Tác động của biến đổi khí hậu đến y tế

Một phần của tài liệu Bài giảng sử DỤNG đất và BIẾN đổi KHÍ hậu TOÀN cầu 2013 (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ SINH THÁI, 18 CÁC NGÀNH VÀ KHU VỰC

3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các ngành

3.2.6. Tác động của biến đổi khí hậu đến y tế

Hiện tượng nóng lên toàn cầu tiềm năng đã trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Mặc dù cho tới nay chưa có những thẩm định cụ thể nhưng có thể tin rằng sự thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và y tế.

Do tầng ozone bị suy giảm, cường độ tia cực tím tăng là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da. Theo một dự báo ở Hoa Kỳ, trong vòng 50 năm tới sẽ có khoảng 12 triệu trường hợp bị mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó tia cực tím còn làm ức chế khả

năng miễn dịch của con người cũng như các động vật khác, những bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt vàng da sẽ ngày càng gia tăng. Tia cực tím còn ảnh hưởng cả tới sinh vật biển, các hệ sinh thái thuỷ vực theo chiều hướng xấu.

BĐKH gây ra chết chóc và bệnh tật thông qua: Hậu quả của thiên tai như song nhiệt/nắng nóng, rét hại, bão, lũ lụt, sạt lỡ đất đá hạn hán…; do nhiệt độ gia tăng dưới sự tác động của sự thay đổi chế độ nhiệt, độ ẩm và môi trường nhất là các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết viêm não, qua môi trường nước… Những bệnh này có nguy cơ bùng phát tới các vùng kém phát triển, đông dân và có tỉ lệ đói nghèo cao.

Ở Việt Nam trong thời gian qua cũng xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (H1N1, H5N1,H7N9, dịch lợn tai xanh, dịch tay chân miệng). một số bệnh cũ quay trở lại (tả), nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết), gây ra những thiệt hại đáng kể.

BĐKH dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người (HDI):

- Do BĐKH, tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người nghèo không có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân sẽ bị ảnh hưởng. Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với những cố găng trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước.

- BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể:

+ Kéo dài thời gian bất lợi trong đời sống hàng ngày gây nhiều khó khăn cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường sinh hoạt, đặc biệt là lao động nặng, hoạt động thể thao, luyện tập quân sự.

+ Thời tiết cực đoan gia tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đổi với những người cao tuổi, người già, người mắc bệnh tim mạch, người mắc bệnh thần kinh,...

- BĐKH làm gia tăng bệnh tật và các vật chủ truyền bệnh:

+ Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), BĐKH góp phần gia tăng 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng, trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật bản...

+ Có sự phát sinh, phát triển đang kể các dịch cúm quan trọng là cúm A (H5N1) và cúm A (H1N1); sốt rét xuất hiện trở lại ở nhiều nơi, nhất là ở vùng núi, sốt xuất huyết cũng hoành hành ở nhiều địa phương.

+ Sự gia tăng thời tiết cực đoan đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho phát sinh, phát triển và lan truyền các vật chủ mang bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm, giảm sức đề kháng của cơ thể con người.

- Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra khá phức tạp. Nó thể hiện tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung quanh với cơ thể.

Có những tác động gián tiếp thông qua các nhân tố khác như thực phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang bệnh.

Những tác động chủ yếu là:

Các áp lực về nhiệt (đợt nắng nóng/nóng lạnh);

Các hiện tượng cực trị và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn);

Ô nhiễm không khí;

Các bệnh nhiễm khuẩn (sốt rét, sốt xuất huyết...);

Các vấn đề liên quan đến nước ven biển;

Những vấn đề liên quan đến lương thực và dinh dưỡng;

Những vấn đề liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường

BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới (sốt rét, sốt xuất huyết), làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan (các véc tơ truyền bệnh).

Thiên tai ( như bão, ngập lụt, mưa lớn và sạt lở đất ...) gia tăng về cường độ và tần số, làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác động gián tiếp của BĐKH tới sức khỏe có thể thông qua nhiều đối tượng khác nhau: môi trường sống gần gũi, nhất là môi trường nhà ở, môi trường lao động sản xuất; sức khỏe cộng đồng cũng có quan hệ mật thiết với nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm ... BĐKH đều có tác động đến các đối tượng vừa nêu ở những mức độ khác nhau, do đó có tác động nhất định đến sức khỏe con người. Đối với các bệnh nhiễm khuẩn (sốt rét, sốt xuất huyết...): khí hậu nóng ẩm làm giảm sức đề kháng của con người, tăng nguy cơ mắc bệnh. Các loài truyền bệnh như muỗi, côn trùng, chuột, ruồi... phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm.

Một trong những đối tượng đó là các nguồn truyền nhiễm, các nhân tố truyền và nhiễm bệnh.

- Nhiệt độ tăng làm tăng nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.

- Tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới (sốt rét, sốt xuất huyết), làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan...

- Thiên tai gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, KT-XH, cơ hội việc làm và thu nhập.

- Những đối tượng dễ bị tổn hại nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.

Một phần của tài liệu Bài giảng sử DỤNG đất và BIẾN đổi KHÍ hậu TOÀN cầu 2013 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)