LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN 2012

Một phần của tài liệu BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO (Trang 38 - 42)

- CÔNG CỤ HỮU HIỆU GÓP PHẦN

LÀM MINH BẠCH HÓA NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA

NCS. Đặng Xuân Trường

GV. B môn Cơ bn

ửa tiền là việc hợp pháp hóa nguồn tiền, tài sản do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc tiền bất chính thu được từ những hành vi phạm tội; nói cách khác là “rửa” tiền “bẩn” do tham nhũng, buôn lậu ma túy, vũ khí, tiền hưởng lợi bất chính thành tiền “sạch”, biến đồng tiền phạm pháp thành đồng tiền hợp pháp.

1. Mt s phương thc, th đon ra tin hin nay

Hiện nay, trên thế giới các đối tượng rửa tiền thường sử dụng các phương thức, thủ đoạn rửa tiền sau [1]:

- Thông qua h thng tài chính ngân hàng: đối tượng rửa tiền gửi tiền dưới mức kiểm soát vào những thời điểm khác nhau, ở nhiều địa điểm trên thế giới. Sau một thời gian chuyển khoản qua nhiều ngân hàng, đối tượng đó có thể rút tiền ở ngân hàng của một nước thứ ba một cách hợp pháp.

- Thông qua hot động đầu tư nước ngoài: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển đều tăng cường tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền, đối tượng rửa tiền mang tiền vào thuê đất, mở nhà máy,… Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận được chuyển đến một số địa chỉ theo mong muốn. Một thời gian sau, đối tượng rửa tiền tuyên bố phá sản, những đồng tiền bất hợp pháp đã trở thành hợp pháp.

- Thông qua các trung tâm gii trí, casino, x s, cá cược: Đây là những lĩnh vực kinh doanh có tỉ lệ thanh toán tiền mặt cao. Lợi dụng các casino, sòng bạc này, đối tượng rửa tiền tham gia cá cược, việc thắng thua không quan trọng, điều quan trọng là các đối tượng rửa tiền sẽ có giấy chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của các ông chủ sòng bạc. Ngoài ra đối tượng rửa tiền có thể tìm mua những vé xổ số, cá cược trúng thưởng có giá trị lớn với giá cao hơn để chứng minh cho nguồn thu nhập của mình là hợp pháp.

- Thông qua th trường chng khoán: đối tượng rửa tiền dùng tiền bất hợp pháp để mua cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Sau một thời gian, số cổ phiếu này được bán lại với giá thấp hơn. Số tiền mà đối tượng rửa tiền nhận được thông qua hệ thống tài chính nên được xem là thu nhập hợp pháp.

R

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 39 - Thông qua các giao dch xuyên quc gia: Lợi dụng các yếu tố địa lí và sự khác nhau về mặt pháp luật giữa các nước, đối tượng rửa tiền sẽ vận chuyển tiền qua biên giới, tạo khoảng cách về địa lí giữa nơi phạm tội và nơi rửa tiền. Từ đó, đối tượng rửa tiền tìm cách đưa số tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, ngân hàng để rồi có thể rút ra ở một nước thứ ba. Ở một số quốc gia, hoạt động rửa tiền chưa được quy định là tội phạm hình sự nên những hành vi phạm tội của đối tượng rửa tiền ở đó càng thuận lợi.

- Thông qua lao động bt hp pháp: ở một số quốc gia, các chủ đồn điền, nông trại thường thuê mướn lao động bất hợp pháp để trốn thuế. Lợi dụng tình trạng này, đối tượng rửa tiền thường cho họ vay tiền mặt để trả công lao động, sau đó, họ phải trả lại bằng séc cho đối tượng rửa tiền...

2. Lut phòng, chng ra tin 2012

Ở Việt Nam, từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng với xu thế hội nhập về kinh tế thì các loại tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng, với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Các hoạt động, sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu, tham nhũng đã mang lại cho các đối tượng phạm tội một lượng tiền bất chính khổng lồ, chính vì vậy, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các hoạt động tẩy rửa tiền của các đối tượng phạm tội như mua bán bất động sản, gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài, mở các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn... và nguyên nhân chính là những kẻ hở trong pháp luật của chúng ta về thị trường bất động sản, về kiểm soát thu nhập cá nhân, về cơ chế quản lý các giao dịch thông qua tiền mặt...

Chính vì vậy, để phòng chống loại tội phạm mới và tinh vi này, ngày 07/6/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền (có hiệu lực từ ngày 01/8/2005). Nghị định này là văn bản pháp lý đầu tiên đưa ra khái niệm rửa tiền và các biện pháp phòng, chống rửa tiền và là cơ sở để Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Qua gần 7 năm thực hiện, Nghị định và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản về phòng, chống rửa tiền;

bước đầu đáp ứng được yêu cầu quản lý về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện Nghị định và các văn bản hướng dẫn, bên cạnh kết quả nêu trên, một số tồn tại, vướng mắc đã phát sinh ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động phòng, chống rửa tiền như: các quy định trong Nghị định vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền; đối tượng có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền chưa được mở rộng đến các công ty tín thác, công chứng, kế toán viên…;

chưa có những quy định về vấn đề ngân hàng vỏ bọc, tài khoản nặc danh, cá nhân có ảnh hưởng chính trị…

Và để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên của Nghị định 74/2005/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2012 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật phòng, chống rửa tiền 2012 với nhiều nội dung bổ sung và nội dung mới, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền tại Việt Nam, cụ thể là:

* Th nht: Luật phòng, chống rửa tiền đã khắc phục bất cập trước đây về khái niệm rửa tiền trong Nghị định 74/2005/NĐ-CP là chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở các quy định của các Công ước quốc tế có liên quan, Luật phòng, chống rửa tiền đã định nghĩa rõ “rửa tiền” được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự; hành vi trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 40 nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; hành vi chiếm hữu tài sản mà tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Các quy định của Luật cũng áp dụng đối với việc phòng chống hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố. Việc định nghĩa rõ thế nào là hành vi “rửa tiền” sẽ giúp các các cơ quan tố tụng thuận lợi hơn trong việc xác định, điều tra, truy tố và xét xử các hành vi rửa tiền.

* Th hai: So với các quy định tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP, Luật phòng chống rửa tiền đã bổ sung thêm một số đối tượng áp dụng là “tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan”. Cụ thể đó là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: kinh doanh trò chơi có thưởng, casino; kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; kinh doanh kim loại quý và đá quý; cung ứng dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp;

dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký doanh nghiệp cho bên thứ ba. Với quy định này của Luật thì đã góp phần “phủ sóng” có thể nói là gần như tất cả các lĩnh vực mà đối tượng rửa tiền có thể lợi dụng để tiến hành hoạt động rửa tiền, từ đó góp phần hạn chế những

“kẽ hở” mà đối tượng rửa tiền có thể lợi dụng để tiến hành các hoạt động rửa tiền.

* Th ba: Kế thừa quy định tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP, Luật Phòng, chống rửa tiền đã quy định cụ thể về các trường hợp phải thực hiện nhận biết khách hàng, nội dung thông tin nhận biết khách hàng, các biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng, lưu giữ, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng, các biện pháp nhận biết khách hàng tăng cường… Bên cạnh đó, Luật phòng, chống rửa tiền 2012 cũng quy định cụ thể về trách nhiệm báo cáo của tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan (đối tượng báo cáo) khi thực hiện các loại giao dịch như:

- Giao dịch có giá trị lớn: Luật phòng, chống rửa tiền 2012 quy định đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn. Mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Hiện tại, theo quy định tại Quyết định số 20/2013/QĐ-TTG ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì mức giá trị của giao dịch có giá trị phải báo cáo là 300 triệu đồng.

- Giao dịch chuyển tiền điện tử: Luật quy định đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ: Luật cũng quy định chi tiết các dấu hiệu đáng ngờ theo nhóm dấu hiệu đáng ngờ cơ bản, dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, trò chơi có thưởng, casino, bất động sản. Khi khách hàng thực hiện giao dịch mà đối tượng báo cáo có nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc phạm tội mà có hoặc có liên quan đến rửa tiền, thì đối tượng báo cáo phải có trách nhiệm báo cáo về giao dịch này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Những quy định này trên thực tế sẽ giúp các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính và các cơ quan chức năng nhận diện, đưa vào “tầm ngắm”

các dấu hiệu của hoạt động rửa tiền, từ đó phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi rửa tiền.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 41

* Th tư: Để bảo đảm hiệu quả trong hoạt động phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống rửa tiền 2012 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền với những nội dung chính như: chính sách chấp nhận khách hàng; quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng;

giao dịch phải báo cáo; quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ;

cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ; lưu giữ và bảo mật thông tin; áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Những quy định này đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính trong hoạt động phòng, chống hành vi rửa tiền.

Tóm lại, có thể nói rằng, việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền 2012 là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh chống lại tội phạm rửa tiền trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, để Luật phòng, chống rửa tiền 2012 sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, thì bên cạnh việc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, triển khai thực hiện Luật thì điều quan trọng là các cơ quan quản lý Nhà nước phải xây dựng được một cơ chế quản lý tiền mặt hiệu quả. Có như vậy mới đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm rửa tiền, góp phần minh bạch hóa nền tài chính đất nước trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Nguyễn Tuấn Anh; Đấu tranh phòng, chng ra tin trong giai đon hin nay, Tạp chí Thanh tra, số 8, 2010;

[2] Lut phòng, chng ra tin 2012.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 42

Một phần của tài liệu BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)