khảo sát kết quả đối chứng để thấy được tính khả thi của giải pháp

5. Mục tiêu nghiên cứu

- Trang bị cho học sinh những kiến thức về chủ quyền biển, đảo.

- Giáo dục chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng cho học sinh THCS từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, giáo dục truyền thống yêu nước.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thu thập thông tin qua mạng Internet, phỏng vấn, điều tra.

- Phương pháp phân tích 7. Nội dung chính

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÍ KHẲNG ĐỊNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Nguồn sử liệu Việt nam Nguồn sử liệu nước ngoài Nguồn sử liệu Trung Quốc

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THCS VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

CHƯƠNG 3: NHỮNG NỘI DUNG VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THCS

- Giáo dục cho học sinh về vai trò to lớn của biển, đảo trong phát triển kinh tế- xã hội, trong Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

- Giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng.

- Giáo dục cho học sinh việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ ngoài biển Đông của Việt Nam là đi ngược lại với luật pháp quốc tế và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS

- Giáo dục thông qua tuyên truyền trong các giờ chào cờ đầu tuần

- Giáo dục thông qua tích hợp với nội dung chương trình chính khoá các môn Văn học, Lịch sử, Địa lí, GDCD

- Giáo dục thông qua HĐNK Lịch sử 8. Kết quả

- Nhận thức về vai trò của biển Đông:

Mức độ nhận thức Trước khi áp dụng đề tài

Sau khi áp dụng đề tài

Rất quan trọng 10% 30%

Quan trọng 20% 48%

Ít quan trọng 28% 14%

Không quan trọng 42% 8%

- Nhận thức về chủ quyền biển đảo quê hương:

Mức độ nhận thức Trước khi áp dụng đề tài

Sau khi áp dụng đề tài

Rất rõ 6% 36%

Bình thường 60% 50%

Không rõ 34% 14%

- Nhận thức về sự cần thiết của việc GD chủ quyền biển đảo:

Mức độ nhận thức Trước khi áp dụng đề tài

Sau khi áp dụng đề tài

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w