Nội dung cơ bản của Nghị định thư Kyoto

Một phần của tài liệu Bài giảng sử DỤNG đất và BIẾN đổi KHÍ hậu TOÀN cầu 2013 (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 4: CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƢ KYOTO VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4.2. Nghị định thƣ kyoto về biến đổi khí hậu

4.2.2. Nội dung cơ bản của Nghị định thư Kyoto

4.2.2.1. Các chính sách và biện pháp

Những chính sách và biện pháp trong Nghị định thư được trình bày chi tiết tại Điều 2. Tại điều khoản này đã thiết lập những chính sách và biện pháp mà các bên ký trong Nghị định có thể sử dụng để thực thi toàn bộ nội dung của Nghị định thư. Những chính sách được thiết lập này không phải là hoàn toàn bắt buộc hoặc đã toàn diện nhưng nó bao hàm một loạt các hoạt động nội địa của mỗi bên đồng thời cũng khuyến khích các bên hợp tác với nhau.

Mục tiêu chung của những chính sách này là phải giảm thiểu những tác động nghịch của BĐKH nhất là ở các nước đang phát triển và những nước chịu ảnh hưởng của việc phải thực thi các điều khoản được qui định trong Nghị định thư (các nước xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch hoặc phụ thuộc lớn vào nguồn nhiên liệu này trong phát triển kinh tế).

4.2.2.2. Một số cam kết chính

Trọng tâm của Nghị định thư Kyoto là việc hoạch định những cam kết của mỗi bên và những thương lượng để đi đến ký kết những cam kết có sự ràng buộc về pháp lý này. Nội dung của những cam kết chính là:

- Chu kỳ cam kết và những mục tiêu giảm phát thải

Những nước thuộc Phụ lục B (Phụ lục B trong Nghị định thư Kyoto gồm các nước thuộc Phụ lục I của UNFCCC được bổ sung thêm 5 nước khác là Croatia, Liechstentein, Monaco, Slovakia và Slovenhia-xem Hộp 2.3), đã đồng ý giảm phát thải ít nhất 5% so với năm cơ sở (năm 1990) và chu kỳ cơ sở cam kết (2008-2012). Lượng phát thải bình quân sau 5 năm sẽ được so sánh với những mục tiêu đã được đặt ra có ý

Chi phí biên giảm GHGs tại các nước đang phát triển Chi

phí tránh

được

Thặng dư Chi

phí giảm GHGs ($/tC)

Nước đầu tư Nước chủ nhà

Chi phí chủ nhà 100

80 60 40 20

nghĩa quan trọng hơn là những so sánh kết quả của từng năm. Điều quan trọng nhất là các bên phải cam kết "tạo ra được một sự tiến bộ có thể chứng minh được vào năm 2005", mặc dù ý nghĩa cụ thể của cam kết này còn chưa được làm rõ.

Phụ lục B của Nghị định thƣ Kyoto và chỉ tiêu giảm phát thải

TÊN NƯỚC Chỉ tiêu giảm

(1990-2008/2012) EU (15), Bulgari, CH Sec, Estoni, Latvia, Liechtenstein,

Lithuania, Monaco, Rumani, Slovakia, Slovenhia, Thuỵ Sỹ

- 8%

Hoa Kỳ - 7%

Canada, Hungari, Nhật Bản, Ba Lan - 6%

Croatia - 5%

New Zealand, LB Nga, Ucraina 0

Nauy + 1%

Australia + 8%

Aixơlen + 10%

- Phạm vi các chủng loại khí nhà kính, các đường cơ sở và các bồn khí nhà kính Những cam kết giảm thiểu KNK tập trung vào 6 loại khí chính.

Việc sử dụng các bồn khí đối với các mục tiêu phát thải chỉ hạn chế đối với những hoạt động biến đổi sử dụng đất và lâm nghiệp do con người gây ra, những hoạt động đó có thể kiểm chứng được trong chu kỳ cam kết. Một quá trình cũng được khởi xướng nhằm đưa nhiều bồn chứa khí hơn nữa vào cùng một nhóm thuộc chu kỳ cam kết thứ hai. Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất của Nghị định thư và sẽ được triển khai trong một báo cáo đặc biệt của IPCC về các bồn chứa KNK.

Một trong những nét trọng tâm khác của Nghị định thư là có sự phân biệt về mục tiêu phát thải riêng biệt cho các nước thuộc Phụ lục I. Như Bảng 2.7 cho thấy, Mỹ, EU và Nhật Bản đều phải giảm phát thải, trong khi một số nước khác được phép ổn định lượng phát thải như Liên bang Nga, New Zealand, Ucraina hoặc được tăng như Australia.

- Những cam kết tương lai

Một quá trình tái xét duyệt các cam kết được tiến hành trước khi kết thúc chu kỳ cam kết đầu tiên (năm 2005) ít nhất 7 năm nhằm củng cố các cam kết đó. Có một điều cần được ghi nhận là nếu các nước có phát thải thừa vào lúc kết thúc chu kỳ cam

kết đầu tiên (trường hợp như của Liên bang Nga, Ucraina chẳng hạn), họ có thể "tích trữ" chúng cho chu kỳ cam kết tiếp theo. Các bên thuộc Phụ lục I (UNFCCC) phải thực thi các cam kết sao cho có thể giảm thiểu những tác động nghịch đối với các nước kém phát triển.

4.2.2.3. Những cam kết cho các nước đang phát triển

Tại mục 1.2.2 đã nêu ở trên có thể dễ dàng nhận thấy với những cam kết này không có những bổ sung đáng kể so với những cam kết tại UNFCCC. Tuy nhiên, tại Nghị định thư Kyoto có một điểm khác biệt là định rõ hơn những cam kết cho các nước đang phát triển. Tại nội dung này, không chỉ có sự tái xác nhận những trách nhiệm chung của các bên mà còn có sự phân biệt những trách nhiệm của mỗi bên.

Những trách nhiệm cụ thể này không phải là những ràng buộc mới mà là những nội dung mở rộng của những cam kết hiện hữu. Toàn bộ những cam kết đó phải được thực thi dựa trên những căn cứ, xem xét những gì được coi là cần thiết trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển nhất là đối với những nước dễ bị tổn thương như đã nêu trên.

Những cam kết này bao gồm:

- Cải thiện các tư liệu, tài liệu về các nhân tố phát thải địa phương và các mô hình cập nhật kết quả kiểm kê quốc gia về sự biến động KNK.

- Xây dựng và chuyển tải các chương trình nhằm làm giảm nhẹ những biến đổi khí hậu và thúc đẩy các chương trình thích nghi; mặc dù, các nước đang phát triển không bị đòi hỏi những chương trình hoạt động này.

- Hợp tác trong chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường cho các nước đang phát triển.

- Hợp tác trong nghiên cứu khoa học

- Hợp tác trong các chương trình giáo dục và đào tạo.

Ngoài những nguyên tắc trên, trong Nghị định thư còn khẳng định một số nguyên tắc khác như các bên thuộc Phụ lục I phải cung cấp những tài trợ mới và bổ sung sao cho các nước đang phát triển có thể thực hiện được những cam kết của mình;

những nguyên tắc về thể chế phối trí, trong đó thể hiện rõ việc sử dụng ban thư ký, các tiểu ban bổ trợ giống như của UNFCCC. Những cuộc gặp mặt các bên (MOP) sẽ được điều hành bởi MOP chứ không phải là hình thành một cơ quan mới và những cuộc họp này được gọi là COP/MOP.

4.2.2.4. Những vấn đề về phương pháp luận

Những vấn đề về phương pháp luận của Nghị định thư được đề cập tại Điều 5

nhằm phục vụ cho việc tính toán kết quả kiểm kê quốc gia về KNK và những vấn đề đó đã được đề xuất tại COP/MOP lần thứ nhất. Do mục tiêu giảm phát thải được lập theo từng nhóm các loại KNK nên những tiềm năng làm nóng toàn cầu được dùng để chuyển đổi các phát thải sang các đại lượng tương đương của khí CO2 là rất quan trọng. Tại chu kỳ cam kết đầu, các hướng dẫn của IPCC (Diễn đàn liên chính phủ về biến đổi khí hậu) năm 1997 được chấp nhận và sẽ được sử dụng; mặc dù, những hướng dẫn này có thể sẽ được bố sung cập nhật cho các chu kỳ cam kết trong tương lai.

4.2.2.5. Các vấn đề luật pháp quốc tế

Tương tự như đối với UNFCCC, Nghị định thư Kyoto đã xây dựng một khung pháp lý quốc tế cho việc thực hiện, sửa đổi, cập nhật và đưa Nghị định thư vào hiệu lực.

Toàn bộ các quyết định đều phải lập theo nguyên tắc đồng thuận ở mọi lĩnh vực; ngoại trừ những sửa đổi Nghị định thư và các Phụ lục. Những sửa đổi này có thể thông qua biểu quyết. Phụ lục B chỉ có thể được sửa đổi với sự đồng thuận rõ rệt của các bên có liên quan. Các bên có thể lựa chọn lập trường không chấp nhận các phiếu biểu quyết cho mọi quyết định, ngoại trừ trường hợp của một tổ chức hợp nhất kinh tế (EU chẳng hạn), điều này giống như của UNFCCC.

Bảng 2.7. Các bên Phụ lục B và cam kết giảm phát thải

Tên nước Giảm phát thải Tên nước Giảm phát thải

Australia 108 Latvia 92

Áo 92 Liechtenstein 92

Bỉ 92 Lithuania 92

Bungari 92 Luyxămbua 92

Canada 94 Monaco 92

Croatia 95 Hà Lan 92

CH Sec 92 New Zealand 100

Đan Mạch 92 Nauy 101

Estonia 92 Ba Lan 94

EU 92 Bồ Đào Nha 92

Phần Lan 92 Rumani 92

Pháp 92 Liên bang Nga 100

Đức 92 Slovakia 92

Hylạp 92 Tây Ban Nha 92

Hungari 94 Thuỵ Điển 92

Aixơlen 110 Thuỵ Sĩ 92

Ailen 92 Ucraina 100

Ytalia 92 Anh 92

Nhật Bản 94 Hoa Kỳ 93

Trên đây là những nội dung chính của Nghị định thư Kyoto; ngoài những nội dung này, trong văn kiện của Nghị định thư còn nêu rõ một số các vấn đề như thông báo (Điều 7), các vấn đề tranh chấp, quyết nghị và không tuân thủ (Điều 16, 17)…

Một phần của tài liệu Bài giảng sử DỤNG đất và BIẾN đổi KHÍ hậu TOÀN cầu 2013 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)