Giáo dục thông qua tích hợp, lồng ghép vào các giờ chính khoá môn Lịch sử, Địa lý, Văn học, GDCD, HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS

4.2. Giáo dục thông qua tích hợp, lồng ghép vào các giờ chính khoá môn Lịch sử, Địa lý, Văn học, GDCD, HĐGDNGLL

Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong tuyên truyền giáo dục. Hiểu đúng và làm đúng quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của các môn học. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ

hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục dân số, môi trường, an toàn giao thông trong các môn Sinh học, Địa lý, GD Công dân...Việc đưa các vấn đề thuộc về xã hội, pháp luật…theo chỉ đạo đã tạo không ít hiệu quả và sự sinh động cho các môn học. Trong khi BộGD-ĐT chưa chính thức đưa nội dung chủ quyền biển, đảo vào chương trình giáo dục, nếu mỗi nhà trường chú trọng hơn đến vấn đề này bằng những cách làm khác nhau, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có việc đưa vấn đề chủ quyền biển, đảo vào giáo dục lồng ghép trong giảng dạy một số bài học ở các bộ môn thì chắc chắn các bạn học sinh sẽ được trang bị tốt những kiến thức về biển đảo và ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Cụ thể:

Môn Địa lý: Tích hợp các vấn đề về khái niệm mang đặc thù bộ môn như lãnh thổ, lãnh hải... để qua đó có thể cung cấp các kiến thức khoa học cho học sinh trong Luật Biển Việt Nam. Bộ môn này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng yêu quê hương, đất nước.

Môn Giáo dục công dân: Riêng đối với môn Giáo dục công dân cấp THCS có 75 bài, có thể chọn một số bài để giáo dục lồng ghép vấn đề chủ quyền biển, đảo. Cụ thể, ở lớp 7 chọn Bài 17- “Nhà nước Cộng hòa XHCN ViệtNam”. Ở lớp 9 có thể chọn các bài như: Bài 4- “Bảo vệ hòa bình”; Bài 5-

“Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”; Bài 6- “Hợp tác cùng phát triển” ở học kỳ 1 và đặc biệt là Bài 17- “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” ở học kỳ 2. Nội dung cơ bản của việc lồng ghép là khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vùng lãnh hải của ta theo Công ước quốc tế về Luật Biển. Làm rõ đường lối, chủ trương, chính sách trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biển, đảo. Nhắc nhở, phát huy truyền thống chống giặc giữ nước của nhân dân ta trong lịch sử. Đồng thời lên án hành động ngang ngược,

bất chấp luật pháp, đạo lý của Trung Quốc hiện nay… để từ đó giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức nghĩa vụ và quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong học sinh.

Môn Lịch sử: Đây là môn học có nhiều khả năng tự có về giáo dục lòng yêu nước, chủ quyền biển đảo, nếu biết gắn một cách tự nhiên, thích hợp thông qua những bài học lịch sử Việt Nam. Hoặc thông qua những bản đồ xa xưa của Việt Nam, của thế giới và của chính Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường sa, tự nhiên các bạn HS sẽ thấy vấn đề hôm nay tại biển Đông là một tham vọng của Trung Quốc.

Môn Ngữ Văn lại vận dụng ở những khía cạnh tình cảm khác qua các văn bản được giảng dạy để làm nổi bật, để vận dụng nhịp tình cảm mà gắn liền với tuyên truyền giáo dục chủ quyền. Ví dụ : Có thể lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong bài “Sông núi nước Nam” (Tiết 17- Ngữ văn 7); Giáo dục lòng yêu nước và quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc qua bài “Hịch tướng sĩ” (Tiết 93,94- Ngữ văn 8), bài “Nước Đại Việt ta” (Tiết 97- Ngữ văn 8)…

Môn HĐGDNGLL: HĐGDNGLL được hiểu là quá trình kết hợp có mục đích vai trò chủ đạo của giáo viên với hoạt động của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, hành vi thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. GDNGLL là môn học quan trọng đối với việc phát triển tâm hồn, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, hình thức đa dạng hấp dẫn, phạm vi tiến hành rộng, khả năng kết hợp các lực lượng giáo dục lớn hơn nhiều so với dạy học văn hóa. Đó là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình, tính tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo, trong mọi hoạt động. Phạm vi kiến thức của môn hoạt động ngoài giờ là sự tích hợp kiến thức của các môn văn hoá và các lĩnh vực trong đời sống xã hội cùng với những ứng xử giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế, đây cũng là một môn học có thể vận dụng tốt việc giáo dục chủ quyền biển đảo cho HS. Ví dụ:

Có thể lồng ghép vào chủ điểm tháng 4- “Hoà bình và hữu nghị” đối với tất cả các khối lớp 6,7,8,9.

Không những ở các bộ môn trên, các môn học khác đều có khả năng tích hợp, lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo miễn là đúng nơi, đúng lúc, không gò ép, gượng gạo.

Đây là hình ảnh lồng ghép nội dung GD chủ quyền biển đảo trong một giờ học lịch sử ở trường THCS Vũ Di:

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w