Tình hình và đặc điểm liên quan đến biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Bài giảng sử DỤNG đất và BIẾN đổi KHÍ hậu TOÀN cầu 2013 (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

5.3. Chiến lƣợc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

5.3.1. Tình hình và đặc điểm liên quan đến biến đổi khí hậu

Việt Nam có bờ biển dài, nhiều vùng đồng bằng và vùng đất thấp ven biển, nơi tập trung dân cư và phát triển kinh tế, xã hội. Sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc dân, song là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất của BĐKH.

Việt Nam là nước đang phát triển, có xuất phát điểm thấp. Qua 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế cao và liên tục nhưng chưa bền vững (về con người, môi trường, kinh tế, tài sản), quá trình thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội chưa được lồng ghép một cách hiệu quả với việc BVMT. Mức độ ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường vẫn đang tiếp tục gia tăng. Việc khai thác,

sử dụng tài nguyên thiên, còn chưa hợp lý và lãng phí, nhiều tài nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là tài nguyên rừng.

Bảng 5.1. Diễn biến diện tích rừng tự nhiên bị mất, bị thay đổi từ năm 2005-2010 (ha)

Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng DT rừng tự nhiên bị mất

24.789 25.096 14.240 25.049 32.627 34.319

Trong đó:

- Khai thác 530 120 376 355 2.763 1.892

- Cháy 454 259 697 109 94 1.892

- Sâu bệnh - 68 58 - - -

Phá rừng 7.644 6.199 1.648 3.395 3.338 1.447

- Chuyển mục đích sử dụng

15.973 18.449 11.461 21.199 26.432 29.008

Nguồn: Công bố hiện trạng rừng của Bộ NN&PTNN (2005-2010)

Tỷ lệ người nghèo còn cao và phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, trình độ dân trí ở nhiều vùng, nhất là nông thôn, miền núi còn thấp, khả năng tự ứng phó với thiên tai và những tác động xấu của BĐKH rất hạn chế. Những tác động trước mắt và lâu dài của BĐKH đối với kinh tế, sinh thái và xã hội – những yếu tố cơ bản của sự PTBV cũng như đối với mối quan hệ tương tác giữa môi trường và những nguy cơ về kinh tế, xã hội đang ngày càng thể hiện rõ. Trong khi đó, những ảnh hưởng truyền thống của Chính phủ thông qua các chính sách liên quan đến người dân như sức khỏe, phúc lợi xã hội, bình đẳng... đang bị giảm dần. Hiểu rõ mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường và xã hội như một thực thể tồn tại của quá trình phát triển và thể hiện nó trong chiến lược tổng thể PTBV là con đường tất yếu để loại bỏ các nguy cơ nói trên.

5.3.2. Chiến lƣợc và giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1) Các chính sách giảm nhẹ khí nhà kính

Việt Nam có các chính sách giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực chủ yếu sau đây:

a) Lĩnh vực năng lượng

Để thực hiện chiến lược môi trường của Nhà nước, nguyên tắc chung của chiến lược phát triển ngành Năng lượng là bảo đảm duy trì kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn

định, giảm nhẹ khí nhà kính, góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu. Nguyên tắc này được thực hiện thông qua các định hướng chiến lược sau đây:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng.

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Tiết kiệm năng lượng cho giao thông.

b) Lĩnh vực lâm nghiệp

Mục tiêu tổng quát phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong 20 năm tới là xây dựng nền lâm nghiệp xã hội hóa cao, tăng cường bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng để bảo đảm khả năng phòng hộ môi trường, bảo tồn diện tích rừng tự nhiện, bảo vệ tính đa dạng sinh học, áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới, công nghệ cao của thế giới và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của kinh tế quốc dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc sống trên địa bàn rừng và gần rừng, tạo cơ sở vũng chắc cho nền quốc phòng toàn dân. Định hướng phát triển lâm nghiệp có tính đến yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2020, phát triển các hoạt động giảm nhẹ phát thải, tăng cường các bể chứa khí nhà kính. Các định hướng chiến lược này bao gồm:

- Đẩy mạnh thực hiện trồng rừng 5 triệu ha rừng, đưa độ che phủ lên 43%

- Bảo vệ rừng hiện có - Phục hồi rừng tổng hợp.

- Phòng chống cháy rừng c) Lĩnh vực nông nghiệp

Mục tiêu chiến lược của nông nghiệp Việt Nam trong 20 năm đầu thể kỷ XXI là duy trì 3,8 triệu ha đất trồng lúa, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, PTBV, tiếp cận nhanh và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ mới, công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, thỏa mãn nhu cầu lương thực của người dân và cho xuất khẩu. Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp có tính đến yêu cầu giảm phát thải KNK của Việt Nam là:

- Xây dựng và triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp tăng sản và giảm nhẹ KNK.

- Cải thiện quản lý và tưới tiêu ruộng trồng lúa.

- Tăng cường năng lực cơ sở nghiên cứu nông nghiệp.

- Cải tiến thành phần bữa ăn không chỉ gạo là chủ yếu.

2) Các giải pháp năng cao hiệu quả năng lượng

Để nâng cao hiệu quả năng lượng, cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng chiếu sáng

- Thực hiện chương trình tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lượng (trong sinh hoạt, công nghiệp và các tòa nhà).

- Tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải.

3) Thúc đẩy nghiên cứu, triển khai và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo

- Nghiên cứu và phát triển năng lượng mặt trời - Nghiên cứu và phát triển năng lượng gió.

- Nghiên cứu và phát triển các thủy điện nhỏ.

- Tiềm năng năng lượng khí sinh học.

- Phế phụ phẩm nông nghiệp - Địa nhiệt

4) Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và bể hấp thụ khí nhà kính - Nâng độ che phủ của rừng lên đến 43% vào năm 2015.

- Xây dựng Chương trình hành động nhằm ngăn chặn tình hình sút giảm tài nguyên rừng, phục hồi rừng bằng các biện pháp: bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới, hạn chế khai thác rừng tự nhiện, phòng chống cháy rừng.

- Ổn định cơ cấu 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

- Kết hợp đồng bộ các chính sách xã hội: giao đất, giao rừng, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo.

- Thu hút đông đảo hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng và tham gia nghề rừng.

5) Phát triển nông nghiệp và tăng cường các phương thức canh tác bền vững ứng phó với BĐKH

- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp mới vừa tăng sản lượng và năng suất nông nghiệp, vừa giảm nhẹ KNK.

5.3.3. Chiến lƣợc và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

1. Xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu với các ngành kinh tế quốc dân

a) Lĩnh vực tài nguyên nước

- Xây dựng các hồ chứa nước lũ với tổng dung tích tăng thêm 15-20 tỷ m3. - Nâng cấp và mở rộng quy mô các công trình tiêu úng.

- Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông hiện có và từng bước xây dựng tuyến đê biển mới.

- Kiềm chế tốc độ tăng dân số và quy hoạch khu dân cư vùng ven biển.

- Khai thác hợp lý đất đa chưa sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở vùng đồi núi trung du Bắc Bộ.

- Sử dụng nguồn nước khoa học và hợp lý.

- Khai thác nguồn nước đi đôi với duy trì bảo vệ nguồn nước.

- Đầu tư nghiên cứu dự báo dài hạn tài nguyên nước b) Lĩnh vực nông nghiệp

- Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH.

- Sử dụng có hiệu quả và có quy hoạch nước tưới - Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp

- Phát triển các giống chịu với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt.

- Bảo tồn và giữ gìn các giống cây trồng địa phương, thành lập các ngân hàng hạt giống.

- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với BĐKH.

c) Lĩnh vực lâm nghiệp

- Tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

- Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên, nhằm bảo vệ một số giống cây rừng quý hiếm.

- Tăng cường hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ.

- Chọn và nhân giống một số loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên có tính đến khả năng BĐKH.

d) Lĩnh vực thủy sản

- Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang luân canh nuôi cá và cấy lúa.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi neo đậu thuyền, ... có tính đến mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng.

- Có kế hoạch phát triển nghề nuôi trồng thủy sản cho vùng nước lợ ở Trung Bộ.

- Xây dựng các tuyến đê quai phía trong tạo thành vùng đệm giữa các vùng canh tác nông nghiệp và biển.

- Xây dựng hệ thống phòng tránh bão dọc bờ biển cũng như các tuyến đảo.

- Thiết lập các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên, đặc biệt là vùng rạn và đảo san hô.

e) Lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải

- Xây dựng các kế hoạch phát triển năng lượng và giao thông vận tải có tính đến các yếu tố của BĐKH.

- Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bị đe dọa bởi lũ lụt và nước biển dâng.

- Đảm bảo quản lý nhu cầu năng lượng trên cơ sở hiệu suất năng lượng cao, sử dụng hợp lý và tiết kiệm.

- Xây dựng chiến lược ứng phó và thích nghi với diễn biến bất thường của thời tiết.

f) Lĩnh vực y tế và sức khỏe con người

- Nâng cao nhận thức vệ sinh và văn hóa gia đình của cộng đồng thông qua các chương trình nước sạch, VAC, Biogas, ...

- Xây dựng kế hoạch và Chương trình nhằm kiểm soát và giám sát y tế ở các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Thiết lập nhiều khu vực xanh – sạch – đẹp.

- Nâng cao nhận thức của công chúng về BĐKH.

- Đề phòng sự lây nhiễm và truyền bệnh từ bên ngoài.

e) Tài nguyên và môi trường

- Cập nhật những kiến thức mới về BĐKH và các biện pháp thích ứng với BĐKH

- Quản lý để phân bổ hài hòa nguồn nước cho các hộ sử dụng trên quan điểm tiết kiệm và bền vững

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trước hết đối với đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển miền Trung

- Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở các khu vực có nguy cơ bị ngập úng hoặc bị ảnh hưởng của nước biển dâng

- Xây dựng và triển khai các biện pháp điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản trong điều kiện chịu tác động của BĐKH và mực nước biển dâng

- Xây dựng quy hoạch bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo

- Xây dựng bản đồ mô hình số độ cao cho các khu vực bị ảnh hưởng do ngập lụt và nước biển dâng

2. Tổ chức quan trắc theo dõi, nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Cộng đồng tham gia thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

a) Đánh giá khả năng thích ứng của cộng đồng.

Về khả năng thích ứng, có thể phân thành 3 loại sau:

- Khả năng về vật chất - Khả năng về tổ chức/xã hội - Khả năng về thái độ/động cơ

- Xác định những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng, để cộng đồng cảnh giác và sẵn sàng có những phương án ứng phó.

Bảng 5.2. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với các hiện tượng thiên tai STT Đối tượng bị tổn thường

1 Người già và trẻ em 2 Người nông dân

3 Người nghèo, người khuyết tật

4 Cộng đồng dân cư ven suối, vùng sâu vùng xa 5 Ngư dân

6 Những người sống ven đê, ven biển

b) Để có đƣợc những cam kết là công việc lâu dài, tuyên truyền và giáo dục bền bỉ, từng bước làm rõ chủ thể và khách thể trong giám sát việc tuân thủ pháp luật.

Cần làm rõ những vấn đề sau trước cộng đồng:

- Làm rõ sự cần tham gia

- Những quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng trong giám sát và thực thi các hoạt động.

- Làm rõ những cái lợi, cái được và cái không được trong hoạt động ứng phó - Công khai các quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng

- Công khai việc giải quyết các hoạt động ứng phó

Một phần của tài liệu Bài giảng sử DỤNG đất và BIẾN đổi KHÍ hậu TOÀN cầu 2013 (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)